Trợ giúp:Cước chú
Trang trợ giúp này là một hướng dẫn. Nó là một hướng dẫn chi tiết các cách thực hiện quy chuẩn của Wikipedia và không phải là quy định, bởi vì nó chưa được cộng đồng xem xét một cách kỹ lưỡng. |
Tại Wikipedia, ta dùng cước chú (footnote) để ghi các nguồn tham khảo của bài viết hoặc giải thích các thông tin bên lề. Một chú thích cũng có thể bổ trợ cho nhiều câu đứng trước nó.
Chú thích nguồn
Trong bài viết, các cước chú dùng để dẫn nguồn sẽ được tự động đánh số từ nhỏ đến lớn, như thế này.[1][2] Khi nhấp vào sẽ đưa độc giả đến nguồn tham khảo của thông tin đó, thường được đặt trong đề mục "Tham khảo" ở cuối bài.
Cơ bản
Hãy kẹp nguồn tham khảo giữa các thẻ <ref>...</ref>
. Giữa dấu câu và thẻ ref không nên có ký tự trắng.
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
Rau là tên gọi chung cho những bộ phận của thực vật được con người hay động vật dùng làm thực phẩm.<ref>Nguyễn Văn Trương (1991) ''Từ điển bách khoa nông nghiệp'', Hà Nội: Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tr. 338</ref> {{tham khảo}} |
|
Bạn cũng có thể chèn liên kết ngoài vào nguồn tham khảo như thế này (chỉ là ví dụ)
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
Rau là tên gọi chung cho những bộ phận của thực vật được con người hay động vật dùng làm thực phẩm.<ref>Nguyễn Văn Trương (1991) [https://www.thuvienhanoi.org.vn/ ''Từ điển bách khoa nông nghiệp''], Hà Nội: Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tr. 338</ref> {{tham khảo}} |
Rau là tên gọi chung cho những bộ phận của thực vật được con người hay động vật dùng làm thực phẩm.[1]
|
Cuối bài
Ở cuối bài viết, đừng quên tạo đề mục "Tham khảo" và ghi <references/>
hoặc {{tham khảo}}
để hiển thị danh sách toàn bộ nguồn tham khảo của bài. Danh sách này sẽ hiển thị tất cả nội dung được kẹp trong các thẻ ref. {{tham khảo}}
được dùng phổ biến hơn <references/>
vì nó là bản mẫu và có thể định dạng được đề mục "Tham khảo".
Ví dụ:
==Tham khảo== {{tham khảo}}
Ví dụ đầy đủ
Đây chỉ là ví dụ để bạn hiểu về thẻ ref. Không khuyến khích bạn ghi nguồn như thế này khi viết bài, bài bách khoa cần được ghi nguồn bằng bản mẫu để đáp ứng với tiêu chuẩn hiện nay của Wikipedia. Có thể xem một bài mẫu ở Wikipedia:Bài viết mẫu (bấm vào các nút "sửa" để xem mã nguồn).
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
Rau là tên gọi chung cho những bộ phận của thực vật được con người hay động vật dùng làm thực phẩm.<ref>Nguyễn Văn Trương (1991) [https://www.thuvienhanoi.org.vn/ ''Từ điển bách khoa nông nghiệp''], Hà Nội: Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, tr. 338</ref> ==Tham khảo== {{tham khảo}} |
Rau là tên gọi chung cho những bộ phận của thực vật được con người hay động vật dùng làm thực phẩm.[1]
|
Tái sử dụng
Nếu bạn muốn sử dụng một chú thích nào đó nhiều lần, bạn không cần phải chép dán mà chỉ cần đặt tên cho chú thích đầu tiên rồi dùng thẻ ref đóng để tái sử dụng.
Chú thích có tên sẽ trông như sau: <ref name="tiengviet">Thông tin đầy đủ về nguồn tham khảo</ref>
Sau đó, khi bạn đặt thẻ ref đóng, nó sẽ tự trỏ về lại chú thích đầu tiên: <ref name="tiengviet" />
- Ví dụ đầy đủ
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
''Gia Định báo'' là tờ báo tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, ra mắt ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn.<ref name="HP">GS. Hoàng Phê (1988) ''Từ điển tiếng Việt''. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội, tr. 1093</ref> Thời bấy giờ, đây là phương tiện truyền thông hoàn toàn mới, giúp cho chữ Latinh có cơ hội phổ biến ở Việt Nam.<ref name="HP"/> ==Tham khảo== {{tham khảo}} |
|
Nguyên tắc đặt tên
- Các chú thích không được trùng tên với nhau.
