Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Nam Á

khu vực miền nam của châu Á

Nam Á (còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ) là thuật ngữ dùng để chỉ khu vực miền nam của châu Á, gồm các quốc gia hạ Himalaya và lân cận. Về mặt địa hình, mảng Ấn Độ chi phối Nam Á, nằm về phía nam dãy HimalayaHindu Kush. Nam Á có Ấn Độ Dương bao quanh ở phía nam, còn trên đất liền thì giáp với Tây Á, Trung Á, Đông ÁĐông Nam Á.

Nam Á
Quốc gia[1]
Dân số1,749 tỉ (2013)[2]
Hạng dân số1 (thế giới)[3]
GDP (danh nghĩa)3,12 nghìn tỉ USD[4][5]
GDP (PPP)11,67 nghìn tỉ USD[4]
Ngôn ngữChủ yếu thuộc nhóm Ấn-Arya, ngoài ra còn có các nhóm khác như Dravida, Iran, Nam ÁHán-Tạng
Múi giờUTC+04:30, UTC+05:00, UTC+5:30, UTC+5:45, UTC+06:00
Thủ đô
Thành phố lớn nhất

Nam Á bao gồm các lãnh thổ hiện tại của Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, PakistanSri Lanka.[7] Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) là một tổ chức hợp tác kinh tế trong khu vực, cơ cấu này được thành lập vào năm 1985 và bao gồm toàn bộ tám quốc gia thuộc Nam Á.[8]

Nam Á có diện tích khoảng 4,5 triệu km², chiếm 11,71% diện tích châu Á và chiếm 3,5% diện tích bề mặt đất liền của Trái Đất.[7] Dân số Nam Á là khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, chiếm khoảng một phần tư dân số thế giới, và đây là khu vực địa lý đông dân nhất cũng như có mật độ dân số cao nhất trên thế giới.[3] Về tổng thể, Nam Á chiếm khoảng 39,49% dân số châu Á, hơn 24% dân số thế giới, và có nhiều dân tộc.[9][10][11]

Năm 2010, Nam Á đứng đầu thế giới về số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáoSikh giáo. Khu vực cũng là nơi có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất tại châu Á-Thái Bình Dương,[12][13] ngoài ra còn có hơn 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo và 25 triệu tín đồ Phật giáo tại Nam Á.[14]

Định nghĩa

sửa
 
Bản đồ Nam Á của Liên Hợp Quốc.[15] Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc không xác nhận định nghĩa nào hoặc ranh giới của khu vực.

Tổng diện tích của Nam Á và phạm vi địa lý của khu vực vẫn chưa rõ ràng vì định hướng chính sách đối ngoại của các quốc gia trong khu vực khá bất đồng.[16] Ngoài phần trung tâm của Nam Á, vốn từng là bộ phận của Đế quốc Anh, thì còn nhiều khác biệt về vấn đề các quốc gia khác thuộc Nam Á.[17][18][19][20]

Các định nghĩa hiện đại về Nam Á bao gồm các quốc gia Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives.[21][22][23][24][25][26] Myanmar được một số học giả xếp vào Nam Á, song những người khác lại đưa quốc gia này vào trong phạm vi của Đông Nam Á.[18][27] Một số người không tính đến Afghanistan,[18] những người khác đặt vấn đề về việc nên nhìn nhận Afghanistan là bộ phận của Nam Á hay Trung Đông.[28][29]

Lãnh thổ hiện nay của Ấn Độ, BangladeshPakistan thuộc về Đế quốc Anh trước năm 1947, và họ tạo thành phần trung tâm của Nam Á, bên cạnh Afghanistan[21][22][23][24][25][26] vốn là một lãnh thổ được Anh bảo hộ cho đến năm 1919, sau khi người Afghanistan thất bại trước người Anh trong Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai. Các quốc gia vùng núi là NepalBhutan, và các đảo quốc Sri LankaMaldives cũng thường được xếp vào Nam Á. Myanmar (trước gọi là Miến Điện) cũng thường được đưa vào Nam Á, và theo một số định nghĩa lệch lạc khác nhau thì Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc AnhKhu tự trị Tây Tạng cũng được xếp vào Nam Á.[16][30][31][32][33][34][35][36][37]

Khái niệm phổ biến về Nam Á phần lớn được kế thừa từ ranh giới hành chính của Ấn Độ thuộc Anh,[38] cùng một số ngoại lệ. Thuộc địa Aden, Somaliland thuộc AnhSingapore mặc dù có thời gian thuộc quyền quản lý của Ấn Độ thuộc Anh song không được đề xuất thuộc về Nam Á.[39] Về mặt cai quản, Miến Điện thuộc về Ấn Độ thuộc Anh trước năm 1937, song hiện được nhìn nhận là bộ phận của Đông Nam Á và là một thành viên của ASEAN. 562 thân vương quốc được chính quyền Ấn Độ thuộc Anh bảo hộ nhưng không cai quản trực tiếp, họ trở thành bộ phận của Nam Á khi gia nhập Ấn Độ hoặc Pakistan.[40][41][42] Về mặt địa chính trị, Nam Á hình thành toàn bộ lãnh thổ của Đại Ấn Độ,[27][43]

Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (SAARC) hoạt động từ năm 1985 với bảy thành viên là Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka, đến năm 2007 thì Afghanistan trở thành thành viên thứ tám.[44][45] Trung Quốc và Myanmar cũng đã nộp đơn xin quyền thành viên đầu đủ trong SAARC.[46][47]. The World Factbook dựa trên cơ sở địa chính trị, dân cư và kinh tế đã định nghĩa rằng Nam Á gồm có Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.[48] Hiệp định Thương mại Tự do Nam Á kết nạp Afghanistan vào năm 2011, và Ngân hàng Thế giới nhóm toàn bộ các quốc gia này vào Nam Á,[49][50] giống như Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).[51][52]

Sắp xếp phân vùng của Cơ quan Thống kê Liên Hợp Quốc nhóm toàn bộ các quốc gia SAARC cùng Iran thuộc về Nam Á[53] chỉ áp dụng cho mục đích thống kê.[54] Mạng lưới thông tin dân số (POPIN) xếp Afghanistan, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Nepal, Pakistan và Sri Lanka thuộc Nam Á. Maldives theo quan điểm của họ được xếp vào thành viên của mạng lưới phân vùng Thái Bình Dương POPIN.[55] Chỉ số Hirschman–Herfindahl của Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc về châu Á và Thái Bình Dương xếp bảy thành viên ban đầu SAARC vào khu vực Nam Á.[56]

Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh được liên kết với khu vực trong một ấn phẩm của Jane's vì nguyên nhân an ninh.[57] Khu vực cũng có thể bao gồm lãnh thổ tranh chấp Aksai Chin, nó từng là bộ phận của thân vương quốc Jammu và Kashmir, song nay được quản lý dưới quyền khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc.[58]

Việc đưa Myanmar vào khu vực Nam Á không nhận được sự nhất trí, do nhiều người nhận định quốc gia này thuộc về Đông Nam Á và có những người khác cho rằng đây là quốc gia Nam Á.[18][27] Afghanistan có ý nghĩa quan trọng đối với Đế quốc Anh, đặc biệt là sau Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai vào năm 1878–1880. Afghanistan duy trì là một lãnh thổ bảo hộ được Anh bảo hộ cho đến năm 1919, khi một hiệp định với Vladimir Lenin có điều khoản trao độc lập cho Afghanistan. Sau phân chia Ấn Độ, Afghanistan thường được xếp vào Nam Á, song một số người cho rằng quốc gia này thuộc về Tây Nam Á.[16] Trong Chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan (1979–1989), chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nhìn nhận Pakistan và Afghanistan thuộc Tây Nam Á, trong khi những nguồn khác xếp họ vào Nam Á.[7] Không có nhất trí tổng thể trong giới học giả về các quốc gia thuộc Nam Á.[18]

Trong quá khứ, việc thiếu một định nghĩa nhất quán về Nam Á dẫn đến việc không chỉ thiếu nghiên cứu hàn lâm, mà còn khiến thiếu quan tâm về các nghiên cứu như vậy.[59] Sự mập mờ tồn tại cũng do thiếu một ranh giới rõ ràng về địa lý, địa chính trị, văn hoá-xã hội, kinh tế và lịch sử giữa Nam Á và các bộ phận khác thuộc châu Á, đặc biệt là với Trung Đông và Tây Nam Á.[60] Nhận dạng một bản sắc Nam Á cũng ít quan trọng theo một khảo sát khắp Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.[61] Tuy nhiên, các định nghĩa hiện nay về Nam Á rất thống nhất trong việc xếp Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và Maldives là các quốc gia cấu thành.[21][22][23][24][25][26]

Tiểu lục địa Ấn Độ

sửa

Theo từ điển tiếng Anh Oxford, thuật ngữ "tiểu lục địa" nghĩa là "phân vùng của một lục địa vốn có một bản sắc địa lý, chính trị hoặc văn hoá riêng biệt" và cũng là một "đại lục lớn hay nhỏ hơn một chút so với một lục địa".[62][63] Các sử gia Catherine Asher và Cynthia Talbot cho rằng thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" mô tả một đại lục vật chất tự nhiên tại Nam Á, tương đối cô lập khỏi phần còn lại của đại lục Á-Âu.[64] Tiểu lục địa Ấn Độ cũng là một thuật ngữ địa lý để chỉ đại lục trôi giạt về phía đông bắc từ siêu lục địa Gondwana cổ đại, va chạm với mảng Á-Âu gần 55 triệu năm trước, vào cuối Thế Paleocen. Khu vực địa chất này xét theo phạm vi lớn gồm có Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives, Nepal, Pakistan và Sri Lanka.[65]

Việc sử dụng thuật ngữ tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu từ thời Đế quốc Anh, và đã là một thuật ngữ đặc biệt thông dụng trong các quốc gia kế thừa nó.[66] Khu vực cũng được định danh là "Ấn Độ" (trong bối cảnh cổ đại và tiền hiện đại), "Đại Ấn Độ", hoặc là Nam Á.[27][43]

Theo nhà nhân loại học John R. Lukacs, "Tiểu lục địa Ấn Độ chiếm phần lớn đại lục của Nam Á",[67] trong khi giáo sư khoa học chính trị Tatu Vanhanen cho rằng "bảy quốc gia Nam Á về mặt địa lý tạo thành một khu vực kết tụ quanh tiểu lục địa Ấn Độ".[68] Theo Chris Brewster, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal và Bhutan tạo thành tiểu lục địa Ấn Độ; còn khi đưa Afghanistan và Maldives vào thì thường được gọi là Nam Á.[69] Biên giới địa chính trị của tiểu lục địa Ấn Độ, theo quan điểm của Dhavendra Kumar, bao gồm "Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Nepal, Bhutan và các đảo nhỏ khác trên Ấn Độ Dương".[70] Maldives là quốc gia gồm một quần đảo nhỏ ở phía tây nam bán đảo Ấn Độ, và được nhìn nhận là thuộc tiểu lục địa Ấn Độ.[71]

