Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Hoàng đế Áo, đôi khi còn gọi là Áo hoàng[1] (tiếng Đức: Kaiser von Österreich) là ngôi Hoàng đế cha truyền con nối và là tước vị được Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II, một thành viên của Nhà Habsburg-Lothringen tự xưng vào năm 1804, và tiếp tục được ông và những người kế tục ông nắm giữ cho đến khi vị Hoàng đế cuối cùng vào năm 1918. Các Hoàng đế kiêm nhiệm danh hiệu Đại vương công Áo. Vợ của các Hoàng đế xưng làm Hoàng hậu, trong khi các thành viên trong gia đình lấy tước hiệu Đại vương công hoặc là Đại Công nương.

Hoàng đế của Áo
Chi tiết
Tước hiệuHoàng đế Bệ hạ
Quân chủ đầu tiênFranz I
Quân chủ cuối cùngKarl I
Thành lập11 tháng 8 năm 1804
Bãi bỏ11 tháng 11 năm 1918
Dinh thựCác cung điện tại Viên:
Dinh Hofburg,
Dinh Schönbrunn
Vương miện Hoàng đế Áo từ năm 1804 tới 1918.

Tuy đế hiệu của các Hoàng đế Áo là Kaiser, nhiều tài liệu tiếng Anh gọi họ là Emperor trong khi để nguyên tước hiệu của các Hoàng đế ĐứcKaiser,[2][3] để tránh nhầm lẫn giữa các vị quân chủ Áo và Đức.[4]

Tiền vị

sửa

Các thành viên của Vương triều nhà Habsburg tại Áo đã được bầu làm Hoàng đế La Mã Thần thánh qua nhiều thế kỷ và chủ yếu là ngự trị tại Viên. Đó là lý do vì sao thuật ngữ "Hoàng đế Áo" có thể xuất hiện trong các tư liệu viết về thời kỳ trước năm 1804, lúc không có Đế quốc Áo nào tồn tại. Trong các trường hợp đó từ "Áo" luôn mang nghĩa là Triều đại, chứ không phải là quốc gia. Một trường hợp đặc biệt là Đại Công nương Maria Theresia của Áo; bà là Hoàng hậu của Hoàng đế La Mã Thần thánh Franz II, nhưng thực ra bà cũng là vị quân chủ của Các Lãnh địa Thế tục Áo bao gồm Böhmen và Hungary.

Hoàng đế

sửa

Khi đối mặt với sự xâm lược của Napoleon I, người đã tuyên bố là "Hoàng đế Pháp" (tiếng Pháp: Empereur des Français), bởi Hiến pháp Pháp ngày 18 tháng 5 năm 1804, Francis II lo sợ cho tương lai của Đế quốc La Mã Thần thánh và duy trì tình trạng Hoàng gia của mình trong trường hợp Đế quốc La Mã Thánh bị giải thể. Do đó, vào ngày 11 tháng 8 năm 1804, ông đã tạo ra tước hiệu mới của "Hoàng đế Áo" cho chính mình và những người kế vị của ông là người đứng đầu Nhà Habsburg-Lorraine.[5] Trong hai năm, Francis mang hai danh hiệu hoàng gia: Hoàng đế La Mã Thần thánh Francis II và "bằng ân điển Thiên chúa" (Von Gottes Gnaden) Hoàng đế Francis I của Áo.

Vào năm 1805, một đội quân do Áo dẫn đầu đã bị thất bại nhục nhã trong Trận Austerlitz và Napoléon chiến thắng đã giải tán Reich (lúc này chỉ là một liên minh lỏng lẻo) bằng cách thúc đẩy hoặc gây áp lực cho một số vuơng hầu Đức vào Liên bang Rhein vào tháng 7. Điều này khiến Francis II/I ngày 6 tháng 8 năm 1806 tuyên bố giải thể Reich và hạ Đế miện được tạo trong thế kỷ thứ X (ngày nay được trưng bày tại Bảo tàng Cung điện Hofburg ở Vienna).[6]

