Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Tango (âm nhạc)

(Đổi hướng từ Tango)

Tango là một phong cách âm nhạc viết theo nhịp 2/4 hoặc 4/4, có nguồn gốc từ dân châu Âu nhập cư sang ArgentinaUruguay.[1] Loại nhạc này theo truyền thống được chơi với một cây ghita đơn hoặc một cặp ghita hoặc một ban nhạc (orquesta típica) gồm ít nhất hai cây vĩ cầm, sáo, dương cầm, double bass và ít nhất hai đàn bandoneón. Thi thoảng orquesta típica còn có thêm ghita và clarinet. Tác phẩm nhạc tango có thể không lời hoặc có lời. Âm nhạc tango và vũ điệu tango đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Lịch sử

sửa

Nguồn gốc

sửa

Những hình thức tango hiện đại phát triển từ Argentina và Uruguay từ giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, có các ghi chép về tango thế kỷ 19 và đầu thế kỷ phát triển ở CubaTây Ban Nha.[2] Dân châu Phi và các nhịp điệu của họ có ảnh hưởng lên tango, trong khi các nhạc cụ và kỹ thuật do di dân châu Âu mang đến vào thế kỷ 20 đã đóng vai trò quan trọng định hình cuối cùng cho tango.

Bản tango đầu tiên được ghi nhận là bản nhạc của Angel Villoldo, được chơi bởi các vệ binh quốc gia Pháp ở Paris. Villoldo buộc phải thu âm ở Paris bởi vì lúc đó Argentina không có phòng thu nào.

Những bản tango thuở ban đầu được tấu lên bởi các di dân ở Buenos AiresMontevideo.[3][4][5] Thế hệ người chơi tango đầu tiên được gọi là những người Guardia Vieja ("Cựu vệ binh"). Mất không ít thời gian để tango mở rộng phạm vi thính giả: vào đầu thế kỷ 20, tango là loại nhạc ưa thích của phường du đãng và găngxtơ khi viếng nhà thổ. Những điệu nhảy phức tạp nảy nở từ loại nhạc phong phú này đã phản ánh cách thức những gã đàn ông luyện tập nhảy theo nhóm, thể hiện nam tính và hòa trộn cảm xúc với tính hung hăng. Những nhạc cụ để chơi tango rất tiện mang theo người, đó là bộ ba gồm sáo, ghita, vĩ cầm; đến cuối thế kỷ 19 thì có thêm cây bandoneón. Đàn organito (một loại organ) cũng giúp phổ biến loại nhạc này rộng hơn. Eduardo Arolas là lời góp công chủ yếu trong việc truyền bá đàn bandoneón, còn Vicente Greco thì sớm chuẩn hóa bộ sáu nhạc cụ để chơi tango: một dương cầm, một contrabass, hai vĩ cầm và hai bandoneón.

Tương tự nhiều hình thức nhạc đại chúng khác, tango gắn liền với tầng lớp thấp trong xã hội và đã cố gắng giới hạn tầm ảnh hưởng của mình. Mặc cho những lời khinh miệt, có những người vẫn yêu chuộng thể loại này, chẳng hạn nhà văn Ricardo Güiraldes. Chính Güiraldes đã góp một phần công sức quốc tế hóa sự phổ biến của tango, đưa loại nhạc này lan khắp thế giới vào cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất; ông cũng viết một bài thơ nhan đề "Tango" trong đó miêu tả nhạc tango như là "tình yêu mê đắm của một bạo chúa, ghen tuông bảo vệ quyền thống trị của ngài đối với những người phụ nữ quy phục như những con thú biết vâng lời."[6]

Một bản nhạc mà về sau đã trở thành bản tango nổi danh nhất mọi thời đại[7] cũng ra đời trong thời gian này, đó là "La cumparsita". Hai đoạn đầu của nhạc phẩm được Gerardo Matos Rodríguez của Uruguay sáng tác dưới dạng hành khúc không lời vào năm 1916.[8][9]