Thuật ngữ "tiểu lục địa Ấn Độ" và "Nam Á" đôi khi được sử dụng thay thế cho nhau.[30][66] Thuật ngữ Nam Á đặc biệt phổ biến khi các học giả hoặc quan chức tìm cách phân biệt khu vực này với Đông Á.[72] Theo các sử gia Sugata BoseAyesha Jalal, tiểu lục địa Ấn Độ được gọi là Nam Á "theo cách nói gần đây và trung lập hơn."[73] Quan điểm "trung lập" này là chỉ đến mối quan tâm của Pakistan và Bangladesh, đặc biệt là với các xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, do "Ấn Độ" trong tên gọi có thể xúc phạm một số tình cảm chính trị .[27]

Không tồn tại định nghĩa được toàn cầu chấp thuận về các quốc gia thuộc Nam Á hoặc tiểu lục địa Ấn Độ.[18][19][20] Afghanistan không được cho là một phần của tiểu lục địa Ấn Độ, song quốc gia này thường được xếp vào Nam Á.[20] Tương tự, Myanmar được một số học giả xếp vào Nam Á song không được cho là thuộc tiểu lục địa Ấn Độ.[27]

Lịch sử

sửa

Thời kỳ cổ đại

sửa

Lịch sử của vùng lõi Nam Á bắt đầu cùng với bằng chứng về hoạt động mang tính con người của Homo sapiens từ 75.000 năm trước, hoặc là với các loài thuộc họ Người trước đó như Homo erectus từ khoảng 500.000 năm trước.[74] Văn minh lưu vực sông Ấn được truyền bá và hưng thịnh tại phần tây bắc của Nam Á từ khoảng năm 3300 đến năm 1300 TCN tại khu vực nay thuộc Bắc Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan, và là nền văn minh lớn đầu tiên tại Nam Á.[75] Một nền văn hoá đô thị phức tạp và tiến bộ về công nghệ được phát triển trong giai đoạn Mature Harappan từ năm 2600 đến năm 1900 TCN.[76]

Nền văn hoá tiền sử sớm nhất có nguồn gốc trong các di chỉ thời kỳ đồ đá giữa, được chứng minh thông qua các bức hoạ trên đá trong các hang đá Bhimbetka có niên đại trong giai đoạn 30.000 TCN hoặc từ trước đó; cũng như từ thời kỳ đồ đá mới. Theo nhà nhân loại học Possehl, nền văn minh lưu vực sông Ấn tạo ra một sự logic, nếu có chút tuỳ tiện thì có thể xem là điểm khởi đầu các tôn giáo Nam Á, song các liên kết giữa tôn giáo sông Ấn với các truyền thống Nam Á sau này là chủ đề tranh chấp mang tính học thuật.[77]

Giai đoạn Vệ-đà được đặt tên theo tôn giáo Vệ-đà của người Ấn-Arya, kéo dài từ khoảng 1900 đến 500 TCN.[78][79] Người Ấn-Arya là những mục dân[80] di cư đến tây bắc Ấn Độ sau khi nền văn minh lưu vực sông Ấn sụp đổ,[81][82] Các dữ liệu ngôn ngữ học và khảo cổ học thể hiện một thay đổi về văn hoá sau năm 1500 TCN,[81] vì dữ liệu ngôn ngữ và tôn giáo thể hiện rõ các liên kết với ngôn ngữ và tôn giáo của người Ấn-Âu.[83] Đến khoảng năm 1200 TCN, văn hoá và phương thức sinh hoạt nông nghiệp Vệ-đà được hình thành tại phần tây bắc và bắc của đồng bằng sông Hằng tại Nam Á.[80][84][85] Các hình thức nhà nước sơ khai xuất hiện, trong đó liên minh Kuru-Pañcāla có ảnh hưởng nhất.[86][87] Xã hội cấp độ nhà nước đầu tiên được xác nhận tại Nam Á tồn tại vào khoảng 1000 TCN.[80] Trong giai đoạn này, theo lời Samuel, đã xuất hiện các tầng Brahmana và Aranyaka của văn bản Vệ-đà, hợp nhất với Upanishad từ lúc sơ khởi.[88] Các văn bản này bắt đầu hỏi về ý nghĩa của một nghi lễ, tăng thêm mức độ về nghiên cứu triết học và siêu hình,[88] hay là "sự tổng hợp Hindu".[89]

Quá trình đô thị hoá tại Ấn Độ tăng lên trong khoảng từ 800 đến 400 TCN, và có khả năng là do các bệnh dịch đô thị lây lan nên quá trình này có đóng góp khiến trỗi dậy phong trào khổ hạnh và các tư tưởng mới thách thức Bà-la-môn giáo chính thống.[90] Các tư tưởng này dẫn đến các phong trào Sramana, các nhân vật xuất chúng nhất trong đó là người đề xướng Jaina giáo Mahavira (khoảng 549–477 TCN), và người sáng lập Phật giáo là Tất-đạt-đa (khoảng 563-483 TCN).[91]

Quân đội Hy Lạp dưới quyền Alexandros Đại đến trú tại khu vực Hindu Kush của Nam Á trong vài năm và sau đó chuyển đến khu vực thung lũng sông Ấn. Sau đó, Đế quốc Maurya bành trướng ra hầu hết Nam Á vào thế kỷ 3 TCN. Phật giáo được truyền bá ra ngoài tiểu lục địa Ấn Độ, theo hướng tây bắc đến Trung Á. Các tượng Phật tại Bamiyan của Afghanistan và các chỉ dụ của Ashoka gợi ý rằng các hoà thượng truyền bá Phật giáo (Dharma) tại các khu phía đông của Đế quốc Seleucos, và thậm chí có thể xa hơn đến Tây Á.[92][93][94] Phật giáo Theravada (Nam tông) truyền bá từ Ấn Độ về phía nam đến Sri Lanka vào thế kỷ 3 TCN, sau đó truyền sang Đông Nam Á.[95] Đến thế kỷ cuối TCN, Phật giáo đã trở nên nổi bật tại khu vực Himalaya, Gandhara, Hindu Kush và Bactria.[96][97][98]

Từ khoảng 500 TCN đến 300 CN, sự tổng hợp Vệ-đà-Bà-la-môn hay "sự tổng hợp Ấn Độ giáo" vẫn tiếp tục.[89] Các tư tưởng Ấn Độ giáo cổ điển và Sa Môn (đặc biệt là Phật giáo) truyền bá trong tiểu lục địa Ấn Độ, cũng như ra bên ngoài Nam Á.[99][100][101] Đế quốc Gupta cai trị một lãnh thổ lớn trên tiểu lục địa từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7, trong giai đoạn này diễn ra việc xây dựng các ngôi đền, tu viện và đại học quy mô lớn như Nalanda.[102][103][104] Trong giai đoạn này, và suốt thế kỷ 10, nhiều tu viện và đền thờ trong hang động như quần thể hang động Ajanta, đền thờ hang động Badamicác hang động Ellora được xây dựng tại Nam Á.[105][106][107]

Thời kỳ trung đại

sửa

Hồi giáo trở thành một thế lực chính trị tại vùng rìa của Nam Á vào thế kỷ 8 khi Tướng quân người Ả Rập Muhammad bin Qasim chinh phục SindhMultan tại miền nam Punjab nay thuộc Pakistan.[108] Đến năm 962, các vương quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo tại Nam Á phải đương đầu với một làn sóng tấn công từ các đội quân Hồi giáo đến từ Trung Á.[109] Trong số này có Mahmud của Ghazni, ông tấn công và cướp bóc các vương quốc tại miền bắc Ấn Độ nằm từ phía đông sông Ấn đến phía tây sông Yamuna trong 17 lần từ năm 997 đến năm 1030.[110] Mahmud của Ghazni tấn công vào ngân khố song sau đó đều rút đi, chỉ mở rộng quyền cai trị của Hồi giáo đến miền tây Punjab.[111][112]

Các làn sóng tấn công của chiến binh Hồi giáo vào các vương quốc miền bắc và miền tây Ấn Độ vẫn tiếp tục sau thời Mahmud của Ghazni, họ cướp bóc các vương quốc này.[113] Các cuộc tấn công không tạo thành hoặc mở rộng biên giới cố định của các vương quốc Hồi giáo. Ghurid Sultan Mu'izz al-Din Muhammad bắt đầu một cuộc chiến tranh có hệ thống nhằm bành trướng đến miền bắc Ấn Độ vào năm 1173.[114] Ông tìm cách tạo ra một lãnh địa cho mình bằng cách bành trướng thế giới Hồi giáo.[110][115] Mu'izz nỗ lực để vương quốc Hồi giáo Sunni của mình bành trướng về phía đông của sông Ấn, nhờ đó ông đặt nền móng cho một vương quốc Hồi giáo mà sau này trở thành Vương quốc Hồi giáo Delhi.[110] Một số sử gia ghi vào biên biên sử về Vương quốc Hồi giáo Delhi từ năm 1192 do từ khi đó có sự hiện diện và yêu sách địa lý của Mu'izz al-Din tại Nam Á.[116] Vương quốc Hồi giáo Delhi bao phủ nhiều phần khác nhau của Nam Á, thuộc quyền cai trị của nhiều triều đại là Mamluk, Khalji, Tughlaq, Sayyid và Lodi. Muhammad bin Tughlaq lên nắm quyền vào năm 1325, ông phát động một cuộc chiến nhằm bành trướng lãnh thổ, kết quả là Vương quốc Hồi giáo Delhi đạt đến phạm vi lãnh thổ lớn nhất trên tiểu lục địa Ấn Độ trong thời gian trị vì 26 năm của ông.[117] Một sultan theo Hồi giáo Sunni là Muhammad bin Tughlaq tiến hành ngược đãi những người không theo Hồi giáo như tín đồ Ấn Độ giáo, cũng như ngược đãi những người Hồi giáo không theo hệ Sunni như tín đồ Shia và Mahdi.[118][119][120]

Các cuộc khởi nghĩa chống lại Vương quốc Hồi giáo Delhi nổ ra tại nhiều nơi của Nam Á trong thế kỷ 14. Sau khi Muhammad bin Tughlaq qua đời, Vương quốc Hồi giáo Bengal trỗi dậy vào năm 1352 do Vương quốc Hồi giáo Delhi bắt đầu tan rã. Vương quốc Hồi giáo Bengal duy trì được thế lực đến đầu thế kỷ 16. Quốc gia này bị quân đội của Đế quốc Mughal chinh phục. Quốc giáo của Vương quốc Hồi giáo Bengal là Hồi giáo, và khu vực nằm dưới quyền cai quản của quốc gia này, nay là Bangladesh, đã phát triển một dạng Hồi giáo hổ lốn.[121][122] Trong khu vực Deccan, Đế quốc Vijayanagara theo Ấn Độ giáo hình thành vào năm 1336 và duy trì nắm quyền đến thế kỷ 16, sau đó nó cũng bị Đế quốc Mughal chinh phục.[123][124]

Khoảng năm 1526, Thống đốc Punjab là Dawlat Khan Lodī liên hệ với Babur tại Trung Á và mời ông ta tấn công Vương quốc Hồi giáo Delhi. Babur đánh bại và giết chết Sultan của Delhi là Ibrahim Lodi trong trận Panipat vào năm 1526. Cái chết của Ibrahim Lodi đánh dấu chấm hết cho Vương quốc Hồi giáo Delhi, thế chỗ của nó là Đế quốc Mughal.[125]

