Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Tiếng Wales (Cymraeg hay y Gymraeg, phát âm [kəmˈraiɡ, ə ɡəmˈraiɡ]) là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Britton của ngữ tộc Celt. Nó được sử dụng tại Wales, vài vùng của Anh, và ở Y Wladfa (khu kiều dân Wales tại tỉnh Chubut, Argentina).[6] Trước đây nó được biết tới trong tiếng Anh với các tên "the British tongue",[7] "Cambrian",[8] "Cambric"[9] và "Cymric".[10]

Tiếng Wales
Cymraeg, y Gymraeg
Phát âm[kəmˈraiɡ]
Khu vựcWales
Tỉnh Chubut, Argentina
Tổng số người nóiTrên toàn UK: có 700.000+ (2012)[1]
  • Wales: 562.016 (19,0% dân số của Wales),[2] (tài liệu từ điều tra 2011); Toàn bộ kỹ năng (nói, đọc, viết): 630.062 (reference)
  • Anh: ước tính 110.000 - 150.000
  • Tỉnh Chubut, Argentina: 5.000[3] (tài liệu từ thống kê 2011)
Dân tộcNgười Wales
Phân loạiẤn-Âu
Ngôn ngữ tiền thân
Hệ chữ viếtLatinh
Hệ thống chữ nổi tiếng Wales
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Wales
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Quy định bởiMeri Huws, Hội đồng Ngôn ngữ Wales (từ 1 tháng 4 năm 2012)[4]Chính phủ Wales (Llywodraeth Cymru)
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1cy
wel (B)
cym (T)
ISO 639-3cym
Glottologwels1247[5]
Linguasphere50-ABA
ELPWelsh
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Điều tra dân số năm 2011 cho thấy có 3,1 triệu người định cư tại Wales. Trong số này, 73% (2,2 triệu) xác nhận rằng không biết tiếng Wales. 27% (837,000) dân số toàn Wales được sinh ra ngoài Wales.[11] Trong số dân trên ba tuổi, 19% (562.000) có thể nói, và 77% trong số này biết cả đọc, viết, và nói (431.000 người – hay 15% dân số toàn Wales).[12] Có thể so sánh với điều tra năm 2001, trong đó 20,8% dân số (582.000) nhận rằng có khả năng nói.[13] Ước tính 110.000 tới 150.000 người nói tiếng Wales tại Anh.[1][14]

Lịch sử

sửa

Tiếng Wales xuất hiện vào khoảng thế kỷ 6, phát triển từ tiếng Britton Chung - tiền thân của tiếng Wales, tiếng Breton, tiếng Cornwalltiếng Cumbria đã tuyệt chủng.

Lịch sử tiếng Wales có bốn giai đoạn được xác định, với ranh giới tương đối rõ: thời kỳ ngay sau khi tách ra khỏi tiếng Britton đôi khi được gọi là tiếng Wales nguyên thủy;[15] sau đó là thời kỳ tiếng Wales cổ, kéo dài từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 12.[15] Thời Tiếng Wales trung đại nối tiếp và kéo dài đến thế kỷ 14, rồi thì thời tiếng Wales hiện đại bắt đầu.

Cái tên Welsh xuất phát từ một từ của người Anglo-Saxon, nghĩa là "tiếng nói ngoại quốc" (Walha). Nội danh của tiếng Wales là Cymraeg ("Wales" là Cymru).

Nguồn gốc

sửa

Tiếng Wales phát triển từ tiếng Britton, một ngôn ngữ Celt cổ từng được người Briton nói. Tiếng Briton đến Đảo Anh vào thời kỳ đồ đồng hoặc đồ sắt và có thể từng được nói trên toàn vùng phía nam cửa sông Forth.[16] Vào sơ kỳ Trung Cổ tiếng Briton bắt đầu phân tách, phát triển thành tiếng Wales và một số khác (tiếng Breton, tiếng Cornwall, và tiếng Cumbria). Không rõ chính xác khi nào tiếng Wales trở thành ngôn ngữ riêng.[17]

Phân bố địa lý

sửa
 
Phân bố của tiếng Wales tại Wales theo thống kê 2011.

Tiếng Wales được nói suốt chiều dài lịch sử Wales, nhưng tới năm 1911 nó trở thành một ngôn ngữ thiểu số - chỉ được 43,5% dân số nói.[18] Dù sự giảm sút tiếp diễn ở những thập niên tiếp theo, ngôn ngữ này không bị mất đi. Đầu thế kỷ 21, số phần trăm người nói bắt đầu tăng trở lại. Nghiên cứu 2004 cho thấy rằng 21,7% dân số Wales nói tiếng Wales,[19] tăng lên so với 20,8% năm 2001, và 18,5% năm 1991. Tuy nhiên, thống kê 2011 cho thấy số người nói đã giảm xuống 562.000, tức 19% dân số.[20] Thống kê này cũng thể hiện một "cú sụt lớn" ở vùng nói tiếng Wales cốt lõi, khi số người nói vùng CeredigionCarmarthenshire lần đầu tiên tụt xuống dưới 50%.[21]