Nguồn gốc Argentina của tango

sửa

Nhạc tango thời kỳ đầu còn chịu ảnh hưởng mang tính địa phương từ nhạc payada - loại nhạc milonga từ vùng đồng hoang Argentina và bị ảnh hưởng từ loại nhạc candombe của nô lệ châu Phi. Ở Argentina, loại nhạc milonga "xuất phát từ đồng quê" đã có từ giữa thế kỷ 18, và nguồn gốc của loại nhạc này là từ những vùng đồng hoang, chịu ảnh hưởng mạnh của âm hưởng châu Phi trong nhạc candombe. Người ta tin rằng candombe đã tồn tại và được biểu diễn ở Argentina từ khi người nô lệ đầu tiên bị đưa đến đây.[10]

Mặc dù thuật ngữ "tango" (được dùng để miêu tả một phong cách âm nhạc hoặc một vũ điệu) đã xuất hiện trên tài liệu in từ năm 1823 ở La Habana, Cuba nhưng đến 1866 thì từ này mới xuất hiện trên một tờ báo in của Argentina khi đề cập về bài hát "La Coqueta".[11] Năm 1876, một bản tango-candombe tựa đề "El Merenguengué"[12] trở nên rất thịnh hành sau thành công của nó tại carnaval Argentina-Phi diễn ra vào tháng 2 năm đó. Bản nhạc được chơi bằng ghita, vĩ cầm và sáo, phụ diễn thêm là các chiếc trống candombe Argentina-Phi. Đây được xem là một trong những điểm mốc khởi đầu cho sự ra đời và phát triển của tango.[13]

"Nhóm" nhạc tango đầu tiên khi đó gồm hai người Argentina gốc Phi, Casimiro Alcorta chơi vĩ cầm và Sinforoso chơi clarinet.[14] Họ tổ chức một số buổi hòa nhạc nhỏ ở Buenos Aires từ đầu thập niên 1870 cho đến đầu thập niên 1890. Cần ghi chí rằng cặp đôi này là tác giả và người trình bày nhiều bản nhạc tango thuở đầu tiên mà hiện nay bị quy là do tác giả "vô danh" sáng tác vì thời đó chưa có thói quen ký tên vào tác phẩm.

Trước thập niên 1900, những tango sau đây đã vang lên: "El queco" (khuyết danh, được cho là của Lino Galeano vào năm 1885),[15] "Señora casera" (khuyết danh, 1880), "Andate a la recoleta" (khuyết danh, 1880),[15] "El Porteñito" (Gabriel Diez, 1880),[15] "Tango Nº1" (Jose Machado, 1883), "Dame la lata" (Juan Perez, 1888),[15] "Que polvo con tanto viento" (khuyết danh, 1890),[15] "No me tires con la tapa de la olla" (A.A., 1893), "El Talar" (Prudencio Aragon, 1895).[16]

Bản nhạc tango đầu tiên được thu âm là "La Canguela" (1889). Bản tango đầu tiên được chứng nhận tác quyền là "El entrerriano" Rosendo Mendizabal, ra năm 1896, in năm 1898. Bản tango đầu tiên được thu âm bởi dàn nhạc giao hưởng là bản "Don Juan" của Ernesto Ponzio. Dàn nhạc của Vicente Greco đã biểu diễn bản này.[17][18]

Thập niên 1920 và 1930

sửa

Tango sớm trở nên thịnh hành ở châu Âu, bắt đầu là từ Pháp. Ca sĩ Carlos Gardel mang tango đến với lớp thính giả mới, đặc biệt là thính giả Mỹ nhờ những màn khiêu vũ của ông trong các bộ phim. Thập niên 1920, tango ra khỏi các nhà thổ và trở thành hình thức âm nhạc và khiêu vũ được tôn trọng hơn. Những trưởng ban nhạc như Roberto Firpo và Francisco Canaro bỏ sáo và thay bằng double bass. Phần lời nhạc của các bài hát tango giai đoạn này chủ yếu vẫn mang tính trọng nam, chỉ trích phụ nữ gây cho nam giới vô số phiền não. Phần vũ đạo vẫn mang tính gợi tình và dữ dội.

