Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Mawlānā Jalāl-ad-Dīn Muhammad Rūmī (tiếng Ba Tư: مولانا جلال الدین محمد رومی; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Mevlânâ Celâleddin Mehmed Rumi; tiếng Ả Rập: جلال الدين الرومي; còn gọi là Mawlānā Jalāl-ad-Dīn Muhammad Balkhī, gọi theo tên thành phố Balkh, quê hương của nhà thơ.

Jalāl ad-Dīn Muḥammad Rumi
Thời kỳThời Trung cổ
VùngHọc giả Ba Tư Hồi giáo
Trường pháiHồi giáo mật tông - Sufism
Đối tượng chính
thơ ca, thần học
Tư tưởng nổi bật
Persian poetry, Ney, Persian philosophy, Sufi philosophy, and Sufi dance

Tuy vậy cách gọi ngắn gọn và phổ biến nhất bằng tiếng Anh là: Rumi, 30 tháng 9 năm 1207 – 17 tháng 12 năm 1273) – nhà thần học, nhà thơ viết bằng tiếng Ba Tư của Hồi giáo mật tông, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Tiểu sử

sửa

Rumi sinh ở Balkh (nay là Afghanistan) trong gia đình một nhà thần học theo giáo phái Sufism[1] (tạm dịch: Hồi giáo mật tông). Từ nhỏ được học hành đến nơi đến chốn không chỉ thần học mà nhiều ngành khoa học khác.

Năm 1220 gia đình chuyển về Konya (nay là Thổ Nhĩ Kỳ). Năm 1231 bố mất, Rumi thay vị trí của bố, thành lập nhóm Mevlevi đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội của phương Đông Hồi giáo đương thời và có ảnh hưởng đến nhiều thế kỷ sau đấy. Thời kỳ này Rumi viết tập thơ: Divan và nhiều tác phẩm triết học. Là học trò của Shams-e Tabrizi, nhiều bài thơ của mình, Rumi ký tên Shams-e Tabrizi.

Tác phẩm quan trọng nhất: Masnavi-ye Manavi, trình bày những nội dung cơ bản của Hồi giáo mật tông, được Rumi thể hiện xen lẫn với những ngụ ngôn dân gian, lối viết dễ hiểu và ngôn ngữ đại chúng. Tác phẩm này có sự ảnh hưởng rất lớn đến văn học phương Đông Hồi giáo.

Cuộc đời và sáng tạo của Rumi được nhà văn Orhan Pamuk thể hiện trong tác phẩm Kara Kitap (Quyển sách đen, 1990) của mình.

 
Minh họa một trang sách của Rumi
 
Lăng mộ Rumi ở Konya, Thổ Nhĩ Kỳ

Chú thích

sửa
  1. ^ Sufism – một giáo phái thần bí của Islam xuất hiện gần như đồng thời với Islam trên cơ sở của chủ nghĩa khổ hạnh. Mục đích của Sufism là sự nhận thức chân lý tuyệt đối thông qua Tình yêu và sự hòa nhập với Thượng đế. "Con người – sáng tạo cuối cùng của Thượng đế – cần hướng tới sự hòa nhập với Người. Để đạt được điều này cần từ chối những sung sướng vật chất và kìm nén những mong muốn, khát khao ngoài một điều mong muốn khát khao duy nhất là được hoà nhập với Thượng đế". (Морочник С. Б. и Розенфельд Б. А. Омар Хайям – поэт, мыслитель, ученый. Сталинабад, 1957, tr. 15). Con đường của Sufism theo al-Ghazali có 9 bước: 1) hối hận trong lỗi lầm; 2) chịu đựng trong đau khổ; 3) mang ơn Thượng đế (Thánh Ala) vì những gì mà Ngài đã ban cho; 4) sợ hãi Đấng Tối cao; 5) hy vọng ở sự cứu rỗi; 6) tự nguyện chịu đói nghèo; 7) tránh xa cuộc đời; 8) từ chối mọi ước muốn của mình; 9) tình yêu đối với Thượng đế. Năm bước đầu tiên là con đường chung dẫn đến sự hoàn thiện tâm linh được luật Shariah xác định cho tất cả tín đồ Islam. Bốn bước cuối là của riêng Sufism. Trong mỗi bước như vậy Ghazali chia tiếp ra làm ba giai đoạn. Thí dụ, bước thứ ba: Sufi (người theo Sufism) cần nhận thức ơn huệ của Thượng đế ban cho, điều mà Ngài có thể đã không làm. Cụ thể như Ngài đã tạo ra Sufi là một cơ thể sống chứ không phải hòn đá; có nhận thức chứ không phải như động vật không biết suy nghĩ; đàn ông chứ không phải đàn bà; có sức khoẻ đầy đủ chứ không đui mù, què quặt; người tốt chứ không phải người ác độc. Tiếp đó Sufi phải biết nhìn ơn huệ của Thượng đế như là phương tiện để đạt được sự hoàn thiện sau này. Và cuối cùng phải biết coi sự đau khổ như là hạnh phúc và cảm ơn Thượng đế vì điều này. Đến đây, Sufi không chỉ biết chịu đựng đau khổ mà còn vui mừng vì đau khổ.
Xem thêm: Omar Khayyam. Thơ Rubaíyát. Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2004.

Liên kết ngoài

sửa