Thời kỳ hiện đại

sửa

Giai đoạn lịch sử hiện đại của Nam Á bắt đầu từ thế kỷ 16, cùng với quyền cai trị của triều đại Mughal đến từ Trung Á, họ có nguồn gốc Thổ-Mông Cổ và theo thần học Hồi giáo Sunni. Babur cai trị một đế quốc mở rộng về phía tây bắc và đồng bằng Ấn-Hằng của Nam Á. Còn khu vực Deccan và đông bắc của Nam Á phần lớn vẫn nằm dưới quyền các quân chủ theo Ấn Độ giáo như Đế quốc Vijayanagara và Vương quốc Ahom,[126] còn một số khu vực thuộc TelanganaAndhra Pradesh ngày nay nằm dưới quyền cai trị của các vương quốc Hồi giáo địa phương như Golconda.[127]

Đế quốc Mughal tiếp tục các cuộc chiến tranh nhằm bành trướng lãnh thổ sau khi Babur qua đời. Đến khi các vương quốc Rajput cũng như Vijayanagara thất thủ, biên giới đế quốc vươn đến toàn bộ phần phía tây, cũng như các khu vực nói tiếng Marathi và Kannada của bán đảo Deccan. Đế quốc Mughal ghi dấu ấn với một giai đoạn giao lưu nghệ thuật và một sự tổng hợp kiến trúc Trung Á và Nam Á, với các công trình xuất chúng như Taj Mahal.[128] Đế quốc còn ghi dấu ấn bằng một giai đoạn ngược đãi tôn giáo kéo dài.[129] Hai trong số các thủ lĩnh của Sikh giáoGuru ArjanGuru Tegh Bahadur bị bắt giữ theo lệnh của các hoàng dế Mughal, bị yêu cầu đổi sang Hồi giáo, và bị hành quyết khi họ từ chối.[130][131][132] Đế quốc áp đặt các khoản thuế tôn giáo với người không theo Hồi giáo, có tên là jizya. Các đền thờ Phật giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo bị mạo phạm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quân chủ Hồi giáo đều ngược đãi người không theo Hồi giáo, như Akbar đã theo đuổi khoan dung tôn giáo và bãi bỏ jizya.[133] Sau khi ông mất, việc ngược đãi người không theo Hồi giáo tại Nam Á được khôi phục.[134] Ngược đãi và bạo lực tôn giáo tại Nam Á đạt đỉnh điểm trong giai đoạn Aurangzeb cai trị, ông ban hành các sắc lệnh vào năm 1669 để yêu cầu thống đốc các tỉnh phá huỷ các trường học và đền thờ của người ngoại đạo.[135][136] Trong thời kỳ Aurangzeb cai trị, hầu như toàn bộ Nam Á đều bị Đế quốc Mughal yêu sách lãnh thổ. Tuy nhiên, yêu sách này gặp phải thách thức mãnh liệt tại nhiều khu vực của Nam Á, đặc biệt là Guru Gobind Singh theo Sikh giáo tại tây bắc,[137] và từ Shivaji trên các khu vực Deccan.[138]

Mậu dịch hàng hải giữa các thương nhân Nam Á và châu Âu bắt đầu sau khi nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Vasco de Gama trở về châu Âu. Sau khi Aurangzeb qua đời và Đế quốc Mughal sụp đổ, Nam Á nằm dưới quyền cai trị của nhiều vương quốc nhỏ theo Hồi giáo hoặc Ấn Độ giáo. Thực dân Anh, Pháp và Bồ Đào Nha đạt được hiệp ước với các quân chủ này, và lập nên các thương cảng của họ. Tại phía tây bắc của Nam Á, một khu vực lớn được hợp nhất thành Đế quốc Sikh dưới quyền Ranjit Singh.[139][cần số trang][140] Sau khi người này qua đời, Đế quốc Anh bành trướng lợi ích của họ đến khu vực Hindu Kush. Về phía đông, khu vực Bengal bị Đế quốc Anh phân chia thành Đông Bengal theo Hồi giáo và Tây Bengal theo Ấn Độ giáo vào đầu thế kỷ 20, song sau đó bị đảo ngược. Tuy nhiên, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trước khi Ấn Độ độc lập, khu vực Bengal lại được phân chia thành Đông Pakistan và Tây Bengal. Đông Pakistan trở thành Bangladesh vào năm 1971.[141][142]

Địa lý

sửa
 
Bản đồ địa hình Nam Á

Theo Saul Cohen, các nhà chiến lược thời kỳ đầu thực dân xếp chung Nam Á với Đông Á, song trên thực tế khu vực Nam Á ngoại trừ Afghanistan là một khu vực địa chính trị riêng biệt so với các địa hạt địa chính trị lân cận.[143] Khu vực có nhiều đặc điểm địa lý, như các sông băng, rừng mưa, thung lũng, hoang mạc và đồng cỏ, là điển hình của các lục địa lớn hơn nhiều. Bao quanh Nam Á là ba vùng biển  – vịnh Bengal, Ấn Độ Dươngbiển Ả Rập – và có các đới khí hậu rất khác nhau. Mũi của bán đảo Ấn Độ có ngọc trai chất lượng cao nhất.[144]

Ranh giới của Nam Á thay đổi tuỳ theo định nghĩa về khu vực. Ranh giới phía bắc, đông và tây có khác nhau, còn Ấn Độ Dương là giới hạn phía nam. Hầu hết khu vực nằm trên mảng Ấn Độ và cô lập với phần còn lại của châu Á qua các chướng ngại vật là núi.[145][146] Phần lớn Nam Á nằm trên một bán đảo khá giống với một viên kim cương, giới hạn bởi Himalaya về phía bắc, Hindu Kush về phía tây và Arakan về phía đông,[147] và kéo dài về phía nam nhô ra Ấn Độ Dương.[30][32]

Theo Robert M. Cutler,[148] các thuật ngữ Nam Á, Tây Nam Á và Trung Á là riêng biệt, song có lẫn lộn và bất đồng nảy sinh do vận động địa chính trị để mở rộng không gian của Đại Nam Á, Đại Tây Nam Á và Đại Trung Á. Ranh giới của Đại Nam Á, theo lời Cutler, trong giai đoạn 2001–2006 đã được mở rộng về mặt địa chính trị đến miền đông Iran và miền tây Afghanistan ở phía tây, và tại phía bắc đã mở rộng đến đông bắc của Iran, miền bắc Afghanistan, và miền nam Uzbekistan.[148]

Hầu hết khu vực là một tiểu lục địa nằm trên mảng Ấn Độ, là phần phía bắc của mảng Ấn-Úc, tách biệt với phần còn lại của mảng Á-Âu. Mảng Ấn Độ tạo thành một đại lục trải dài từ Himalaya đến một phần của bồn địa bên dưới Ấn Độ Dương, bao gồm một số phần của Hoa Nam và Đông Indonesia, cũng như các dãy Côn LuânKarakoram,[149][150][151][cần số trang] và mở rộng tới song không bao gồm Ladakh, Kohistan, dãy Hindu KushBalochistan.[152][153][154] Có thể lưu ý rằng về mặt địa vật lý thì sông Yarlung Tsangpo tại Tây Tạng nằm ngoài ranh giới của cấu trúc tiểu lục địa, trong khi dãy núi Pamir tại Tajikistan nằm trong ranh giới này.[155] Tiểu lục địa Ấn Độ từng là một lục địa riêng biệt trước khi va chạm với mảng Á-Âu vào khoảng 50-55 triệu năm trước, tạo ra dãy Himalayancao nguyên Thanh-Tạng.

Khí hậu

sửa
 
Bản đồ phân loại khí hậu Köppen của Nam Á[156] dựa trên thảm thực vật, nhiệt độ, giáng thủy và tính chất mùa.
  Cận nhiệt đới ẩm, mùa đông khô (Cwa)
  Cận nhiệt đới ẩm, không khô (Cfa)
  Cận cực (Dwc)

Khí hậu của Nam Á khác biệt đáng kể giữa các địa phương, từ nhiệt đới gió mùa ở phía nam đến ôn đới tại phía bắc. Sự đa dạng này chịu ảnh hưởng không chỉ bởi độ cao, mà còn do các yếu tố khác như khoảng cách với bờ biển và tác động theo mùa của gió mùa. Phần phía nam hầu hết sẽ nóng vào mùa hè và có mưa vào các giai đoạn gió mùa. Dải đồng bằng Ấn-Hằng ở phía bắc cũng nóng vào mùa hè, song mát hơn vào mùa đông. Vùng núi phía bắc lạnh hơn và có tuyết ở những nơi có độ cao lớn trên dãy Himalaya. Do dãy Himalaya ngăn gió lạnh Bắc Á nên nhiệt độ tại các đồng bằng ôn hoà hơn đáng kể. Hầu hết các địa phương có khí hậu gió mùa, duy trì ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông, và tạo thuận lợi để trồng đay, trà, lúa gạo và các loại cây khác.

Nam Á nhìn chung được phân thành bốn đới khí hậu lớn:[157]

  • Rìa bắc của Ấn Độ và vùng cao phía bắc Pakistan có khí hậu cận nhiệt đới lục địa khô
  • Viễn nam của Ấn Độ và phần tây nam của Sri Lanka có khí hậu xích đạo
  • Hầu hết phần bán đảo có khí hậu nhiệt đới với các biến thể:
    • Khí hậu cận nhiệt đới ẩm tại phần tây bắc của Ấn Độ
    • Khí hậu nhiệt đới nóng có mùa đông mát tại Bangladesh
    • Khí hậu bán khô hạn nhiệt đới tại trung tâm
  • Dãy Himalaya có khí hậu núi cao

Độ ẩm tương đối cao nhất là trên 80%, được ghi nhận tại vùng đồi Khasi và Jaintia thuộc Đông Bắc Ấn Độ, và Sri Lanka, trong khi khu vực Pakistan và miền tây Ấn Độ ghi nhận được mức dưới 20%–30%.[157] Khí hậu Nam Á phần lớn có đặc điểm do gió mùa. Nam Á phụ thuộc rất nhiều vào mưa do gió mùa.[158] Hai hệ thống gió mùa tồn tại trong khu vực:[159]

  • Gió mùa mùa hè: Gió thổi từ phía tây nam đến hầu hết các địa phương của khu vực. Nó gây ra 70%–90% lượng giáng thủy thường niên.
  • Gió mùa mùa đông: Gió thổi từ phía đông bắc, chiếm ưu thế tại Sri Lanka và Maldives.