Carlos Gardel gắn liền với bước chuyển từ loại nhạc "găngxtơ" hạ lưu lên loại nhạc khiêu vũ trung lưu được xem trọng. Ông giúp phát triển loại hình tango-canción trong thập niên 1920 và trở thành một trong những nghệ sĩ tango nổi danh nhất mọi thời đại. Sự thành công của ông cũng là một trong những điềm báo trước "Thời đại hoàng kim của tango". Theo sau cái chết của Gardel là sự chia rẽ thành các trào lưu khác nhau trong nội bộ tango. Những nhà cải cách như Aníbal Troilo và Carlos di Sarli đối lập với những người chuộng truyền thống như Rodolfo Biagi và Juan d'Arienzo.

Thời đại hoàng kim

sửa

"Thời đại hoàng kim" của âm nhạc và vũ điệu tango thường được công nhận là giai đoạn các năm khoản từ 1935 đến 1952, gần như là cùng thời với thời đại ban nhạc lớn (big band) ở Mỹ. Tango khi này được trình diễn bởi các ban nhạc gọi là orquestas típicas, trong đó thường có nhiều nghệ sĩ biểu diễn.

Một vài trong số những ban nhạc nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng trong thời kỳ này là các ban nhạc của Juan d'Arienzo, Francisco Canaro và Aníbal Troilo. D'Arienzo được gọi là "Vua của nhịp điệu" nhờ các nhịp điệu mang tính dẫn dắt và không dứt trong nhiều bản thu âm của ông. Một ví dụ tốt để minh họa cho điều này là bản nhạc "El flete". Các bản milonga của Canaro thì nói chung chậm nhất và dễ nhảy theo nhất, và cũng vì lý do đó mà chúng thường được chơi tại các tụ điểm nhạc tango; một ví dụ điển hình để minh họa là bản "Milonga Sentimental".

Các dàn nhạc của Osvaldo Pugliese và Carlos di Sarli khởi sự từ thời hoàng kim của tango và tiếp tục biểu diễn sau đó, cho ra nhiều bản thu âm. Nhạc Di Sarli có đặc điểm là âm thanh lớn, nhấn mạnh vào nhạc cụ dây và dương cầm hơn là đàn bandoneón, chẳng hạn các bản nhạc "A la gran muñeca" và "Bahía Blanca".

Các bản thu đầu tiên của Pugliese có thể là không khác nhhiều các dàn nhạc khác nhưng ông đã phát triển một kiểu âm thanh phức tạp, phong phú và thỉnh thoảng chói tai, chẳng hạn các bản "Gallo ciego", "Emancipación" và "La yumba". Về sau, nhạc của Pugliese nhằm để nghe hơn là dùng để khiêu vũ.

Tango Nuevo

sửa

Giai đoạn sau của tango bị chi phối bởi nhạc của Ástor Piazzolla. Tác phẩm Adiós nonino của ông là tác phẩm có tầm ảnh hưởng nhất kể từ sau tác phẩm El día que me quieras (1935) của Carlos Gardel. Trong thập niên 1950, Piazzolla chủ tâm cố gắng tạo ra một hình thức âm nhạc hàn lâm hơn với các âm thanh phá vỡ đường lối của tango cổ điển, khiến ông bị những người truyền thống chế nhạo. Thập niên 1970, ở Buenos Aires sinh ra loại nhạc tango kết hợp jazz. Nghệ sĩ điển hình của trào lưu này là Litto Nebbia và Siglo XX. Trong các thập niên 1970 và 1980, bộ tám ca sĩ Buenos Aires 8 thu âm các bản nhạc tango cổ điển những phối khí công phu, với phần giai điệu phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhạc jazz. Họ cũng thu âm một album các bài hát của Piazzolla.

