Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chu Tước”
Không có tóm lược sửa đổi |
n robot Thêm: fa:ققنوس سرخ |
||
Dòng 45: | Dòng 45: | ||
[[en:Vermilion Bird]] |
[[en:Vermilion Bird]] |
||
[[es:Suzaku]] |
[[es:Suzaku]] |
||
[[fa:ققنوس سرخ]] |
|||
[[fr:Oiseau vermillon]] |
[[fr:Oiseau vermillon]] |
||
[[ko:주작]] |
[[ko:주작]] |
Phiên bản lúc 14:38, ngày 10 tháng 9 năm 2010
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học Phương Đông.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Trong Thiên văn
Trong thiên văn, Chu Tước chỉ cung gồm 7 chòm sao phương nam trong Nhị thập bát tú, đó là:
- Tỉnh Mộc Hãn (sao Tỉnh)
- Quỷ Kim Dương (sao Quỷ)
- Liễu Thổ Chương (sao Liễu)
- Tinh Nhật Mã (sao Tinh)
- Trương Nguyệt Lộc (sao Trương)
- Dực Hỏa Xà (sao Dực)
- Chẩn Thủy Dẫn (sao Chẩn)
Trong đó Tỉnh tượng hình mỏ chim, Quỷ tượng hình mào chim, Liễu tượng hình diều chim, Tinh tượng hình cổ chim, Trương tượng hình bụng chim, Dực tượng hình cánh chim, Chẩn tượng hình đuôi chim.
3 sao Liễu, Tinh, Trương có vị trí gần nhau nhất trong cung Chu Tước thường xuất hiện cùng lúc trên bầu trời tạo thành một đường thẳng.
Trong Phong thủy
Ý nghĩa khác
Đối chiếu với văn minh Phương Tây, Chu Tước thường được so sánh với Phoenix, phượng hoàng lửa có sự trường sinh, sức mạnh hồi sinh. Tuy nhiên hai hình tượng và khái niệm tương ứng không giống nhau, Chu tước phương Đông không phải Phượng hoàng.
Xem thêm
Liên kết ngoài
- Bài Nhị thập bát tú trên trang web của Câu lạc bộ Thiên Văn Học Trẻ Việt Nam (VACA).
- Thiên văn
- Chòm sao