Giai đoạn ấm nhất trong năm là trước mùa gió mùa (tháng 3 đến giữa tháng 6). Trong mùa hè, áp thấp tập trung trên đồng bằng Ấn-Hằng và gió áp cao từ Ấn Độ Dương thổi vào trung tâm. Gió mùa là mùa mát thứ nhì trong năm vì nó có độ ẩm cao và có sương mù bao phủ. Tuy nhiên, vào đầu tháng 6 các dòng tia biến mất trên cao nguyên Thanh-Tạng, áp thấp trên thung lũng sông Ấn giảm sâu và đới hội tụ nhiệt đới (ITCZ) chuyển đến. Diễn ra sự thay đổi dữ dội. Các áp thấp gió mùa khá mạnh hình thành trên vịnh Bengal và đổ bộ từ tháng 6 đến tháng 9.[157]

Dữ liệu thống kê

sửa
Quốc gia[160][161] Dân số (2021)[162] Ngôn ngữ Tôn giáo Sắc tộc Đơn vị tiền tệ
  Afghanistan 38,928,000 Tiếng Pashto, Tiếng Dari Hồi giáo Người Pashto, Người Dari Afghan Afghanistan
  Ấn Độ 1,380,000,000 Tiếng Hindi, Tiếng Anh Hindu, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo Người Hindi (25%), Khác (75%) Rupee Ấn Độ
  Bangladesh 164,680,000 Tiếng Bengal Hồi giáo Người Bengal Taka Bangladesh
  Bhutan 773,000 Tiếng Dzongkha Phật giáo Người Bhutan Ngultrum Bhutan
  Maldives 540,000 Tiếng Dhivehi Hồi giáo Người Dhivehi Rufiyaa Maldives
    Nepal 29,135,000 Tiếng Nepal Hindu Người Nepal Rupee Nepal
  Pakistan 220,903,000 Tiếng Urdu, Tiếng Punjab Hồi giáo Người Punjab, Người Sindh Rupee Pakistan
  Sri Lanka 21,413,000 Tiếng Sinhala Phật giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo Người Sinhala Rupee Sri Lanka
Tổng cộng 1.856.372.000 Tiếng Hindi, Urdu, Punjab, Bengal, Nepal, Sinhala, Pashto Hindu, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Sikh, Jaina và Phật Người Hindi, Punjab, Bengal, Nepal, Sinhala, Pashto -

Dân số quá khứ và trong tương lai

sửa
Rank Country Area (km²) 1950 2000 2020 2050 2100
1   Ấn Độ 3,287,263 369,881 1,006,301 1,350,100 1,656,564 1,659,786
2   Pakistan 881,913 40,383 152,430 214,050 300,848 364,283
3   Bangladesh 147,570 45,646 132,510 167,900 201,249 169,541
4     Nepal 147,181 8,990 24,819 29,700 36,107 29,677
5   Sri Lanka 65,610 7,534 19,042 20,900 25,167 14,857
6   Bhutan 38,394 164 606 800 972 793
7   Maldives 298 80 300 451 465 438
Total 4.568.221 480,829 1,358,111 1,794,351 2,295,046 2,297,013

Nhân khẩu

sửa

Dân số Nam Á đạt khoảng 1,749 tỉ người vào năm 2013, là khu vực đông dân nhất thế giới.[163] Đây là một khu vực có xã hội rất hỗn tạp, có nhiều nhóm ngôn ngữ và tôn giáo, và hoạt động xã hội trong một tôn giáo có thể khác biệt lớn giữa các địa phương.[164]

Nam Á có một số thành thị thuộc nhóm đông dân nhất thế giới, trong đó Delhi, Karachi, MumbaiDhaka là bốn siêu thành phố thuộc hàng lớn nhất thế giới.

Hạng Thành phố Địa phương Quốc gia Dân số (2015)[165] Diện tích (km²)[165] Mật độ (/km²)[165]
1 Delhi Lãnh thổ Liên bang Delhi   Ấn Độ 24.998.000 2.072 12.100
2 Karachi Sindh   Pakistan 24.300.000[166][167] 945 23.400
3 Mumbai Maharashtra   Ấn Độ 17.712.000 546 32.400
4 Dhaka Dhaka   Bangladesh 15.669.000 360 43.500
5 Kolkata Tây Bengal   Ấn Độ 14.667.000 1.204 12.200
6 Lahore Punjab   Pakistan 10.052.000 790 12.700
7 Bengaluru Karnataka   Ấn Độ 9.807.000 1.116 8.400
8 Chennai Tamil Nadu   Ấn Độ 9.714.000 375 25.900
9 Hyderabad Telangana   Ấn Độ 8.754.000 971 10.000
10 Ahmedabad Gujarat   Ấn Độ 7.186.000 464 20.600

Ngôn ngữ

sửa
 
Phân bố các nhóm ngôn ngữ tại Nam Á.

Nam Á có nhiều ngôn ngữ, ngôn ngữ nói phần lớn phân chia theo địa lý và vượt qua ranh giới tôn giáo, song chữ viết được phân chia rõ ràng theo ranh giới tôn giáo. Cụ thể, người Hồi giáo tại Nam Á như tại Afghanistan và Pakistan sử dụng chữ cái Ả Rập-Ba Tư. Trước năm 1971, người Hồi giáo Bangladesh (khi đó là Đông Pakistan) từng được yêu cầu chỉ sử dụng chữ cái Nastaliq Ba Tư, song sau đó chọn các chữ cái trong khu vực và cụ thể là Bengal. Người không theo Hồi giáo tại Nam Á, cùng một số người Hồi giáo tại Ấn Độ lại sử dụng các chữ viết là di sản từ truyền thống cổ xưa, như các kiểu chữ viết bắt nguồn từ chữ Brahmi đối với các ngôn ngữ Ấn-Âu và các chữ cái phi Brahmi đối với các ngôn ngữ Dravida và các ngôn ngữ khác.[168]

Chữ Nagari mang tính đại diện trong các chữ viết Nam Á truyền thống.[169] Chữ Devanagari được sử dụng cho hơn 120 ngôn ngữ Nam Á,[170] như Hindi,[171] Marath, Nepal, Pali, Konkan, Bodo, SindhMaithil, do đó nó là một trong các hệ thống chữ viết được sử dụng và chấp nhận nhiều nhất trên thế giới.[172] Chữ Devanagari cũng được dùng trong các văn bản Sanskrit cổ đại.[170]

Ngôn ngữ nói lớn nhất trong khu vực Nam Á là Hindi, tiếp đến là Bengal, Telugu, Tamil, Gujarat và Punjab.[168] Trong thời hiện đại, các ngôn ngữ hổ lốn mới đã được phát triển trong khu vực, như Urdu được người Hồi giáo tại miền bắc tiểu lục địa Ấn Độ sử dụng (đặc biệt là tại Pakistan và các bang phía bắc Ấn Độ).[173] Tiếng Punjab được tín đồ ba tôn giáo là Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo sử dụng, ngôn ngữ nói tương đồng giữa họ, song mỗi cộng đồng lại dùng một kiểu chữ viết. Người theo Sikh giáo sử dụng chữ Gurmukhi, người Punjab theo Hồi giáo tại Pakistan sử dụng chữ Nastaliq, còn người Punjab theo Ấn Độ giáo tại Ấn Độ sử dụng chữ Gurmukhi hoặc chữ Nāgarī. Các chữ Gurmukhi và Nagari là riêng biệt song thân cận về cấu trúc, song chữ Nastaliq Ba Tư rất khác biệt.[174]

Tiếng Anh theo chính tả Anh Quốc được sử dụng phổ biến trong các khu vực đô thị, và là một ngôn ngữ chung trong kinh tế tại Nam Á ở mức độ lớn.[175]

Tôn giáo

sửa
 
Bản đồ các tôn giáo lớn trên thế giới

Tính đến năm 2010, Nam Á có số lượng tín đồ Ấn Độ giáo, Jaina giáo và Sikh giáo đông đảo nhất thế giới,[12] cùng khoảng 510 triệu người Hồi giáo,[12] cùng hơn 25 triệu tín đồ Phật giáo và 35 triệu tín đồ Cơ Đốc giáo.[14] Tín đồ Ấn Độ giáo chiếm khoảng 63% hay khoảng 1 tỉ người, còn người Hồi giáo chiếm 31% dân số Nam Á,[176][177]. Tín đồ Ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo, Sikh giáo và Cơ Đốc giáo tập trung tại Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Bhutan, còn tín đồ Hồi giáo tập trung tại Afghanistan (99%), Bangladesh (90%), Pakistan (96%) và Maldives (100%).[12]

"Các tôn giáo Ấn Độ" được dùng để chỉ các tôn giáo có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ; gồm Ấn Độ giáo, Jaina giáo, Phật giáoSikh giáo.[178] Các tôn giáo Ấn Độ khác biệt song chia sẻ thuật ngữ, khái niệm, mục tiêu và tư tưởng, và từ tiểu lục địa Ấn Độ chúng được truyền bá sang Đông Á và Đông Nam Á.[178] Cơ Đốc giáo và Hồi giáo ban đầu được đưa đến các khu vực ven biển của Nam Á, từ các thương gia đến định cư trong cộng đồng địa phương. Sau đó Sindh, Balochistan, và nhiều nơi của Punjab bị chinh phục bởi các đế quốc của người Ả Rập, cùng với đó là một dòng người Hồi giáo đến từ Ba Tư và Trung Á, kết quả là truyền bá cả Hồi giáo Shia và Sunni đến nhiều nơi thuộc phần tây bắc của Nam Á. Tiếp đến, dưới ảnh hưởng của các quân chủ Hồi giáo trong các vương quốc Hồi giáo và Đế quốc Mughal, Hồi giáo được truyền bá khắp Nam Á.[179][180]

Afghanistan[181] Hồi giáo (99%), Ấn Độ giáo, Sikh giáo và Cơ Đốc giáo (1%)
Ấn Độ[182][183] Ấn Độ giáo (79,5%), Hồi giáo (14,5%), Cơ Đốc giáo (2,3%), Sikh giáo (1,7%), Phật giáo (0,7%), Jaina giáo (0,4%), khác (0,9%)
Bangladesh[184] Hồi giáo (90%), Ấn Độ giáo (9%), Phật giáo (0,6%), Cơ Đốc giáo (0,3%), khác (0,1%)
Bhutan[182] Phật giáo (75%), Ấn Độ giáo (25%)
Maldives[185] Sunni Hồi giáo (100%) (One must be a Sunni Muslim to be a citizen on the Maldives[186][187])
Nepal[188] Ấn Độ giáo (82%), Phật giáo (9,0%), Hồi giáo (4,4%), Kirat (3,1%), Cơ Đốc giáo (1,4%), khác (0,8%)
Pakistan[189] Hồi giáo (96,28%), Ấn Độ giáo (2%), Cơ Đốc giáo (1,59%), Ahmaddiyya (0,22%)
Sri Lanka[190] Phật giáo (70,19%), Ấn Độ giáo (12,61%), Hồi giáo (9,71%), Cơ Đốc giáo (7,45%).

