John Milton
John Milton (9 tháng 12 năm 1608 – 8 tháng 11 năm 1674) là một nhà thơ, soạn giả, nhà bình luận văn học người Anh, một công chức của Khối thịnh vượng chung Anh. Ông nổi tiếng với bài thơ "Thiên đường đã mất" (Paradise Lost), "Thiên đường trở lại" (Paradise Regained) và Areopagitica - bài luận lên án sự kiểm duyệt.
John Milton | |
---|---|
John Milton theo Dự án Gutenberg[1] | |
Sinh | Bread Street, Cheapside, Luân Đôn, Anh | 9 tháng 12 năm 1608
Mất | 8 tháng 11 năm 1674 Bunhill Row, Luân Đôn, Anh | (65 tuổi)
Nơi an nghỉ | St Giles-without-Cripplegate |
Trường lớp | Trường đại học Christ, Cambridge |
Nghề nghiệp |
|
Phối ngẫu |
|
Con cái | 5 |
Sự nghiệp viết lách | |
Ngôn ngữ |
|
Giai đoạn sáng tác | |
Chủ đề | Tự do tôn giáo và chính trị |
Trào lưu | |
Tác phẩm nổi bật | Thiên đường đã mất Areopagitica Lycidas |
Chức vụ | |
Thư ký Ngôn ngữ nước ngoài của Hội đồng nhà nước Anh | |
Nhiệm kỳ | Tháng 3 năm 1649 – Tháng 5 năm 1660 |
Chữ ký | |
Cuộc đời
sửaJohn Milton sinh ngày 9 tháng 12 năm 1608 tại London trong một gia đình khá giả. Milton có được sự giáo dục rất tốt – đầu tiên là của gia đình, sau đó là ở Đại học Cambridge. Năm 1625 Milton vào học Đại học Cambridge và tốt nghiệp năm 1632 với bằng thạc sĩ văn chương (Master of Arts degree). Tiếp đó là thời gian 6 năm sống ở trang trại Horton (gần London) với quá trình tự học và hoàn thiện kiến thức về mọi mặt. Các năm 1637 – 1638 Milton đi du lịch Pháp, Ý, gặp gỡ, làm quen với Galileo Galilei, Hugo Grotius và những người nổi tiếng khác thời bấy giờ.
Năm 1639 Milton trở về London. Thời kỳ từ 1639 – 1660 ông viết nhiều tác phẩm về chính trị, triết học và tôn giáo: Về cải cách ở Anh (Of Reformation in England), Suy nghĩ về sự lãnh đạo của nhà thờ (The Reason of Church Government, 1641-1642), Về chế độ giám mục quản lý nhà thờ (Of Prelatical Episcopacy), Về giáo dục (Tractate of Education,1644). Năm 1641 ông cưới vợ và người vợ này đã bỏ ông ra đi chưa đầy một năm sau đó. Thất bại trong hôn nhân đã giúp ông viết tác phẩm Về sự ly hôn (The Doctrine and Discipline of Divorce, 1643)... Ngoài các tác phẩm chính trị triết học và tôn giáo, thời kỳ này ông viết các tác phẩm thơ kịch như: L'Allegro (1631), Il Penseroso (1631), Comus (1634), Lycidas (1638)...
Thời kỳ những năm 1660 – 1674 là những năm tháng tuổi già của Milton. Ông bị mù từ năm 1652 nên sự nghiệp chính trị cũng như tiền bạc đều gặp khó khăn. Thời kỳ này ông sống với người vợ thứ hai và hai cô con gái (người vợ đầu chỉ quay lại với ông một thời gian rồi chết sớm). Đối với Milton – đây là thời kỳ ông vô cùng cô đơn nhưng đồng thời cũng là thời kỳ mà tài năng văn học của ông phát triển rực rỡ nhất. Những tác phẩm lưu danh ông muôn thuở được viết ra ở thời kỳ này: Thiên đường đã mất (Paradise Lost), Thiên đường trở lại (Paradise Regained), Samson đấu sĩ (Samson Agonistes).
John Milton mất ngày 8 tháng 11 năm 1674 tại London. Là cây đại thụ của văn học Anh và thế giới nhưng tác phẩm của John Milton hầu như chưa hề được dịch ra tiếng Việt. Chỉ gần đây, tác phẩm Thiên đường đã mất mới được Hồ Thượng Tuy chuyển ra tiếng Việt (chưa in thành sách).
Thiên đường đã mất in năm 1667, Thiên đường trở lại và Samson đấu sĩ in năm 1670, 1671.
