Tiêu Khắc
Tiêu Khắc (bính âm: Xiāo Kè; tiếng Trung: 蕭克; sinh ngày 14 tháng 7 năm 1907[1] - mất ngày 24 tháng 10 năm 2008), là Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tiêu Khắc | |
---|---|
Tiêu Khắc năm 1955 | |
Chức vụ | |
Nhiệm kỳ | 10 tháng 1 năm 1982 – 10 tháng 1 năm 1992 10 năm, 0 ngày |
Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | tháng 9 năm 1980 – 6 tháng 6 năm 1983 |
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc | |
Nhiệm kỳ | tháng 11 năm 1954 – tháng 9 năm 1958 |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Gia Hoà, Hồ Nam, Trung Quốc | 14 tháng 7, 1907
Mất | 24 tháng 10, 2008 Bắc Kinh, Trung Quốc | (101 tuổi)
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc |
Phục vụ | Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa |
Năm tại ngũ | 1926 - 1983 |
Cấp bậc | Thượng tướng |
Tham chiến | Chiến tranh Trung-Nhật Nội chiến Trung Quốc |
Tiểu sử
sửaTiêu Khắc sinh ra ở tỉnh Hồ Nam Trung Quốc. Năm 1927, gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc.
Tháng 4 năm 1949, Khắc thăng chức trở thành tham mưu trưởng Phương diện quân 4, dẫn dắt cấp quân này tham gia trận Quảng Đông, Quảng Tây và các nơi khác.
Ngày 27 tháng 9 năm 1955, ông được thăng chức Thượng tướng của quân đội Trung Quốc, là một trong 57 quân nhân đầu tiên được phong cấp Thượng tướng.
Trong sự kiện Thiên An Môn, ông đã cùng với một nhóm cựu binh của PLA đồng ý ký vào một bức thư phản đối họ Đặng dùng quân đội đàn áp người biểu tình. Một đoạn được trích ra trong bức thư được công bố rộng rãi:
Do những tình huống cấp bách, chúng tôi những cựu binh, xin gửi yêu cầu sau: Vì Quân đội nhân dân là của nhân dân, không được chống lại người dân, bớt giết nhân dân, không được phép bắn vào người dân và gây ra đổ máu; để ngăn chặn tình hình leo thang, quân đội không được vào Thành phố.
— Trương Ái Bình, Tiêu Khắc, Dương Đắc Chí, Tống Thế Luân, Diệp Phi, Trần Tái Đạo, Lý Tụ Khuê, Ngày 21 tháng 5 năm 1989, kính gửi bức thư đến Quân ủy Trung ương và Trụ sở Bộ Tư lệnh Thiết quân luật Thủ đô[2]
Chú thích
sửa- ^ “Biography of Xiao Ke” (bằng tiếng Trung). Xinhuanet. ngày 18 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2008.
- ^ (Chinese) Wu Renhua, "89天安门事件大事记:5月21日 星期日" Accessed 2013-07-12