Kinh tế

sửa
 
Quang cảnh Mumbai về đêm

Đến năm 2015, Ấn Độ là nền kinh tế lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực, chiếm khoảng 82% kinh tế Nam Á; đây là nền kinh tế lớn thứ bảy thế giới xét theo GDP danh nghĩa và đứng thứ 3 nếu tính theo sức mua tương đương.[191] Ấn Độ là quốc gia Nam Á duy nhất là thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn G-20BRICS. Ấn Độ là nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, và thuộc vào hàng cao nhất thế giới với 7,3% trong năm tài chính 2014–15. Pakistan là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực và có GDP/người đứng thứ 5,[192] tiếp đến là Bangladesh. Sri Lanka là nền kinh tế lớn thứ tư, có GDP/người đứng thứ nhì trong khu vực. Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2015, nhờ thúc đẩy từ tăng trưởng mạnh mẽ tại Ấn Độ, cộng với giá dầu mỏ thuận lợi, từ quý cuối của năm 2014 Nam Á trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới[193]

Các thị trường chứng khoán lớn trong khu vực là sàn chứng khoán Bombay (BSE), sàn giao dịch chứng khoán quốc gia Ấn Độ (NSE), và sàn giao dịch chứng khoán Karachi.[194]

Theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ quốc tế, vào tháng 4 năm 2017:.[191]

Quốc gia
[195][195][196][197]
Tiền tệ Dân số
(2017)[198]
GDP danh nghĩa
(2017)[199]
GDP/người

(2017)[200]

Tăng trưởng GDP

(2017)[201]

Lạm phát

(2017)[202]

  Afghanistan ؋ Afghani 34.169.169 20,57 tỉ USD 559 3% 6%
  Bangladesh Taka 164.827.718 248,85 tỉ USD 1.520 USD 6,9% 6,4%
  Bhutan Nu. Ngultrum 792.877 2,31 tỉ USD 2.870 5,9% 4,1%
  Ấn Độ Rupee 1.342.512.706 2,45 nghìn tỉ USD 1.850 USD 7,2% 4,8%
  Maldives ރ Rufiyaa 375.867 3,58 tỉ USD 9.950 USD 4,1% 2,5%
    Nepal रु Rupee 29.187.037 23,32 tỉ USD 799 USD 5,5% 6,7%
  Pakistan Rupee 207.774.520 304,4 tỉ USD 1.629 USD 5% 4,3%
  Sri Lanka රු Rupee 20.905.335 84,02 tỉ USD 3.930 USD 4,5% 5,8%

Y tế

sửa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Nam Á có hai trong ba quốc gia trên thế giới vẫn chịu tác động từ bệnh bại liệt là Pakistan và Afghanistan.[203] Các nỗ lực nhằm diệt trừ bệnh bại liệt chịu ảnh hưởng nặng nề từ phản đối của các chiến binh tại hai quốc gia vì sợ bị do thám.[204]

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2011, có khoảng 24,6% cư dân Nam Á sống dưới ngưỡng nghèo quốc tế là 1,25 USD mỗi ngày.[205] Afghanistan và Bangladesh có tỷ lệ cao nhất với lần lượt là 30,6% và 43,3%. Bhutan, Maldives và Sri Lanka có tỷ lệ cư dân sống dưới mức nghèo thấp hơn, lần lượt là 2,4%, 1,5% và 4,1%. Ấn Độ đã đưa khoảng 140 triệu người lên trên ngưỡng nghèo trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011. Tính đến năm 2011, 21,9% dân số ngưỡng nghèo, so với 41,6% vào năm 2005.[206][207]

Ngân hàng Thế giới ước tính Ấn Độ là một trong các quốc gia xếp hạng cao nhất trên thế giới về số lượng trẻ em bị kém dinh dưỡng. Tỷ lệ trẻ em thiếu cân tại Ấn Độ nằm vào hàng cao nhất trên thế giới, và gần gấp đôi so với tỷ lệ của châu Phi hạ Sahara, gây ra hậu quả nghiêm trọng đến tính lưu động, tỷ lệ tử, sản xuất và tăng trưởng kinh tế.[208] Cũng theo Ngân hàng thế giới, 70% cư dân Nam Á và 75% người nghèo Nam Á sống tại các khu vực nông thôn và hầu hết dựa vào nông nghiệp để sinh sống[209] theo Tổ chức Lương nông Liên Hợp Quốc. Năm 2015, khoảng 281 triệu người trong khu vực bị suy dinh dưỡng. Báo cáo cho biết rằng Nepal tiếp cận được mục tiêu của WFS cũng như của MDG và đang hướng đến giảm số lượng người thiếu ăn xuống dưới 5% dân số.)[210] Bangladesh đạt được mục tiêu của MDG với chỉ 16,5% dân số thiếu ăn. Tại Ấn Độ, số người suy dinh dưỡng chiếm hơn 15% dân số. Tại Pakistan, số người suy dinh dưỡng trong khu phố giảm trong thập niên qua, song số lượng người thiếu ăn lại có chiều hướng gia tăng. Trong thập niên 1990, Pakistan có 28,7 triệu người đói, và tăng dần đến 41,3 triệu người vào năm 2015 tức 22% dân số bị suy dinh dưỡng. Khoảng 194,6 triệu người bị thiếu ăn tại Ấn Độ.[210][211]

Báo cáo vào năm 2006 cho biết "vị thế thấp kém của nữ giới tại các quốc gia Nam Á và việc họ thiếu kiến thức về dinh dưỡng là các yếu tố quyết định dẫn đến mức độ phổ biến của trẻ thiếu cân trong khu vực". Tham nhũng và thiếu sáng kiến trong một bộ phận chính phủ là một trong các vấn đề lớn có liên quan đến dinh dưỡng tại Ấn Độ. Tỷ lệ mù chữ trong các làng được cho là một trong các vấn đề lớn mà chính phủ cần chú ý hơn. Báo cáo cho rằng mặc dù đã có sự suy giảm về suy dinh dưỡng do Cách mạng xanh tại Nam Á, song có lo ngại rằng Nam Á "thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc không đầy đủ đối với trẻ nhỏ".[212]

Chính quyền

sửa
Quốc gia Thủ phủ Chính thể nhà nước Nguyên thủ quốc gia Người đứng đầu chính phủ Cơ quan lập pháp Ngôn ngữ chính thức Quốc huy
  Afghanistan Kabul Cộng hoà Hồi giáo tổng thống chế đơn nhất
Tổng thống
Viện nguyên lão,

Viện Nhân dân

Pashto

Dari

Quốc huy Afghanistan
  Ấn Độ New Delhi Cộng hoà lập hiến nghị viện liên bang Tổng thống Thủ tướng Rajya Sabha,

Lok Sabha

Hindi

Anh

 
  Bangladesh Dhaka Cộng hoà lập hiến nghị viện đơn nhất Tổng thống Thủ tướng Jatiya Sangsad Bangla  
  Bhutan Thimphu Quân chủ lập hiến nghị viện đơn nhất Quốc vương Thủ tướng Hội đồng Quốc gia,

Quốc hội

Dzongkha  
  Maldives Malé Cộng hoà lập hiến tổng thống chế đơn nhất
Tổng thống
Majlis Nhân dân Dhivehi  
    Nepal Kathmandu Cộng hoà lập hiến nghị viện liên bang Tổng thống Thủ tướng Nghị viện lập pháp Nepal  
  Pakistan Islamabad Cộng hoà Hồi giáo nghị viện liên bang Tổng thống Thủ tướng Thượng viện,

Hội nghị quốc gia

Urdu

Anh

 
  Sri Lanka Colombo Cộng hoà lập hiến bán tổng thống chế đơn nhất Tổng thống Thủ tướng Nghị viện Sinhala

Tamil

Anh

 
Định nghĩa mở rộng
Quốc gia/Khu vực Thủ phủ Loại hình Người đứng đầu chính phủ Diện tích

(km²)

Dân số Ngôn ngữ chính thức Huy hiệu
  Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh Diego Garcia Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh Ủy viên hội đồng 54.400 2.500 Anh  
  Myanmar Naypyidaw Cộng hoà lập hiến nghị viện đơn nhất Cố vấn nhà nước 676.578 51.486.253 Miến Điện  
  Khu tự trị Tây Tạng (TQ) Lhasa Khu tự trị Chủ tịch 1.228.400 3.180.000 Tạng,

Quan thoại

 

Ấn Độ[213][214][215] và Pakistan[216][217] là các thế lực chính trị chiếm ưu thế trong khu vực. Ấn Độ là quốc gia rộng lớn vượt trội, chiếm khoảng ba phần tư diện tích của tiểu lục địa. Ấn Độ có dân số đông nhất, gấp khoảng ba lần tổng dân số của các quốc gia còn lại trên tiểu lục địa.[218] Ấn Độ cũng được nhìn nhận là nền dân chủ lớn nhất thế giới[219] Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ trong năm 2013–14 là 39,2 tỉ USD[220] bằng với tổng ngân sách liên bang của Pakistan là 39,3 tỉ USD vào năm 2014–15.[221]

Bangladesh là một nhà nước đơn nhất và có thể chế dân chủ nghị viện.[222] Bangladesh cũng được nhìn nhận là một trong số ít quốc gia Hồi giáo có chính thể dân chủ, đây là một quốc gia ôn hoà và nói chung là thế tục và khoan dung. Mặc dù pháp luật Bangladesh mang tính thế tục, song nhiều công dân theo đuổi một thể thức Hồi giáo bảo thủ, và một số thúc đẩy luật sharia. Các chuyên gia cho rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo thủ cho thấy ảnh hưởng của các tổ chức từ thiện Hồi giáo do nước ngoài tài trợ và người dân đi xuất khẩu lao động tại vùng vịnh Ba Tư mang theo thể thức Hồi giáo khắt khe hơn khi họ hồi hương.[223]

Quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia Nam Á chủ yếu được thúc đẩy bởi chính trị dân tuý, với bối cảnh trung tâm là xung đột Ấn Độ-Pakistan từ khi hai quốc gia giành được độc lập vào năm 1947, và sau đó là thành lập Bangladesh trong tình huống căng thẳng vào năm 1971. Vào đỉnh cao của Chiến tranh lạnh, các nhà lãnh đạo chính trị tinh hoa của Pakistan liên kết với Hoa Kỳ, còn Ấn Độ giữ vai trò chủ chốt trong việc thành lập Phong trào không liên kết và duy trì quan hệ hữu hảo với Liên Xô.