Từ năm 1806 trở đi, Francis chỉ là Hoàng đế Áo.Ông có ba người kế nhiệm Ferdinand I, Francis Joseph ICharles I trước khi Đế chế tan rã vào năm 1918. Một buổi lễ đăng quang không bao giờ được lập; người thừa kế ngai vàng trở thành hoàng đế vào thời điểm vua tiền nhiệm qua đời hoặc thoái vị. Biểu tượng của Hoàng đế Áo là vương miện riêng của triều đại có niên đại từ Rudolf II (r. 1576–1612), (được gọi Rudolfinische Hauskrone), là sự kế thừa phẩm giá và huyền thoại của Habsburgs.

Tước hiệu Hoàng đế

sửa

Các hoàng đế Áo đã có danh sách dài tước hiệu và tuyên bố phản ánh sự mở rộng địa lý và sự đa dạng của các vùng đất được cai trị bởi Habsburgs Áo. Danh hiệu tước hiệu lớn của Hoàng đế Áo được thay đổi nhiều lần: tạo lập ngày 1/8/1804, được triều đình tuyên bố ngày 22/8/1836, bởi triều đình Đế chế tuyên bố ngày 6/1/1867 và kết thúc bởi lá thư ngày 12/12/1867. Các phiên bản ngắn hơn được ghi trong các tài liệu chính thức và điều ước quốc tế: "Hoàng đế Áo, Vua Bohemia... và Vua Tông đồ Hungary", "Hoàng đế Áo và Vua Tông đồ Hungary", "Hoàng đế và Vua bệ hạ" và "Hoàng đế và Hoàng gia bệ hạ Tông đồ bệ hạ".

Danh sách đầy đủ (sau khi mất Lombardy năm 1859 và Venetia năm 1866):

Hoàng đế của Áo,
Vua Tông đồ của Hungary,
Vua của Bohemia, của Dalmatia, của Croatia, của Slavonia, của Galicia, của Lodomeria, của Illyria,
Vua của Jerusalem,
Đại vương công của Áo,
Đại công tước của TuscanyCracow,
Công tước của Lorraine, của Salzburg, của Styria, của Carinthia,của Carniola của Bukovina,
Đại thân vương của Transylvania,
Bá tước của Moravia,
Công tước của Thượng và Hạ Silesia, của Modena, Parma, PiacenzaGuastalla, của AuschwitzZator, của Teschen, Friuli, RagusaZara,
Hoàng bá của HabsburgTyrol, của Kyburg, Gorizia và Gradisca,
Hoàng thân của TrentBrixen,
Bá tước ThượngHạ LusatiaIstria,
Bá tước của Hohenems, Feldkirch, Bregenz, Sonnenberg,
Lãnh chúa của Trieste, của Cattaro và của Windic March,
Đại Voivode của Voivodship Serbia,
Huân chương Lông cừu vàng Tối cao.

Hoàng đế Áo (1804–1918)

sửa
TênTuổi thọBắt đầu trị vìKết thúc trị vìGhi chúDòng dõiHình
Franz I(1768-02-12)12 tháng 2 năm 1768 – 2 tháng 3 năm 1835(1835-03-02) (67 tuổi)11/8/18042/3/1835Hoàng đế La Mã Thần thánh cuối cùng; Con của Leopold IIHabsburg-Lorraine 
Ferdinand I(1793-04-19)19 tháng 4 năm 1793 – 29 tháng 6 năm 1875(1875-06-29) (82 tuổi)2/3/18352/12/1848
(thoái vị)
Con của Franz IHabsburg-Lorraine 
Franz Joseph I(1830-08-18)18 tháng 8 năm 1830 – 21 tháng 11 năm 1916(1916-11-21) (86 tuổi)2/12/184821/11/1916Cháu của Ferdinand I; cháu nội của Franz IHabsburg-Lorraine 
Karl I
  • ban phước
(1887-08-17)17 tháng 8 năm 1887 – 1 tháng 4 năm 1922(1922-04-01) (34 tuổi)21/11/191611/11/1918
(từ chức)
Cháu của Franz Joseph I; chít của Franz IHabsburg-Lorraine 