Số người nói tiếng Wales tại những phần khác của Vương quốc Liên hiệp Anh chưa được thống kê chính xác. Năm 1993, kênh truyền hình tiếng Wales S4C công bố kết quả về số người nói và hiểu tiếng Wales, ước tính rằng có khoảng 133.000 người nói tiếng Wales tại Anh, khoảng 50.000 trong đó sống tại khu vực Đại London.[22] Welsh Language Board, dựa trên cơ sở nghiên cứu của Văn phòng Thống kê Quốc gia, ước tính có 110.000 người nói tiếng Wales ở Anh, và một nghìn người ở Scotland và Bắc Ireland.[23] Theo thống kê 2011, 8.248 người cho rằng tiếng Wales là tiếng bản ngữ hoặc ngôn ngữ thường dùng của họ. Những "khu" (ward) tại Anh với nhiều người xem tiếng Wales là ngôn ngữ chính là những khu ở Liverpool: Central, Greenbank, và Oswestry Nam.[24][25]

Về lịch sử, phần lớn người Wales chỉ nói tiếng Wales.[26] Trong suốt thế kỷ 20, số người đơn ngữ này gần như biến mất, trừ một số nhỏ sót lại trong thống kê 1981.[27] Đa số người nói tiếng Wales giờ cũng nói tiếng Anh (trong khi ở tỉnh Chubut, Argentina, họ có thể nói tiếng Tây Ban Nha – xem Y Wladfa). Tuy nhiên, nhiều người vẫn thích trò chuyện bằng tiếng Wales hơn tiếng Anh.

Người bản ngữ tiếng Wales tập trung chủ yếu ở miền bắc và tây Wales, chủ yếu là Gwynedd, Conwy, Denbighshire (Sir Ddinbych), Anglesey (Ynys Môn), Carmarthenshire (Sir Gâr), bắc Pembrokeshire (Sir Benfro), Ceredigion, một phần Glamorgan (Morgannwg), tây bắc và cực tây nam Powys.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b Bwrdd yr Iaith Gymraeg, A statistical overview of the Welsh language, by Hywel M Jones, page 115, 13.5.1.6, England. Published February 2012. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2016. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “WelshStatOverview” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ “Welsh speakers by local authority, gender and detailed age groups, 2011 Census”. statswales.gov.wales. ngày 11 tháng 12 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ “Wales and Argentina”. Wales.com website. Welsh Assembly Government. 2008. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.
  4. ^ “Welsh Language Commissioner”. Wales.gov.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Welsh”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  6. ^ “Taking Tea and Tortes With the Welsh In Distant Argentina”. The New York Times. ngày 3 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2010.
  7. ^ Roberts, Peter (1998), “Wales and the British Inheritance”, trong Bradshaw, Brendan; Roberts, Peter (biên tập), British Consciousness and Identity: The Making of Britain, 1533-1707, Cambridge: Cambridge University Press, tr. 24
  8. ^ Nolan, Edward Henry. Great Britain As It Is (1859). p.47
  9. ^ Jackson,John. Chronological Antiquities (1752). p.143
  10. ^ D. Walter Thomas, Edward Hughes. The Cymric language (1879)
  11. ^ “O2011 Census: Key Statistics for Wales, March 2011”. Ons.gov.uk. tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2016.
  12. ^ “Office for National Statistics 2012 report”. Ons.gov.uk. ngày 11 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2014.
  13. ^ Census 2001, Report on the Welsh language (PDF)
  14. ^ “World Directory of Minorities and Indigenous Peoples - United Kingdom: Welsh”. Minority Rights Group International. 2008. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2016.
  15. ^ a b Koch, John T. (2006). Celtic Culture: A Historical Encyclopedia. ABC-CLIO. tr. 1757.
  16. ^ Koch, pp. 291–292.
  17. ^ Koch, p. 1757.
  18. ^ “The Industrial Revolution”. Wales History. BBC. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2011.
  19. ^ “2004 Welsh Language Use Survey: the report” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2012.
  20. ^ “2011 Census: Key Statistics for Wales, March 2011”. ONS. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  21. ^ “2011 Census: Number of Welsh speakers falling”. BBC. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2012.
  22. ^ “Nigel Callaghan (1993). ''More Welsh Speakers than Previously Believed'' (on-line). Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2010”. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2010.
  23. ^ “Estimation of the number of Welsh speakers in England” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2014.
  24. ^ “QS204EW – Main language (detailed)”. Nomis Official Labour Market Statistics.
  25. ^ “2011 Census Glossary of Terms” (PDF). Office For National Statistics.
  26. ^ Janet Davies, University of Wales Press, Bath (1993). The Welsh Language, page 34
  27. ^ Williams, Colin H. (1990), “The Anglicisation of Wales”, trong Coupland, Nikolas (biên tập), English in Wales: Diversity, Conflict, and Change, Clevedon, Avon: Multilingual Matters, tr. 38–41

Liên kết ngoài

sửa