Đông Kinh
Đông Kinh (東京) có nghĩa là "kinh đô tại phía Đông" và thường được dùng để gọi kinh thành Thăng Long thời nhà Hậu Lê. Trong giai đoạn này, tên gọi Đông Kinh để phân biệt với Tây Kinh (Lam Kinh) ở Thanh Hóa.
Địa danh
sửaViệt Nam
sửa- Đông Kinh là tên từ năm 1430 tới năm 1831 của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam hiện nay. "Đông Kinh" được người phương Tây phiên âm là Tonkin, dùng để chỉ cả Đàng Ngoài lúc đó.
- Vịnh Bắc Bộ, có tên quốc tế là Gulf of Tonkin
- Phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
- Xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, Thái Bình.
- Tên cũ của xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Trung Hoa
sửa- Khai Phong (Trung Quốc): Thời kỳ Bắc Tống là Đông Kinh. Năm 1153 nhà Kim đổi thành Nam Kinh.
- Phủ Hưng Khánh (Trung Quốc) là Đông Kinh của nhà Tây Hạ. Nay là Ngân Xuyên, Ninh Hạ.
- Đông Kinh (Hậu Kim): Đông Kinh của Hậu Kim (thời kỳ Nỗ Nhĩ Cáp Xích).
- Liêu Dương (Trung Quốc): Đông Kinh của nhà Liêu, đầu thời nhà Kim gọi là Nam Kinh, năm 1153 lại đổi thành Đông Kinh.
- Đông Kinh (Bột Hải): Đông Kinh của Vương quốc Bột Hải.
Triều Tiên
sửa- Khánh Châu (Cao Ly): Là Đông Kinh của Cao Ly.
Nhật Bản
sửaTổ chức
sửa- Đông Kinh Nghĩa Thục (chữ Hán: 東京義塾) là một trường học phục vụ cho phong trào cùng tên để thực hiện cải cách xã hội Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.