Thiên đường đã mất là thiên sử thi tôn giáo về sự phẫn nộ của những thiên sứ bị đày và về sự sa ngã của con người. Không như những thiên anh hùng ca của Homer, các thiên sử thi thời trung cổ hay Thần khúc của Dante, Thiên đường đã mất không có sự sáng tạo tự do về ý tưởng của tác giả. Milton dựa theo cốt truyện của Kinh Thánh, ngoài ra các nhân vật trong tác phẩm, phần lớn, là những nhân vật thần thánh, không cho phép mô tả một cách hiện thực. Mặt khác, thiên thần và quỷ Satan, Adam và Eve cũng như các nhân vật khác của tác phẩm này đã có hình ảnh bất di bất dịch trong sự hình dung của đại chúng cùng như trong sự giáo dục theo Kinh Thánh – Milton lại là nhà thơ tuân thủ theo những luật lệ của Thanh giáo khắt khe. Những đặc điểm này thể hiện ở sự có ít những hình tượng, còn những nhân vật từ Kinh Thánh chỉ có vẻ như mô phỏng lại.
Ý nghĩa vĩ đại của Thiên đường đã mất là ở bức tranh tâm lý của cuộc đấu tranh giữa trời và địa ngục. Dục vọng chính trị sục sôi trong con người Milton đã giúp cho ông tạo nên một hình ảnh quỷ Satan mà sự khát khao tự do của nó đã dẫn đến cái ác. Phần đầu của Thiên đường đã mất, nơi mà kẻ thù của Đấng sáng tạo tự hào về sự sa ngã của mình và xây dựng lên tòa lâu đài Pandemonium rồi đe dọa bầu trời – đấy là nguồn cảm hứng bất tận cho Lord Byron cũng như tất cả các nhà thơ lãng mạn khác về ma quỷ và lòng tin. Vẻ hùng tráng của Thanh giáo được thể hiện trong hình ảnh những linh hồn khao khát tự do, nguồn cảm xúc về một "thiên đường đã mất", bức tranh vẽ thiên đường bằng thơ, tình yêu của những con người đầu tiên và việc họ bị đuổi khỏi thiên đàng cùng với chất nhạc trong thơ đã mang lại sự bất tử cho Thiên đường đã mất. Bạn đọc có thể xem nội dung tóm tắt của Thiên đường đã mất và phần trích dẫn ở mục từ Thiên đường đã mất.
Thiên đường trở lại và Samson đấu sĩ
sửaCó nhiều người coi Thiên đường trở lại là phần kế tiếp của Thiên đường đã mất. Thực ra đây là một tác phẩm độc lập không hề có mối liên hệ gì với Thiên đường đã mất. Nếu Thiên đường đã mất là một thiên sử thi có độ lớn về không gian thì, ngược lại, Thiên đàng trở lại là một tác phẩm cô đặc trong một không gian hẹp hơn nhiều. Thiên đường trở lại mô tả câu chuyện những linh hồn ác cám dỗ Jesus Christ nhưng sự mô tả không thành công bằng Thiên đường đã mất.
Samson đấu sĩ cũng giống như như Comus, là một thử nghiệm nữa của Milton trong thể loại kịch thơ, mặc dù đây là tác phẩm để đọc hơn là tác phẩm để dàn dựng trên sân khấu. Dù sao, Samson đấu sĩ là tác phẩm xứng đáng khép lại con đường văn học đầy vinh quang của John Milton.
Tác phẩm thơ và kịch
sửa- L'Allegro (1631)
- Il Penseroso (1631)
- Comus (a masque)(1634)
- Lycidas (1638)
- Poems of Mr John Milton, Both English and Latin (1645)
- Paradise Lost (1667)
- Paradise Regained (1671)
- Samson Agonistes (1671)
- Poems, &c, Upon Several Occasions (1673)
Tác phẩm chính trị, triết học và tôn giáo
sửa- Of Reformation (1641)
- Of Prelatical Episcopacy (1641)
- Animadversions (1641)
- The Reason of Church-Government Urged against Prelaty (1642)
- Apology for Smectymnuus (1642)
- Doctrine and Discipline of Divorce (1643)
- Judgement of Martin Bucer Concerning Divorce (1644)
- Of Education (1644)
- Areopagitica (1644)
- Tetrachordon (1645)
- Colasterion (1645)
- The Tenure of Kings and Magistrates (1649)
- Eikonoklastes (1649)
- Defensio pro Populo Anglicano [First Defense] (1651)
- Defensio Secunda [Second Defense] (1654)
- A treatise of Civil Power (1659)
- The Likeliest Means to Remove Hirelings from the Church (1659)
- The Ready and Easy Way to Establish a Free Commonwealth (1660)
- Brief Notes Upon a Late Sermon (1660)
- Accedence Commenced Grammar (1669)
- History of Britain (1670)
- Artis logicae plenior institutio [Art of Logic] (1672)
- Of True Religion (1673)
- Epistolae Familiaries (1674)
- Prolusiones (1674)
- A brief History of Moscovia, and other less known Countries lying Eastward of Russia as far as Cathay, gathered from the writings of several Eye-witnesses (1682) [1] Lưu trữ 2007-05-01 tại Wayback Machine
- De Doctrina Christiana (1823)
Trích Thiên đường đã mất
sửa
|