Chính trường Pakistan thuộc vào hàng có tranh chấp nhiều nhất trong khu vực. Quân đội cai trị và chính phủ bất ổn định tại Pakistan trở thành một mối quan tâm đối với khu vực Nam Á. Tại Nepal, chính trường phải đấu tranh để đi đến dân chủ, và đến thế kỷ 21 đã có các biểu hiện ủng hộ hệ thống dân chủ. Tình hình chính trị tại Sri Lanka chịu chi phối từ chủ nghĩa dân tộc Sinhala ngày càng quyết đoán, và sự trỗi dậy của phong trào ly khai Tamil dưới quyền LTTE, song nó đã bị dập tắt vào năm 2009.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “The World Factbook: South Asia”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  2. ^ “World Population Prospects - Population Division - United Nations”. esa.un.org.
  3. ^ a b “South Asia Regional Overview”. South Asian Regional Development Gateway. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2008.
  4. ^ a b “Report for Selected Countries and Subjects”. www.imf.org.
  5. ^ “Report for Selected Countries and Subjects”. www.imf.org.
  6. ^ Brunn, Stanley D.; Williams, Jack F.; Zeigler, Donald J. biên tập (2003). “Cities of South Asia”. Cities of the World: World Regional Urban Development (ấn bản thứ 3). Rowman & Littlefield Publishers, Inc. tr. 332. ISBN 978-0847698981.
  7. ^ a b c “Afghanistan”. Regional and Country Profiles South Asia. Institute of Development Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.;
    “Composition of macro geographical (continental) regions, geographical sub-regions, and selected economic and other groupings: Southern Asia”. United Nations Statistics Division.;
    Arnall, A (ngày 24 tháng 9 năm 2010). “Adaptive Social Protection: Mapping the Evidence and Policy Context in the Agriculture Sector in South Asia”. Institute of Development Studies (345).;
    “The World Bank”.;
    “Institute of Development Studies: Afghanistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.;
    “Harvard South Asia Institute: "Afghanistan". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.;
    “The BBC. "Afghanistan".;
    “The Brookings Institution”.;
    “CIA "The World Factbook". Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  8. ^ SAARC Summit. “SAARC”. SAARC Summit. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ Desai, Praful B. 2002. Cancer control efforts in the Indian subcontinent. Japanese Journal of Clinical Oncology. 32 (Supplement 1): S13-S16. "The Indian subcontinent in South Asia occupies 2.4% of the world land mass and is home to 16.5% of the world population...."
  10. ^ "Asia" > Overview. Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Online, 2009: "The Indian subcontinent is home to a vast diversity of peoples, most of whom speak languages from the Indo-Aryan subgroup of the Indo-European family."
  11. ^ "Indian Subcontinent Lưu trữ 2012-01-21 tại Wayback Machine". Encyclopedia of Modern Asia. Macmillan Reference USA (Gale Group), 2006: "The area is divided between five major nation-states, Bangladesh, India, Nepal, Pakistan and Sri Lanka, and includes as well the two small nations of Bhutan and the Maldives Republic... The total area can be estimated at 4.4 million square kilometres, or exactly 10 percent of the land surface of Asia... In 2000, the total population was about 22 percent of the world's population and 34 percent of the population of Asia."
  12. ^ a b c d “Region: Asia-Pacific”. ngày 27 tháng 1 năm 2011.
  13. ^ “10 Countries With the Largest Muslim Populations, 2010 and 2050”. Pew Research Center's Religion & Public Life Project. 2 tháng 4 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2017.
  14. ^ a b Religion population totals in 2010 by Country Pew Research, Washington DC (2012)
  15. ^ United Nations Cartographic Centre Retrieved ngày 18 tháng 6 năm 2015
  16. ^ a b c Ghosh, Partha Sarathy (1989). Cooperation and Conflict in South Asia. Technical Publications. tr. 4–5. ISBN 978-81-85054-68-1.
  17. ^ Bertram Hughes Farmer, An Introduction to South Asia, pages 1, Routledge, 1993, ISBN 0-415-05695-0
  18. ^ a b c d e f Jona Razzaque (2004). Public Interest Environmental Litigation in India, Pakistan, and Bangladesh. Kluwer Law International. tr. 3 with footnotes 1 and 2. ISBN 978-90-411-2214-8.
  19. ^ a b Michael Mann (2014). South Asia's Modern History: Thematic Perspectives. Taylor & Francis. tr. 13–15. ISBN 978-1-317-62445-5.
  20. ^ a b c Ewan W. Anderson; Liam D. Anderson (2013). An Atlas of Middle Eastern Affairs. Routledge. tr. 5. ISBN 978-1-136-64862-5., Quote: "To the east, Iran, as a Gulf state, offers a generally accepted limit to the Middle East. However, Afghanistan, also a Muslim state, is then left in isolation. It is not accepted as a part of Central Asia and it is clearly not part of the Indian subcontinent".
  21. ^ a b c “The World Bank”.
  22. ^ a b c “Institute of Development Studies: Afghanistan”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  23. ^ a b c “Harvard South Asia Institute: "Afghanistan". Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  24. ^ a b c “The BBC. "Afghanistan".
  25. ^ a b c “The Brookings Institution”.
  26. ^ a b c “CIA "The World Factbook". Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  27. ^ a b c d e f Sushil Mittal and Gene Thursby, Religions of South Asia: An Introduction, page 3, Routledge, 2006, ISBN 9781134593224
  28. ^ Keith Robbins (2012). Transforming the World: Global Political History since World War II. Palgrave Macmillan. tr. 386. ISBN 978-1-137-29656-6., Quote: "Some thought that Afghanistan was part of the Middle East and not South Asian at all".
  29. ^ Phillip Margulies (2008). Nuclear Nonproliferation. Infobase Publishing. tr. 63. ISBN 978-1-4381-0902-2., Quote: "Afghanistan, which lies to the northwest, is not technically a part of South Asia but is an important neighbor with close links and historical ties to Pakistan."
  30. ^ a b c McLeod, John (2002). The History of India. Greenwood Publishing Group. tr. 1. ISBN 978-0-313-31459-9.
  31. ^ Arthur Berriedale Keith, A Constitutional History of India: 1600–1935, pages 440–444, Methuen & Co, 1936
  32. ^ a b "Indian subcontinent". New Oxford Dictionary of English (ISBN 0-19-860441-6) New York: Oxford University Press, 2001; p. 929: "the part of Asia south of the Himalayas which forms a peninsula extending into the Indian Ocean, between the Arabian Sea and the Bay of Bengal. Historically forming the whole territory of greater India, the region is now divided between India, Pakistan, and Bangladesh.
  33. ^ N.D. Arora, Political Science for Civil Services Main Examination, page 42:1, Tata McGraw-Hill Education, 2010, 9780070090941
  34. ^ Stephen Adolphe Wurm, Peter Mühlhäusler & Darrell T. Tryon, Atlas of languages of intercultural communication in the Pacific, Asia, and the Americas, pages 787, International Council for Philosophy and Humanistic Studies, Published by Walter de Gruyter, 1996, ISBN 3-11-013417-9
  35. ^ "Indian subcontinent" > Geology and Geography.
  36. ^ The Columbia Electronic Encyclopedia, 6th ed. Columbia University Press, 2003: "region, S central Asia, comprising the countries of Pakistan, India, and Bangladesh and the Himalayan states of Nepal, and Bhutan. Sri Lanka, an island off the southeastern tip of the Indian peninsula, is often considered a part of the subcontinent."
  37. ^ Haggett, Peter (2001). Encyclopedia of World Geography (Vol. 1). Marshall Cavendish. tr. 2710. ISBN 0-7614-7289-4.
  38. ^ Navnita Chadha Behera, International Relations in South Asia: Search for an Alternative Paradigm, page 129, SAGE Publications India, 2008, ISBN 9788178298702
  39. ^ United Nations, Yearbook of the United Nations, pages 297, Office of Public Information, 1947, United Nations
  40. ^ Encyclopædia Britannica: A New Survey of Universal Knowledge (volume 4), pages 177, Encyclopædia Britannica Inc., 1947
  41. ^ Ian Copland, The Princes of pre-India in the Endgame of the British Empire: 1917–1947, pages 263, Cambridge University Press, 2002, ISBN 0-521-89436-0
  42. ^ Ben Cahoon. “Pakistan Princely States”. Worldstatesmen.org. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  43. ^ a b Kathleen M. Baker and Graham P. Chapman, The Changing Geography of Asia, page 10, Routledge, 2002, ISBN 9781134933846
  44. ^ Sarkar, Sudeshna (ngày 16 tháng 5 năm 2007). “SAARC: Afghanistan comes in from the cold”. Current Affairs – Security Watch. Swiss Federal Institute of Technology, Zürich. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  45. ^ “South Asian Organisation for Regional Cooperation (official website)”. SAARC Secretariat, Kathmandu, Nepal. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2011.
  46. ^ Chatterjee Aneek, International Relations Today: Concepts and Applications, page 166, Pearson Education India, ISBN 9788131733752
  47. ^ “SAARC Membership: India blocks China's entry for the time being”. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2015.
  48. ^ “South Asia”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  49. ^ South Asia: Data, Projects and Research Lưu trữ 2012-07-16 tại Archive.today, The World Bank
  50. ^ “SAFTA Protocol”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  51. ^ “South Asia”. Unicef.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  52. ^ “UNICEF ROSA”. Unicef.org. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
  53. ^ Geographical region and composition Lưu trữ 2011-07-13 tại Wayback Machine, Composition of macro geographical (continental) regions, geographical sub-regions, and selected economic and other groupings, United Nations
  54. ^ “Standard Country or Area Codes for Statistical Use”. Millenniumindicators.un.org. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2012. Quote: "The assignment of countries or areas to specific groupings is for statistical convenience and does not imply any assumption regarding political or other affiliation of countries or territories by the United Nations."
  55. ^ Asia-Pacific POPIN Consultative Workshop Report, Asia-Pacific POPIN Bulletin, Vol. 7, No. 2 (1995), pages 7–11
  56. ^ Mapping and Analysis of Agricultural Trade Liberalization in South Asia Lưu trữ 2009-03-19 tại Wayback Machine, Trade and Investment Division (TID), United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
  57. ^ Territories (British Indian Ocean Territory), Jane's Information Group
  58. ^ Dale Hoiberg and Indu Ramchandani, Students' Britannica India (vol. 1), page 45, Popular Prakashan, 2000, ISBN 978-0-85229-760-5
  59. ^ Vernon Marston Hewitt, The international politics of South Asia, page xi, Manchester University Press, 1992, ISBN 0-7190-3392-6
  60. ^ Dallen J. Timothy and Gyan P. Nyaupane, Cultural Heritage and Tourism in the Developing World: A Regional Perspective, page 127, Routledge, 2009, ISBN 9781134002283
  61. ^ Kishore C. Dash, Regionalism in South Asia, pages 172–175, Routledge, 2008, ISBN 0-415-43117-4
  62. ^ “subcontinent”. Oxford English Dictionary (ấn bản thứ 3). Oxford University Press. tháng 9 năm 2005. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  63. ^ “Indian subcontinent”. Oxford English Dictionary (ấn bản thứ 3). Oxford University Press. tháng 9 năm 2005. (yêu cầu Đăng ký hoặc có quyền thành viên của thư viện công cộng Anh.)
