đi
Tiếng Việt
sửaCách phát âm
sửaHà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
ɗi˧˧ | ɗi˧˥ | ɗi˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ɗi˧˥ | ɗi˧˥˧ |
Âm thanh (TP.HCM) (tập tin)
Chữ Nôm
sửa(trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Từ tương tự
sửaĐộng từ
sửađi
- (Người, động vật) Di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng những bước chân.
- Trẻ tập đi.
- Đi từng bước một.
- Đi bách bộ.
- Nguyễn Dữ, “Chuyện chức phán-sự ở đền Tản-viên”, trong Truyền kỳ mạn lục, bản dịch của Ngô Văn Triện[1]:
- Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô dõng-dạc, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng, quần áo, rất giống như người Tàu, tự xưng là cư-sĩ, […]
- Di chuyển đến chỗ khác bằng các phương tiện.
- Đi tàu hỏa.
- Đi máy bay.
- Đi ô tô.
- (Người) Di chuyển đến chỗ khác, không kể bằng cách gì.
- (Dùng trong những tổ hợp trước một động từ khác hoặc một danh từ) Di chuyển đến chỗ khác, nơi khác để làm việc gì đó.
- Đi ngủ.
- Đi học.
- Đi biển.
- Đi chợ.
- 1955, Hồ Biểu Chánh, “Chương 8”, trong Đại nghĩa diệt thân[2]:
- […] một là cha mẹ không bằng lòng cho chàng đi lính giúp Tây nên bắt ở nhà, hai là Ðạt thương nhớ vợ con nên kiếm chước đặng thoát thân mà bỏ rơi nàng.
- 1991, Chu Lai, Ăn mày dĩ vãng:
- Rồi tôi được đi đào tạo ở nước ngoài, được tin cậy, được cất nhắc đảm trách những cương vị nhất định.
- (Phương tiện vận tải) Di chuyển trên bề mặt.
- Ô tô đi nhanh hơn tàu hỏa.
- Xe đi chậm quá.
- (Dùng phụ sau một động từ khác) Dùng biểu thị hướng, quá trình hoạt động để dẫn đến sự thay đổi xa vị trí cũ.
- Chạy đi.
- Nhìn đi chỗ khác.
- Afanasy Afanasievich Fet, “Ласточки пропали” [Chim nhạn đã bay đi], bản dịch của Nguyễn Tùng Cương[3]:
- Chim nhạn đã bay đi,
Còn hôm trước, khi hoàng hôn
- Chim nhạn đã bay đi,
- (Dùng phụ sau một động từ khác) Dùng biểu thị hoạt động, quá trình dẫn đến kết quả làm không còn nữa, không tồn tại nữa, xóa bỏ dấu vết.
- Xóa đi dấu vết cũ.
- Cắt đi chỗ thừa.
- (Dùng phụ sau tính từ) Dùng biểu thị kết quả của một quá trình làm giảm trạng thái cũ.
- Người gầy đi.
- Ngày một kém đi.
- Nỗi buồn dịu đi.
- (Ít dùng; kết hợp hạn chế) Bay, phai, biến mất dần dần.
- Hoạt động theo một hướng nào đó.
- Vấn đề cần đi sâu.
- (Dùng trong tổ hợp "đi đến") Tiến đến một kết quả nào đó (nói về quá trình suy nghĩ, xem xét hoặc hoạt động).
- Hội nghị đi đến nhất trí.
- (Dùng trong tổ hợp "đi vào") Chuyển giai đoạn, bước vào.
- Công việc đi vào nề nếp.
- Đi vào con đường trộm cắp.
- Chuyển vị trí quân cờ, quân bài (khi đánh cờ, đánh bài).
- Đi con tốt.
- (Kết hợp hạn chế) Biểu diễn động tác võ thuật.
- Đi bài quyền.
- Đem đến tặng, biếu.
- Đi tết.
- Mang vào chân hoặc tay để che giữ.
- 1934, Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương[5]:
- Me cười: "Thầy nó trông!
Chân đi đôi giép cong,
Con tôi xinh xinh quá!
Bao giờ cô lấy chồng?"
- Me cười: "Thầy nó trông!
- 1934, Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương[5]:
- (Dùng trước "với") Phù hợp với nhau.
- Ghế không đi với bàn.
- Màu quần không đi với màu áo.
- Ỉa (lối nói kiêng tránh); đi ngoài (nói tắt).
- Đau bụng đi lỏng.
- Đi ra máu.
- Chết, biểu thị thái độ kính trọng.
- Ông cụ đã đi rồi.
- 1969, Tố Hữu, Bác ơi!:
- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!
- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Đồng nghĩa
sửaDịch
sửaDi chuyển đến chỗ khác bằng những bước chân
di chuyển đến chỗ khác bằng các phương tiện
|
Di chuyển đến chỗ khác để làm việc gì đó.
|
Di chuyển trên bề mặt
Hoạt động theo một hướng nào
|
Phù hợp với nhau
|
Từ ghép
sửaTừ liên hệ
sửaTrợ từ
sửađi
- Từ biểu thị mệnh lệnh, thúc giục khuyên răn.
- Im đi.
- Nói đi.
Dịch
sửaPhó từ
sửađi
- Từ biểu thị ý nhấn mạnh với mục đích khẳng định điều nói ra.
- Ai lại đi làm như vậy.
- Rõ quá đi rồi còn cãi làm gì.
- Cứ cho là thế đi thì đã sao.
- Vị chi là đi năm người.
Tham khảo
sửa- "đi", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng K'Ho
sửaĐại từ
sửađi
- mày.
Ghi chú sử dụng
sửaDùng khi người là người đáng kính trọng; người con rể hay con dâu dùng để gọi những người trên trong gia đình vợ hay chồng mình.
Tham khảo
sửa- Lý Toàn Thắng, Tạ Văn Thông, K'Brêu, K'Bròh (1985) Ngữ pháp tiếng Kơ Ho. Sở Văn hóa và Thông tin Lâm Đồng.
Tiếng Tày
sửaCách phát âm
sửa- (Thạch An – Tràng Định) IPA(ghi chú): [ɗi˧˧]
- (Trùng Khánh) IPA(ghi chú): [ɗi˦˥]
Danh từ
sửađi
- mật.