disobedience, and the loss thereupon of Paradise, wherein he was placed: then touches the prime ca use of his fall - the Serpent, or rather Satan in the Serpent; who, revolting from God, and drawing to his side many legions of Angels, was, by the command of God, driven out of Heaven, with all his crew, into the great Deep. Which action passed over, the Poem hastes into the midst of things; presenting Satan, with his Angels, now fallen into Hell - described here not in the Centre (for heaven and earth may be supposed as yet not made, certainly not yet accursed), but in a place of utter darkness, fitliest called Chaos. Here Satan, with his Angels lying on the burning lake, thunderstruck and astonished after a certain space recovers, as from confusion; calls up him who, next in order and dignity, lay by him: they confer of their miserable fall. Satan awakens all his legions, who lay till then in the same manner confounded. They rise: their numbers; array of battle; their chief leaders named, according to the idols known afterwards in Canaan and the countries adjoining. To these Satan directs his speech; comforts them with hope yet of regaining Heaven; but tells them, lastly, of a new world and new kind of creature to be created, according to an ancient prophecy, or report, in Heaven - for that Angels were long before this visible creation was the opinion of many ancient Fathers. To find out the truth of this prophecy, and what to determine thereon, he refers to a full council. What his associates thence attempt. Pandemonium, the palace of Satan, rises, suddenly built out of the Deep: the infernal Peers there sit in council.
|
Chú thích
sửa- Con người vĩ đại – tức là Giê-su Christ. Đề tài "Thiên đường trở lại" thông qua một cuộc sống ngoan đạo được Milton thể hiện ở tác phẩm sau.
- Nàng thơ hãy hát lên – đây là lối xưng hô truyền thống trong các thiên sử thi thời Phục hưng, dựa theo những hình tượng thời cổ đại.
- Người chăn chiên – tức Mô-sê, ông là tác giả của 5 cuốn trong Kinh Cựu Ước.
- Sinai và Oreb – những miền đất thánh trong Kinh Thánh. Oreb là nơi Mô-sê chăn chiên, còn Sinai là nơi ông nhận được bộ luật.
- - Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. 2 Thiên sứ của Đức Chúa hiện ra với ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cây cháy bừng, nhưng bụi cây không bị thiêu rụi (Cựu Ước_Xuất hành. III)
- - Tháng thứ ba kể từ khi ra khỏi đất Ai-cập, chính ngày đó con cái Ít-ra-en tới sa mạc Xi-nai. 2 Họ đã nhổ trại rời Rơ-phi-đim tới sa mạc Xi-nai, và dựng trại trong sa mạc. Ít-ra-en đóng trại ở đó, đối diện với núi (Cựu Ước_Xuất hành. XIX).
- Đồi Sion và suối Siloa ở Jerusalem những nơi này gắn với tên tuổi của vua David – tác giả của các bản Thánh ca trong Cựu Ước.
- Bay trên miền Aonia – nghĩa là trên núi Helicon ở miền Aonia. Theo truyền thuyết Hy Lạp thì trên núi Helicon có những dòng suối thiêng của thơ ca, nơi cư ngụ của các Nàng Thơ. Đây cũng là nơi có dòng suối mà Narcissus đã say sưa tự ngắm mình.
- Nguyên vẹn trong văn và cả trong thơ – là câu trích từ tác phẩm Orlando furioso, trường ca của Ludovico Ariosto có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn học châu Âu Thời Mới.
- Những con tim liêm khiết cho đền – là câu xuất phát từ lời của thánh Phao-lô: "Anh em không biết sao: anh em là Đền thờ của Thiên Chúa, và Thần khí Thiên Chúa ngự trong anh em?" (Thư thứ nhất của thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rinh-tô III,16).
- Người giống như chim bồ câu muôn thuở... - Là hình tượng Chúa Trời trong Cựu Ước và Chúa Giê-su trong Tân Ước sau khi chịu phép rửa xong:
- - Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. (Cựu Ước_Sáng Thế Ký 1, 2.)
- - Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người. (Tân Ước _Ma-thi-ơ II, 16).
Liên kết ngoài
sửaWikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về John Milton. |
Wikisource có các tác phẩm của hoặc nói về: John Milton |
- Many 17th century digital facsimiles of Milton's works Lưu trữ 2011-07-13 tại Wayback Machine by John Geraghty
- "The masque in Milton's Arcades and Comus" by Gilbert McInnis
- Milton's cottage
- Các tác phẩm của John Milton tại Dự án Gutenberg
- Famous quotations Lưu trữ 2010-03-11 tại Wayback Machine
- Milton's Paradise: exhibit review: marking the poet's 400th 2008 ArtsEditor.com article
- Site dedicated to Milton
- Books on Milton's life and works Lưu trữ 2008-12-07 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về John Milton. |