Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Ian James Thorpe (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1982) là một cựu vận động viên bơi lội người Úc[1]. Sở trường của Thorpe là bơi tự do, nhưng anh cũng thường thi đấu nội dung bơi ngửa và bơi hỗn hợp. Thorpe đã giành được 5 huy chương vàng Thế vận hội mùa hè, thành tích giúp anh, cùng với Emma McKeon, giữ kỷ lục vận động viên người Úc giành nhiều huy chương vàng Thế vận hội mùa hè nhất. Ở thế vận hội mùa hè 2000 được tổ chức ở quê nhà Sydney, Thorpe chính là vận động viên thành công nhất với 3 huy chương vàng và 2 huy chương bạc.

Ian Thorpe
AM
Young man with short blonde-brown hair wearing a dark open necked shirt and zip-up jacket, not cleanly shaven, smiling broadly. The background is labelled with the word 'Brasserie'.
Thorpe at Doha GOALS Forum 2012
Thông tin cá nhân
Họ và tênIan James Thorpe
Biệt danh"Thorpedo", "Thorpey"
National team Úc
Sinh13 tháng 10, 1982 (42 tuổi)
Sydney, New South Wales, Australia
Cao1,96 m (6 ft 5 in)[chuyển đổi: số không hợp lệ]
Nặng104 kg (229 lb)
Thể thao
Môn thể thaoBơi
Kiểu bơiFreestyle
Câu lạc bộSLC Aquadot
Huấn luyện viênDoug Frost (1995–2002)
Tracey Menzies (2002–2006)
Thành tích huy chương
Men's swimming
Đại diện cho Australia
Sự kiện 1 2 3
Olympic Games 5 3 1
World Championships (LC) 11 1 1
World Championships (SC) 2 1 0
Pan Pacific Championships 9 3 0
Commonwealth Games 10 1 0
Total 37 9 2
Olympic Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney 4×100 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2000 Sydney 4×200 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2004 Athens 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2004 Athens 400 m freestyle
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2000 Sydney 200 m freestyle
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2000 Sydney 4×100 m medley
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2004 Athens 4×200 m free
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2004 Athens 100 m freestyle
World Championships (LC)
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Perth 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Perth 4×200 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka 800 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka 4×100 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka 4×200 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2001 Fukuoka 4×100 m medley
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Barcelona 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Barcelona 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2003 Barcelona 4×200 m free
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2003 Barcelona 200 m medley
Huy chương đồng – vị trí thứ ba 2003 Barcelona 100 m freestyle
World Championships (SC)
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Hong Kong 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Hong Kong 4×100 m free
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1999 Hong Kong 400 m free
Pan Pacific Championships
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Sydney 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Sydney 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Sydney 4×100 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1999 Sydney 4×200 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Yokohama 100 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Yokohama 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Yokohama 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Yokohama 4×100 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Yokohama 4×200 m free
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1997 Fukuoka 400 m freestyle
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 1997 Fukuoka 4×200 m free
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2002 Yokohama 4×100 m medley
Commonwealth Games
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Kla Lumpur 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Kla Lumpur 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Kla Lumpur 4×100 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 1998 Kla Lumpur 4×200 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Manchester 100 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Manchester 200 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Manchester 400 m freestyle
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Manchester 4×100 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Manchester 4×200 m free
Huy chương vàng – vị trí thứ nhất 2002 Manchester 4×100 m medley
Huy chương bạc – vị trí thứ hai 2002 Manchester 100 m backstroke

Ở tuổi 14, Thorpe là vận động viên nam trẻ nhất từng thi đấu cho đội bơi Úc,[2] và chiến thắng của anh ở nội dung bơi 400m tự do ở giải Vô địch thế giới Perth 1998, giúp anh nắm giữ kỷ lục vận động viên nam trẻ nhất từng giành chức vô địch thế giới.[3] Sau chiến thắng đó, Thorpe đã thống trị nội dung bơi 400m tự do ở các giải đấu lớn cho đến sau thế vận hội mùa hè 2004 Olympics ở Athens.[4] Ở giải 2001 World Aquatics Championships, anh ấy trở thành người đầu tiên giành được 6 huy chương vàng ở một giải đấu vô địch thế giới.[5]

Bên cạnh việc thiết lập 13 kỷ lục thế giới ở các nội dung cá nhân, thì Thorpe cũng rất thành công ở nội dung tiếp sức. Anh là thành viên của đội bơi tiếp sức Úc giành 2 huy chương vàng thế vận hội 2000 ở các nội dung 4x100m tự do và 4x200m tự do.