Kế vị

sửa
Hoàng đế Kế vị Mối quan hệ với hoàng đế và trạng thái Trở thành kế vị Ngừng kế vị Kế vị thứ 2
Franz I Thái tử Ferdinand Con trai
hoàng thái tử
11/8/1804;
thành lập đế chế
2/3/1835;
kế vị
Đại vương công Joseph Franz
1804–1807, em trai
Đại vương công Franz Karl
1807–1835, em trai
Ferdinand I Đại vương công Franz Karl em trai
Thân vương kế vị
2/3/1835;
em trai kế vị
2/12/1848;
từ bỏ quyền kế vị
Đại vương công Franz Joseph
1835–1848, con trai
Franz Joseph I Đại vương công Ferdinand Maximilian em trai
Thân vương kế vị
2/12/1848;
em trai kế vị
21/8/1858;
Hoàng đế sinh con trai
Đại vương công Karl Ludwig
1848–1858, em trai
Hoàng Thái tử Rudolf Con trai
hoàng thái tử
21/8/1858;
ra đời
30/1/1889;
mất
Đại vương công Ferdinand Maximilian
1858–1864, chú
Đại vương công Karl Ludwig
1864–1889, chú
Đại vương công Karl Ludwig em trai
Thân vương kế vị
30/1/1889;
cháu mất
19/5/1896;
mất
Đại vương công Franz Ferdinand
1889–1896, con trai
Đại vương công Franz Ferdinand Cháu trai
Thân vương kế vị
19/5/1896;
cha mất
28/6/1914;
ám sát
Đại vương công Otto
1896–1906, em trai
Đại vương công Karl
1906–1914, cháu trai
Đại vương công Karl cháu trai
Thân vương kế vị
28/6/1914;
chú mất
21/11/1916;
kế vị
Đại vương công Otto
1914–1916, con trai
Karl I Hoàng thái tử Otto con trai
Hoàng thái tử
21/11/1916;
cha kế vị
12/11/1918;
Đế chế trở thành cộng hòa
Đại vương công Robert
1916–1918, em trai

Trưởng tộc Habsburg-Lothringen (từ 1918)

sửa

Charles I không còn là vua của Áo, trong khi Luật Habsburg của nước Cộng hòa Áo năm 1919 gọi ông là "cựu hoàng" (der ehemalige Träger der Krone). Con trai ông, Otto von Habsburg, đã sử dụng tước hiệu Đại vương công Áo bên ngoài Áo, tuyên bố mình là một công dân trung thành với Cộng hòa Áo để được phép vào Áo; từ năm 1961 trở đi ông không truyền tước hiệu cho thân vương kế vị nữa. Con trai của Otto, Karl von Habsburg, kế vị Đại vương công Áo.

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ CHƯƠNG 6: THẮNG LỢI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG NHỮNG NĂM 50-60 CỦA THẾ KỶ XIX
  2. ^ Thomas R. Van Dervort, International Law and Organization: An Introduction, trang 22
  3. ^ Paul G. Halpern, The Battle of the Otranto Straits: Controlling the Gateway to the Adriatic in World War I, trang 104
  4. ^ John Van der Kiste, Kaiser Wilhelm II: Germany's Last Emperor, trang X
  5. ^ Allerhöchste Pragmatikal-Verordnung vom 11. August 1804. In: Otto Posse: Die Siegel der Deutschen Kaiser und Könige. (The Seals of German Emperors and Kings), tom. 5, attachment 2, p. 249
  6. ^ Erklärung des Kaisers Franz II. über die Niederlegung der deutschen Kaiserkrone, in: Quellensammlung zur Geschichte der Deutschen Reichsverfassung in Mittelalter und Neuzeit (Collection of Sources to the History of the Constitution of the German Reich), edited by Karl Zeumer, p. 538–539 (full text on Wikisource)