Thế hệ được gọi là "hậu Piazzolla" (từ 1980 về sau) bao gồm các nhạc sĩ như Dino Saluzzi, Rodolfo Mederos, Gustavo Beytelmann và Juan Jose Mosalini. Piazzolla và những người tiếp bước đã phát triển thể loại "Nuevo Tango" ("Tân Tango") hòa trộn jazz và tango cổ điển thành một phong cách trải nghiệm mới.

Tác động lên âm nhạc

sửa

Tango đã trở thành một phần trong tủ nhạc của các nghệ sĩ nhạc cổ điển nổi tiếng như giọng nam trung Jorge Chaminé (qua bản "Tangos" thu âm với nghệ sĩ bandoneón Olivier Manoury). Các nghệ sĩ như Yo-Yo Ma, Martha Argerich, Daniel Barenboim, Gidon Kremer, Plácido Domingo và Marcelo Alvarez cũng từng biểu diễn tango.

Một số nhà soạn nhạc cổ điển cũng viết nhạc tango, ví dụ Isaac Albéniz viết España (1890), Erik Satie viết Le Tango perpétuel (1914) và Igor Stravinsky viết Histoire du Soldat (1918). Danh sách nhà soạn nhạc viết nhạc từ cảm hứng tango còn có John Cage trong Perpetual Tango (1984), John Harbison trong "Tango Seen from Ground Level" (1991) và Milton Babbitt trong "It Takes Twelve to Tango" (1984).

Nhiều ca khúc phổ thông ở Mỹ cũng vay mượn giai điệu tango, như bài "Kiss of Fire" dựa trên tango "El Choclo", "I Get Ideas" dựa trên "Adiós Muchachos" và "Strange Sensation" thì dựa trên "La cumparsita".

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Termine, Laura (ngày 30 tháng 9 năm 2009). “Argentina, Uruguay bury hatchet to snatch tango honor” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  2. ^ José Luis Ortiz Nuevo El origen del tango americano Madrid and La Habana 1849
  3. ^ Norese, María Rosalía: Contextualization and analysis of tango. Its origins to the emergence of the avant-garde. Đại học Salamanca, 2002 (bản trực tuyến hạn chế xem, tr. 5, tại Google Books)
  4. ^ “Tésis Doctoral - Dra. Marta Rosalía Norese”. Investigando el Tango. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ Enrique Binda. River Plate tango or Argentine tango?. todotango.com
  6. ^ Christine Denniston. Couple Dancing and the Beginning of Tango 2003
  7. ^ McLean, Michael. Care to Tango?, Book 2. ISBN 0-7390-5100-8.
  8. ^ “ToTANGO. LA CUMPARSITA - Tango's Most Famous Song. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ “TodoTango. Ricardo García Blaya. Tangos and Legends: La Cumparsita. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2014.
  10. ^ “Alejandro Frigerio "The Argentine Candombe: Chronicle of a Death Foretold" (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.
  11. ^ "La Coqueta", 1866”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.
  12. ^ Tango-candombe afroargentino "El Merenguengué" Lưu trữ 2012-03-21 tại Wayback Machine. denorteasur.com
  13. ^ Museum House of Carlos Gardel "The Black history of Tango" Lưu trữ 2011-07-06 tại Wayback Machine. buenosaires.gov.ar
  14. ^ El negro Casimiro Alcorta y el mulato Sinforoso Lưu trữ 2006-07-12 tại Wayback Machine. rincondeltango.com
  15. ^ a b c d e Scholz, Cora (2008). Tango argentino—seine Ursprünge und soziokulturelle Entwicklung (bằng tiếng Đức). GRIN Verlag. tr. 19. ISBN 3-640-11862-6.
  16. ^ "Tango, historical note". Lưu trữ 2013-06-06 tại Wayback Machine. esto.es
  17. ^ Leyenda Don Juan Lưu trữ 2013-05-16 tại Wayback Machine. todotango.com
  18. ^ The first recording of an "Orquesta Típica" ("Typical Orchestra") (Tango Orchestra) Lưu trữ 2014-03-23 tại Wayback Machine. todotango.com