Ở thế vận hội 2004, Thorpe đã giành 2 huy chương vàng cá nhân ở các nội dung 200m tự do, 400m tự do và 1 huy chương đồng ở nội dung 100m tự do. Thành tích giúp anh là vận động viên nam duy nhất giành huy chương ở 3 nội dung 100m, 200m, 400m ở cùng một nội dung trong một kỳ thế vận hội.

Ở giải vô địch thế giới, Thorpe giành tổng cộng 11 huy chương vàng, xếp thứ 5 trong danh sách các vận động viên nam giành nhiều huy chương vàng nhất.

Sở hữu tốc độ bơi phi thương nên Thorpe được đặt biệt danh là Thorpedo (tạm dịch là Thorpe Ngư lôi), là cách chơi chữ của từ Thorpe và Torpedo. Thorpe từng 4 lần đoạt giải thưởng vận động viên bơi lội xuất sắc nhất thế giới và là vận động viên nam đầu tiên đạt tới con số này[6][7]. Ngoài ra anh cũng đã đoạt giải thưởng Công dân trẻ Australia 2000[8].

Tháng 11 năm 2006, Thorpe tuyên bố giải nghệ lần 1[9]. Đến năm 2011, anh có quãng thời gian ngắn trở lại thi đấu, rồi quyết định giải nghệ lần 2 vào năm 2012.

Sự nghiệp

sửa

Thời trẻ

Thorpe sinh ra ở Sydney trong một gia đình có truyền thống chơi thể thao.[10] Cha của Thorpe, ông Ken, thời trẻ từng là một vận động viên cricket triển vọng, từng thi đấu cho đội Bankstown District Cricket Club ở các giải cricket khu vực Sydney.[10][11][12] Tuy nhiên do áp lực từ gia đình mà ông Ken đã quyết định giải nghệ ở tuổi 26.[13] Mẹ củaThorpe, bà Margaret, từng chơi môn netball ở hạng A[11][14].

Mặc dù vậy Thorpe lại không chơi các môn thể thao (cricket và netball) của cha mẹ.[12] Cả anh và người chị gái Christina sớm tập làm quen với môn bơi lội[11][12][15] Ông bố Ken, rút kinh nghiệm từ sự nghiệp thể thao của mình, đã rất ủng hộ Thorpe.[14]

Thành tích nổi bật

sửa
  • 5 huy chương vàng Thế vận hội mùa hè
  • 11 huy chương vàng giải vô địch thế giới FINA World Aquatics Championships
  • 2 huy chương vàng giải vô địch thế giới FINA World Swimming Championships (25 m)
  • 9 huy chương vàng giải vô địch Pan Pacific
  • 10 huy chương vàng đại hội thể thao khối Thịnh vượng chung

Tham khảo

sửa
  1. ^ “I'll never swim again, says Ian Thorpe”. The Australian. 19 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ Hunter, p. 75.
  3. ^ Andrews, pp. 434–436, 487.
  4. ^ “Ian Thorpe – Career at a glance”. ABC News. 21 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  5. ^ Hunter, pp. 274–275.
  6. ^ Hunter, p. viii.
  7. ^ “Swimming World's – World Swimmers of the Year”. Swimming World. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
  8. ^ “Young Australian of the Year 2000”. National Australia Day Council. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2022.
  9. ^ “Thorpe announces retirement”. ABC News. 24 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2014.
  10. ^ a b Gleeson, Michael (22 tháng 11 năm 2006). “Did you know?”. The Sydney Morning Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  11. ^ a b c Cowley, Michael (22 tháng 11 năm 2006). “A career that sets the gold standard”. The Sydney Morning Herald. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2006.
  12. ^ a b c Swanton, p. 17.
  13. ^ Hunter, pp. 4–5.
  14. ^ a b Hunter, pp. 1–6.
  15. ^ Hunter, pp. 19, 102.

Liên kết ngoài

sửa