  64. ^ Asher, Catherine B.; Talbot, Cynthia (ngày 16 tháng 3 năm 2006), India Before Europe, Cambridge University Press, tr. 5–8, 12–14, 51, 78–80, ISBN 978-0-521-80904-7
  65. ^ Robert Wynn Jones (2011). Applications of Palaeontology: Techniques and Case Studies. Cambridge University Press. tr. 267–271. ISBN 978-1-139-49920-0.
  66. ^ a b John McLeod, The history of India, page 1, Greenwood Publishing Group, 2002, ISBN 0-313-31459-4
    Milton Walter Meyer, South Asia: A Short History of the Subcontinent, pages 1, Adams Littlefield, 1976, ISBN 0-8226-0034-X
    Jim Norwine & Alfonso González, The Third World: states of mind and being, pages 209, Taylor & Francis, 1988, ISBN 0-04-910121-8
    Boniface, Brian G.; Christopher P. Cooper (2005). Worldwide destinations: the geography of travel and tourism. Butterworth-Heinemann. ISBN 978-0-7506-5997-0.
    Judith Schott & Alix Henley, Culture, Religion, and Childbearing in a Multiracial Society, pages 274, Elsevier Health Sciences, 1996, ISBN 0-7506-2050-1
    Raj S. Bhopal, Ethnicity, race, and health in multicultural societies, pages 33, Oxford University Press, 2007, ISBN 0-19-856817-7
    Lucian W. Pye & Mary W. Pye, Asian Power and Politics, pages 133, Harvard University Press, 1985, ISBN 0-674-04979-9
    Mark Juergensmeyer, The Oxford handbook of global religions, pages 465, Oxford University Press US, 2006, ISBN 0-19-513798-1
    Sugata Bose & Ayesha Jalal, Modern South Asia, pages 3, Routledge, 2004, ISBN 0-415-30787-2
  67. ^ John R. Lukacs, The People of South Asia: the biological anthropology of India, Pakistan, and Nepal, page 59, Plenum Press, 1984, ISBN 9780306414077
  68. ^ Tatu Vanhanen, Prospects of Democracy: A Study of 172 Countries, page 144, Routledge, 1997, ISBN 9780415144063
  69. ^ Chris Brewster and Wolfgang Mayrhofe, Handbook of Research on Comparative Human Resource Management, page 576, Edward Elgar Publishing, 2012, ISBN 9780857938718
  70. ^ Dhavendra Kumar (2012). Genomics and Health in the Developing World. Oxford University Press. tr. 889. ISBN 978-0-19-537475-9.
  71. ^ Mariam Pirbhai (2009). Mythologies of Migration, Vocabularies of Indenture: Novels of the South Asian Diaspora in Africa, the Caribbean, and Asia-Pacific. University of Toronto Press. tr. 14. ISBN 978-0-8020-9964-8.
  72. ^ Ronald B. Inden, Imagining India, page 51, C. Hurst & Co. Publishers, 2000, ISBN 1850655200, Quote:"It is very common today in academic and official circles to speak of the Indian subcontinent as 'South Asia', thereby distinguishing it from an 'East Asia'."
  73. ^ Sugata Bose & Ayesha Jalal, Modern South Asia, pages 3, Routledge, 2004, ISBN 0415307872, Quote:"Indian subcontinent – or South Asia – as it has come to be known in more recent and neutral parlance"
  74. ^ G. Bongard-Levin, A History of India (Progress Publishers: Moscow, 1979) p. 11.
  75. ^ Romila Thapar, A History of India (Penguin Books: New York, 1966) p. 23.
  76. ^ Romila Thapar, A History of India, p. 24.
  77. ^ Possehl 2002, tr. 141–156.
  78. ^ Michaels 2004, tr. 32.
  79. ^ Witzel 1995, tr. 3-4.
  80. ^ a b c Witzel 1995.
  81. ^ a b Michaels 2004, tr. 33.
  82. ^ Flood 1996, tr. 30-35.
  83. ^ Flood 1996, tr. 33.
  84. ^ Samuel 2010, tr. 41-48.
  85. ^ Stein 2010, tr. 48-49.
  86. ^ Witzel 1995, tr. 6.
  87. ^ Samuel 2010, tr. 51-53.
  88. ^ a b Samuel 2010, tr. 25.
  89. ^ a b Hiltebeitel 2007, tr. 12.
  90. ^ Flood 1996, tr. 81–82.
  91. ^ Jacob Neusner (2009). World Religions in America: An Introduction. Westminster John Knox Press. ISBN 978-0-664-23320-4.
  92. ^ Gombrich 2006, tr. 135.
  93. ^ Trainor 2004, tr. 103, 119.
  94. ^ Jason Neelis (2010). Early Buddhist Transmission and Trade Networks: Mobility and Exchange Within and Beyond the Northwestern Borderlands of South Asia. BRILL Academic. tr. 102–106. ISBN 90-04-18159-8.
  95. ^ John Guy (2014). Lost Kingdoms: Hindu-Buddhist Sculpture of Early Southeast Asia. Metropolitan Museum of Art. tr. 9–11, 14–15, 19–20. ISBN 978-1-58839-524-5.
  96. ^ Jason Neelis (2010). Early Buddhist Transmission and Trade Networks: Mobility and Exchange Within and Beyond the Northwestern Borderlands of South Asia. BRILL Academic. tr. 114–115, 144, 160–163, 170–176, 249–250. ISBN 90-04-18159-8.
  97. ^ Deborah Klimburg-Salter (1989), The Kingdom of Bamiyan: Buddhist art and culture of the Hindu Kush, Naples – Rome: Istituto Universitario Orientale & Istituto Italiano per il Medio ed Estremo Oriente, ISBN 978-0877737650 (Reprinted by Shambala)
  98. ^ Barbara Crossette (1996). So Close to Heaven: The Vanishing Buddhist Kingdoms of the Himalayas. Vintage. tr. 84–85. ISBN 978-0-679-74363-7.
  99. ^ HJ Klimkeit; R Meserve; EE Karimov; C Shackle (2000). “Religions and religious movements”. Trong CE Boxworth; MS Asimov (biên tập). History of Civilizations of Central Asia. UNESCO. tr. 79–80. ISBN 978-92-3-103654-5.
  100. ^ Samuel 2010, tr. 193–228, 339–353, specifically pp. 76–79 and 194–199.
  101. ^ John Guy; Pierre Baptiste; Lawrence Becker; Bérénice Bellina; Robert L. Brown; Federico Carò (2014). Lost Kingdoms: Hindu-Buddhist Sculpture of Early Southeast Asia. Yale University Press. tr. 10–11. ISBN 978-0-300-20437-7.
  102. ^ Michell 1977, tr. 18, 40.
  103. ^ Hartmut Scharfe (2002). Handbook of Oriental Studies. BRILL Academic. tr. 144–153. ISBN 90-04-12556-6.
  104. ^ Craig Lockard (2007). Societies, Networks, and Transitions: Volume I: A Global History. Houghton Mifflin. tr. 188. ISBN 978-0618386123.
  105. ^ Walter M. Spink (2005). Ajanta: History and Development, Volume 5: Cave by Cave. BRILL Academic. tr. 1–9, 15–16. ISBN 90-04-15644-5.
  106. ^ “Ellora Caves – UNESCO World Heritage Centre”. Whc.unesco.org., Quote:"Ellora, with its uninterrupted sequence of monuments dating from A.D. 600 to 1000, brings the civilization of ancient India to life. Not only is the Ellora complex a unique artistic creation and a technological exploit but, with its sanctuaries devoted to Buddhism, Hinduism and Jainism, it illustrates the spirit of tolerance that was characteristic of ancient India."
  107. ^ Lisa Owen (2012). Carving Devotion in the Jain Caves at Ellora. BRILL Academic. tr. 1–10. ISBN 978-9004206298.
  108. ^ “History in Chronological Order”. Government of Pakistan. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2008.
  109. ^ See:
    • M. Reza Pirbha, Reconsidering Islam in a South Asian Context, ISBN 978-9004177581, Brill
    • The Islamic frontier in the east: Expansion into South Asia, Journal of South Asian Studies, 4(1), pp. 91–109
    • Sookoohy M., Bhadreswar – Oldest Islamic Monuments in India, ISBN 978-9004083417, Brill Academic; see discussion of earliest raids in Gujarat
  110. ^ a b c Peter Jackson (2003), The Delhi Sultanate: A Political and Military History, Cambridge University Press, ISBN 978-0521543293, pp 3–30
  111. ^ T. A. Heathcote, The Military in British India: The Development of British Forces in South Asia:1600–1947, (Manchester University Press, 1995), pp 5–7
  112. ^ Lionel Barnett (1999), Antiquities of India: An Account of the History and Culture of Ancient Hindustan, tr. 1, tại Google Books, Atlantic pp. 73–79
  113. ^ Richard Davis (1994), Three styles in looting India, History and Anthropology, 6(4), pp 293–317, doi:10.1080/02757206.1994.9960832
  114. ^ Muhammad B. Sam Mu'izz Al-Din, T. W. Haig, Encyclopaedia of Islam, Vol. VII, ed. C. E. Bosworth, E. van Donzel, W. P. Heinrichs and C. Pellat, (Brill, 1993)
  115. ^ C.E. Bosworth, The Cambridge History of Iran, Vol. 5, ed. J. A. Boyle, John Andrew Boyle, (Cambridge University Press, 1968), pp 161–170
  116. ^ History of South Asia: A Chronological Outline Columbia University (2010)
  117. ^ Muḥammad ibn Tughluq Encyclopædia Britannica
  118. ^ Firoz Shah Tughlak, Futuhat-i Firoz Shahi – Autobiographical memoirs, Translated in 1871 by Elliot and Dawson, Volume 3 – The History of India, Cornell University Archives, pp 377–381
  119. ^ Vincent A Smith, The Oxford History of India: From the Earliest Times to the End of 1911, tr. 217, tại Google Books, Chapter 2, pp. 249–251, Oxford University Press
  120. ^ Annemarie Schimmel, Islam in the Indian Subcontinent, ISBN 978-9004061170, Brill Academic, pp 20–23
  121. ^ David Lewis (ngày 31 tháng 10 năm 2011). Bangladesh: Politics, Economy and Civil Society. Cambridge University Press. tr. 44. ISBN 978-1-139-50257-3. In 1346... what became known as the Bengal Sultanate began and continued for almost two centuries.
  122. ^ Syed Ejaz Hussain (2003). The Bengal Sultanate: Politics, Economy and Coins, A.D. 1205–1576. Manohar. ISBN 978-81-7304-482-3.
  123. ^ Kulke and Rothermund, Hermann and Dietmar (2004) [2004]. A History of India. Routledge (4th edition). tr. 187–188. ISBN 0-415-32919-1.
  124. ^ Nilakanta Sastri, K. A. (1955) [reissued 2002]. A history of South India from prehistoric times to the fall of Vijayanagar. New Delhi: Indian Branch, Oxford University Press. tr. 216, 239–250. ISBN 0-19-560686-8.
  125. ^ Lodi Dynasty Encyclopædia Britannica (2009)
  126. ^ Guptajit Pathak (2008). Assam's history and its graphics. Mittal. tr. 124. ISBN 978-81-8324-251-6.
  127. ^ C. E. Bosworth (2014). New Islamic Dynasties. Edinburgh University Press. tr. 179–180. ISBN 978-0-7486-9648-2.
  128. ^ Catherine Blanshard Asher (1992). Architecture of Mughal India. Cambridge University Press. tr. 1–2. ISBN 978-0-521-26728-1.
  129. ^ John F. Richards (1995). The Mughal Empire. Cambridge University Press. tr. 97–101. ISBN 978-0-521-56603-2.
  130. ^ Pashaura Singh (2005), Understanding the Martyrdom of Guru Arjan Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, Journal of Punjab Studies, 12(1), pages 29–62; Quote (p. 29): "most of the Sikh scholars have vehemently presented this event as the first of the long series of religious persecutions that Sikhs suffered at the hands of Mughal authorities.";
    Pashaura Singh (2006). Life and Work of Guru Arjan: History, Memory, and Biography in the Sikh Tradition. Oxford University Press. tr. 23, 217–218. ISBN 978-0-19-567921-2.
  131. ^ Chris Seiple (2013). The Routledge handbook of religion and security. New York: Routledge. tr. 96. ISBN 978-0-415-66744-9.
  132. ^ Pashaura Singh and Louis Fenech (2014). The Oxford handbook of Sikh studies. Oxford, UK: Oxford University Press. tr. 236–238, 442–445. ISBN 978-0-19-969930-8.
  133. ^ Annemarie Schimmel; Burzine K. Waghmar (2004). The Empire of the Great Mughals: History, Art and Culture. Reaktion. tr. 35, 115–121. ISBN 978-1-86189-185-3.
  134. ^ Matthew White (2011). The Great Big Book of Horrible Things. W. W. Norton. tr. 234. ISBN 978-0-393-08192-3. The Mughals traditionally had been tolerant of Hinduism... Aurangzeb, however... prohibited Hindus from riding horses or litters. He reintroduced the head tax non-Muslims had to pay. Aurangzeb relentlessly destroyed Hindu temples all across India.
  135. ^ Vincent Smith (1919), The Oxford History of India, Oxford University Press, page 437
  136. ^ John Bowman (2005). Columbia Chronologies of Asian History and Culture. Columbia University Press. tr. 282–284. ISBN 978-0-231-50004-3.
  137. ^ W. Owen Cole; Piara Singh Sambhi (1978). The Sikhs: Their Religious Beliefs and Practices. Routledge. tr. 36–37. ISBN 0-7100-8842-6.
  138. ^ Lisa Balabanlilar (2012). Imperial Identity in Mughal Empire: Memory and Dynastic Politics in Early Modern Central Asia. I.B.Tauris. tr. 97, 180–181. ISBN 978-1-84885-726-1.