- Hệ thống tự động phân biệt giữa viết hoa và viết thường.
- Hệ thống không chấp nhận tên chỉ bao gồm chữ số.
- Nên sử dụng tên có nghĩa để ai đọc vào cũng có thể phân biệt được nguồn nào với nguồn nào. Ví dụ,
"tuoitrevn"
rõ nghĩa hơn":1"
. - Không bắt buộc đặt tên cho các chú thích nhưng đặt tên thì sẽ tiện hơn nếu phải sử dụng nhiều lần.
- Nếu trong tên có ký tự trắng thì phải đặt tên trong dấu ngoặc kép, ví dụ
name="Tuoi Tre"
. Dấu ngoặc kép phải là ngoặc kép thẳng"
, ngoặc kép cong hay ngoặc kép xiên sẽ được hệ thống hiểu là một ký tự thuộc về chuỗi tên.
Dẫn nguồn bằng bản mẫu
Khi viết bài, cho dù là viết bằng trình soạn thảo trực quan hay mã nguồn, bạn cần dùng các bản mẫu này để đáp ứng tiêu chuẩn bài bách khoa hiện nay của Wikipedia. Bản mẫu sẽ giúp bạn ghi đầy đủ các thông tin về nguồn (tên bài, tên tác giả, ngày viết bài, nhà phát hành, ngày truy cập...).
Các bản mẫu phổ biến là (bấm vào để đọc hướng dẫn sử dụng):
Soạn thảo trực quan
Ở trình Soạn thảo trực quan, bạn vào "Chú thích nguồn" rồi làm theo các hướng dẫn trong Wikipedia:Soạn thảo trực quan/Cẩm nang.
Soạn thảo mã nguồn
Ở trình Soạn thảo mã nguồn, bạn bấm vào "Thêm chú thích" → "Chọn bản mẫu" rồi điền các thông tin cần thiết. Xong xuôi, bạn sẽ thấy các bản mẫu này được kẹp giữa các thẻ <ref>...</ref>
.
Ghi chú
Ghi chú là các cước chú nhỏ dùng để phụ chú, giải thích thêm về các thông tin trong bài. Ta dùng ghi chú mà không giải thích trực tiếp ngay trong câu để giúp câu văn không bị dài dòng và lan man. Tùy lúc mà ghi chú cũng có thể chứa một hay vài nguồn tham khảo.
Bản mẫu efn
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
Lorem ipsum dolor sit amet.{{efn|Nội dung ghi chú thứ nhất}} Consectetur adipisicing elit.{{efn|Nội dung ghi chú thứ hai}} Sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.{{efn|Nội dung ghi chú thứ ba}} {{Danh sách ghi chú}} |
|
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
Lorem ipsum dolor sit amet.{{efn-lr|Nội dung ghi chú thứ nhất}} Consectetur adipisicing elit.{{efn-lr|Nội dung ghi chú thứ hai}} Sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.{{efn-lr|Nội dung ghi chú thứ ba}} {{notelist-lr}} |
|
Cú pháp | Kết quả |
---|---|
Lorem ipsum dolor sit amet.{{efn|name=fn1|Nội dung ghi chú thứ nhất}} Consectetur adipisicing elit.{{efn|Nội dung ghi chú thứ hai}} Sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua.{{efn|name=fn1}} == Ghi chú == {{Danh sách ghi chú}} |
|
- Bài mẫu để tham khảo
Dưới đây là một số bài mẫu để tham khảo. Hãy bấm vào từng bài rồi bấm vào "Sửa đổi" để xem mã nguồn của các bài này, bạn cũng có thể copy mã nguồn về một trang nháp của riêng mình để tiện cho việc nghiên cứu và học hỏi.
- Lady Bird: Tuổi nổi loạn (bài tương đối ngắn, có 2 ghi chú)
- Chiến tranh Đường – Cao Câu Ly lần thứ nhất (bài ngắn, có 2 ghi chú được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng cách dùng thẻ tên)
- Số nguyên tố (bài dài với 6 ghi chú)
- Schutzstaffel (bài dài với 6 ghi chú, có chú thích nguồn được lồng trong ghi chú)
- Vụ án Tống Văn Sơ (bài dài và nhiều ghi chú, có chú thích nguồn được lồng trong ghi chú)
Xem thêm
- Thể loại:Bản mẫu chú thích nguồn gốc: toàn bộ bản mẫu để ghi nguồn
- en:Help:Footnotes: tài liệu nâng cao bằng tiếng Anh