  139. ^ J. S. Grewal (1990). “Chapter 6: The Sikh empire (1799–1849)”. The Sikh empire (1799–1849). The New Cambridge History of India. The Sikhs of the Punjab. Cambridge University Press.
  140. ^ Patwant Singh (2008). Empire of the Sikhs: The Life and Times of Maharaja Ranjit Singh. Peter Owen. tr. 113–124. ISBN 978-0-7206-1323-0.
  141. ^ Debjani Sengupta (2015). The Partition of Bengal: Fragile Borders and New Identities. Cambridge University Press. tr. 16–19. ISBN 978-1-316-67387-4.
  142. ^ Bashabi Fraser (2008). Bengal Partition Stories: An Unclosed Chapter. Anthem. tr. 7–16. ISBN 978-1-84331-299-4.
  143. ^ Saul Bernard Cohen, Geopolitics of the world system, pages 304–305, Rowman & Littlefield, 2003, ISBN 0-8476-9907-2
  144. ^ Xinru, Liu, "The Silk Road in World History" (New York: Oxford University Press, 2010), 40.
  145. ^ "Asia" > Geology and Geography. The Columbia Electronic Encyclopedia, 6th ed. Columbia University Press, 2003: "Asia can be divided into six regions, each possessing distinctive physical, cultural, economic, and political characteristics... South Asia (Afghanistan and the nations of the Indian subcontinent) is isolated from the rest of Asia by great mountain barriers."
  146. ^ "Asia" > Geologic history – Tectonic framework. Encyclopædia Britannica. Encyclopædia Britannica Online, 2009: "The paleotectonic evolution of Asia terminated some 50 million years ago as a result of the collision of the Indian subcontinent with Eurasia. Asia's subsequent neotectonic development has largely disrupted the continent's preexisting fabric. The first-order neotectonic units of Asia are Stable Asia, the Arabian and Indian cratons, the Alpide plate boundary zone (along which the Arabian and Indian platforms have collided with the Eurasian continental plate), and the island arcs and marginal basins."
  147. ^ Chapman, Graham P. & Baker, Kathleen M., eds. The changing geography of Asia. (ISBN 0-203-03862-2) New York: Taylor & Francis e-Library, 2002; p. 10: "This greater India is well defined in terms of topography; it is the Indian sub-continent, hemmed in by the Himalayas on the north, the Hindu Khush in the west and the Arakanese in the east."
  148. ^ a b Robert M. Cutler (2007). Mehdi Amineh (biên tập). The Greater Middle East in Global Politics: Social Science Perspectives on the Changing Geography of the World Politics. BRILL. tr. xv, 112. ISBN 978-90-474-2209-9.
  149. ^ Sinvhal, Understanding Earthquake Disasters, page 52, Tata McGraw-Hill Education, 2010, ISBN 978-0-07-014456-9
  150. ^ Harsh K. Gupta, Disaster management, page 85, Universities Press, 2003, ISBN 978-81-7371-456-6
  151. ^ James R. Heirtzler, Indian ocean geology and biostratigraphy, American Geophysical Union, 1977, ISBN 978-0-87590-208-1
  152. ^ M. Asif Khan, Tectonics of the Nanga Parbat syntaxis and the Western Himalaya, page 375, Geological Society of London, 2000, ISBN 978-1-86239-061-4
  153. ^ Srikrishna Prapnnachari, Concepts in Frame Design, page 152, Srikrishna Prapnnachari, ISBN 978-99929-52-21-4
  154. ^ A. M. Celâl Şengör, Tectonic evolution of the Tethyan Region, Springer, 1989, ISBN 978-0-7923-0067-0
  155. ^ Valentin Semenovich Burtman & Peter Hale Molnar, Geological and Geophysical Evidence for Deep Subduction of Continental Crust Beneath the Pamir, page 10, Geological Society of America, 1993, ISBN 0-8137-2281-0
  156. ^ Peel, M. C.; Finlayson, B. L.; McMahon, T. A. (2007). “Updated world map of the Köppen–Geiger climate classification”. Hydrol. Earth Syst. Sci. 11 (5): 1633–1644. doi:10.5194/hess-11-1633-2007. ISSN 1027-5606. (direct: Final Revised Paper)
  157. ^ a b c John E. Olive, The Encyclopedia of World Climatology, page 115-117, Springer, 2005, ISBN 9781402032646
  158. ^ Peter D. Tyson, Global-Regional Linkages in the Earth System, page 83, Springer, 2002, ISBN 9783540424031
  159. ^ Peter D. Tyson, Global-Regional Linkages in the Earth System, page 76, Springer, 2002, ISBN 9783540424031
  160. ^ “Field Listing:: Names”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.
  161. ^ “UNGEGN List of Country Names” (PDF). United Nations Group of Experts on Geographical Names. 2007. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2011.
  162. ^ “Population of Southern Asia - Worldometers”.
  163. ^ “World Population Prospects”. Truy cập 6 tháng 9 năm 2024.
  164. ^ Baten, Jörg (2016). A History of the Global Economy. From 1500 to the Present. Cambridge University Press. tr. 249. ISBN 9781107507180.
  165. ^ a b c Cox, Wendell (tháng 1 năm 2015). “Demographia World Urban Areas” (PDF). Demographia. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2015.
  166. ^ Brinkhoff, Thomas. “The Principal Agglomerations of the World”. citypopulation.de. City Population. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2015.
  167. ^ “Population explosion: Put an embargo on industrialisation in Karachi”. Karachi: The Express Tribune. ngày 6 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2014.
  168. ^ a b Braj B. Kachru; Yamuna Kachru; S. N. Sridhar (2008). Language in South Asia. Cambridge University Press. tr. 122–127, 419–423. ISBN 978-1-139-46550-2.
  169. ^ George Cardona; Dhanesh Jain (2003). The Indo-Aryan Languages. Routledge. tr. 75–77. ISBN 978-0-415-77294-5.
  170. ^ a b Devanagari (Nagari), Script Features and Description, SIL International (2013), United States
  171. ^ Hindi, Omniglot Encyclopedia of Writing Systems and Languages
  172. ^ David Templin. “Devanagari script”. Omniglot. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2015.
  173. ^ Shamsur Rahman Faruqi (2008), Urdu Literary Culture: The Syncretic Tradition, Shibli Academy, Azamgarh
  174. ^ Peter T. Daniels; William Bright (1996). The World's Writing Systems. Oxford University Press. tr. 395. ISBN 978-0-19-507993-7.
  175. ^ Braj B. Kachru; Yamuna Kachru; S. N. Sridhar (2008). Language in South Asia. Cambridge University Press. tr. 391–394. ISBN 978-1-139-46550-2.
  176. ^ "Region: South Asia". Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2017.
  177. ^ Editor, Daniel Burke, CNN Religion. “The moment American Muslims were waiting for”. CNN. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2017.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  178. ^ a b Adams, C. J., Classification of religions: Geographical, Encyclopædia Britannica, 2007. Truy cập: ngày 15 tháng 7 năm 2010; Quote: "Indian religions, including early Buddhism, Hinduism, Jainism, and Sikhism, and sometimes also Theravāda Buddhism and the Hindu- and Buddhist-inspired religions of South and Southeast Asia".
  179. ^ Alberts, Irving, T.,. D. R. M. (2013). Intercultural Exchange in Southeast Asia: History and Society in the Early Modern World (International Library of Historical Studies). I.B. Tauris.
  180. ^ Lisa Balabanlilar (2012). Imperial Identity in Mughal Empire: Memory and Dynastic Politics in Early Modern Central Asia. I.B. Tauris. tr. 1–2, 7–10. ISBN 978-1-84885-726-1.
  181. ^ “CIA – The World Factbook – Afghanistan”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
  182. ^ a b “CIA – The World Factbook”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2012.
  183. ^ “Indian Census”. Censusindia.gov.in. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  184. ^ “Bangladesh: AT A GLANCE”. Banbeis.gov.bd. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  185. ^ “religion”. Maldives. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  186. ^ “Maldives”. Law.emory.edu. 21 tháng 2 năm 1920. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  187. ^ Maldives – Religion, countrystudies.us
  188. ^ “NEPAL” (PDF). Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  189. ^ “Population by religions” (PDF). Statistics Division of the Government of Pakistan. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2006.
  190. ^ “Table 1”. Web.archive.org. 13 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  191. ^ a b “Report for Selected Countries and Subjects”. www.imf.org.
  192. ^ “Welcome to WorldBank Group”. World Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  193. ^ “South Asia, now the fastest-growing region in the world, could take greater advantage of cheap oil to reform energy pricing”.
  194. ^ Akhtar, Adeel. “About Pakistan Stock Exchange (www.psx.com.pk)”. ksestocks.com.
  195. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CIA Names
  196. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên UN_Names
  197. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Europa
  198. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Population
  199. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :0
  200. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên :1
  201. ^ “World Economic Outlook (April 2017) – Real GDP growth”. IMF. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2017.
  202. ^ “World Economic Outlook (April 2017) – Inflation rate, average consumer prices”. IMF. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2017.
  203. ^ “GPEI”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  204. ^ Haider, Sajjad; Khan, Shameen (ngày 31 tháng 12 năm 2014). “Lost — The battle against polio”.
  205. ^ “Poverty & Equity Data Portal”. povertydata.worldbank.org.
  206. ^ Chakravarty, Manas (ngày 13 tháng 10 năm 2014). “The World Bank on India's poverty”.
  207. ^ “India - Data”. data.worldbank.org.
  208. ^ “World Bank Report”. The World Bank. 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2009. World Bank Report on Malnutrition in India
  209. ^ “Agriculture in South Asia”. World Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  210. ^ a b “UN” (PDF).
  211. ^ Dawn.com (ngày 29 tháng 5 năm 2015). “India home to world's largest number of hungry people: report”.
  212. ^ Pandey, Geeta (ngày 13 tháng 10 năm 2006). 'Hunger critical' in South Asia”. BBC News. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2010.
  213. ^ “The EU's External Relations”. Europarl.europa.eu. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  214. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  215. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  216. ^ Barry Buzan (2004). The United States and the great powers: world politics in the twenty-first century. Polity. tr. 71, 99. ISBN 978-0-7456-3374-9. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  217. ^ Hussein Solomon. “South African Foreign Policy and Middle Power Leadership”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2002. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2011.
  218. ^ “Area and Population of Countries (mid-2006 estimates)”. Infoplease. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2010.
  219. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  220. ^ “India's defence budget is one third of China: Pentagon”. Truy cập 6 tháng 9 năm 2024.
  221. ^ Haider, Irfan (ngày 3 tháng 6 năm 2014). “Finance minister unveils Rs3.945tr budget for 2014-15”. Dawn.com.
  222. ^ “The world factbook-Bangladesh”. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018.
  223. ^ Gowen, Annie. “Bangladesh's political unrest threatens economic gains, democracy”. The Washington Post. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa