Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Cựu Đường thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Đường thư)
Nhị thập tứ sử
STT Tên sách Tác giả Số quyển
1 Sử ký Tư Mã Thiên 130
2 Hán thư Ban Cố 100
3 Hậu Hán thư Phạm Diệp 120
4 Tam quốc chí Trần Thọ 65
5 Tấn thư Phòng Huyền Linh
(chủ biên)
130
6 Tống thư Thẩm Ước 100
7 Nam Tề thư Tiêu Tử Hiển 59
8 Lương thư Diêu Tư Liêm 56
9 Trần thư Diêu Tư Liêm 36
10 Ngụy thư Ngụy Thâu 114
11 Bắc Tề thư Lý Bách Dược 50
12 Chu thư Lệnh Hồ Đức Phân
(chủ biên)
50
13 Tùy thư Ngụy Trưng
(chủ biên)
85
14 Nam sử Lý Diên Thọ 80
15 Bắc sử Lý Diên Thọ 100
16 Cựu Đường thư Lưu Hú
(chủ biên)
200
17 Tân Đường thư Âu Dương Tu,
Tống Kỳ
225
18 Cựu Ngũ Đại sử Tiết Cư Chính
(chủ biên)
150
19 Tân Ngũ Đại sử Âu Dương Tu
(chủ biên)
74
20 Tống sử Thoát Thoát
(chủ biên)
496
21 Liêu sử Thoát Thoát
(chủ biên)
116
22 Kim sử Thoát Thoát
(chủ biên)
135
23 Nguyên sử Tống Liêm
(chủ biên)
210
24 Minh sử Trương Đình Ngọc
(chủ biên)
332
- Tân Nguyên sử Kha Thiệu Mân
(chủ biên)
257
- Thanh sử cảo Triệu Nhĩ Tốn
(chủ biên)
529

Cựu Đường thư (tiếng Trung phồn thể: 舊唐書, giản thể: 旧唐书; bính âm: Jiù táng shū) là bộ sách lịch sử nằm trong 24 bộ chính sử Trung Quốc do sử quan Lưu Hú triều Hậu Tấn biên soạn. Bắt đầu vào năm Thiên Phúc thứ sáu (941) Tấn Cao Tổ Thạch Kính Đường đời Hậu Tấn lệnh cho Trương Chiêu ViễnGiả Vĩ phụ trách việc biên soạn sách sử về nhà Đường, dưới sự giám sát sửa chữa của tể tướng Triệu Oánh. Đến năm Khai Vận thứ hai đời Tấn Xuất Đế (Thạch Trọng Quý), (945) thì sách viết xong,[1] ban đầu sách có tên là Đường thư (唐書/唐书).[2] Do khi đó Lưu Hú là tể tướng giám sát việc tu sửa, xuất bản nên người ta coi sách này là do ông chủ biên.

Các sách như Quận trai độc thư chí, Trực trai thư lục giải đề, Tống sử, thiên Nghệ văn chí cùng các bản khắc thời Nam Tống đều đề tên là Đường thư, về sau để phân biệt với bộ chính sử khác là Tân Đường thư do Âu Dương Tu thời Bắc Tống biên soạn mà đổi tên thành Cựu Đường thư. Tổng cộng sách có 200 quyển, bao gồm bản kỷ 20 quyển, chí 30 quyển và liệt truyện 150 quyển. Toàn sách ghi chép về lịch sử nhà Đường từ thời Đường Cao Tổ năm Vũ Đức nguyên niên (618) cho tới thời Đường Ai Đế năm Thiên Hữu thứ tư (907).

Thời gian biên soạn và khái quát nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung của Cựu Đường thư trước thời Trường Khánh (niên hiệu vua Đường Mục Tông) đa phần đều dựa vào các sách sử cũ thời Đường do các học giả Ngô Căng, Vi Thuật, Liễu Phương, Vu Hưu LiệtLệnh Hồ Hoàn viết nên, nguồn tài lệu khá phong phú, nhưng nội dung từ sau thời Trường Khánh tương đối giản lược sơ sót, khiến cho nội dung khá rườm rà và rối rắm. Gây không ít khó khăn cho các nhà nghiên cứu lịch sử nhà Đường khi muốn tiếp cận nội dung của bộ sách.

Thời gian biên soạn Cựu Đường thư khá ngắn ngủi. Học giả Nghiêm Lệ thời Bắc Tống từng phê bình bộ chính sử này như sau: "Kỷ cương và thứ bậc không theo đúng phép tắc, bỏ qua tính kỹ lưỡng và giản lược, làm cho văn tài không được rõ ràng, khiến cho sự thật rơi rụng dần", thậm chí có khi sắp xếp tình huống của hai truyện, như quyển 101, 187 Trung nghĩa truyện đã có Vương Cầu Lễ, quyển 59 Khâu Hòa phụ truyện, quyển 186 thượng Khốc lại truyện đã có Khâu Thần Tích, quyển 102 Vi Thuật phụ truyện, quyển 190 hạ Văn uyển truyện đã có Tiêu Dĩnh Sĩ, lại như quyển 99 phụ truyện, quyển 171 đã có Trương Trọng Phương, quyển 198 thượng Tào Hiến phụ truyện, quyển 190 trong Lý Ung truyện có kèm thêm phần truyện Lý Thiện. Về cơ bản thì bộ Cựu Đường thư chỉ là sao chép lại các sách sử về nhà Đường, vốn có liên quan đến các bộ văn kiện và trích dẫn khác như Quốc sử, Thực lục cùng các tài liệu và công văn cuối thời Đường, rất nhiều chữ như "Đại Đường", "Bản Triều", "Kim Thượng" vẫn được giữ nguyên; từ sau Đường Vũ Tông là các vua Tuyên Tông, Ý Tông, Hy Tông, Chiêu Tông và Ai Đế thời Ngũ Đại, nhưng không để dưới Thực Lục, mà chỉ bắt chước chọn những cái tạp nhạp đều nghe tin gia truyền từ các sách như Đường niên bổ lụcĐường mạt tam triều văn kiến lục.

Nguồn sử liệu bảo tồn trong Cựu Đường thư đều mang giá trị nhất định. Ví như bài Thảo Tùy Dạng đế hịch văn của Lý Mật trong Tùy thưLý Mật truyện trong Tân Đường thư đều không ghi chép, chỉ có trong Cựu Đường thư thì vẫn còn giữ nguyên. Nhưng vì tài liệu văn kiện thời trước Cựu Đường thư đã hoàn chỉnh, tài liệu tỉ mỉ xác thực, tự sự chi tiết rõ ràng, chữ viết ngắn gọn có hồn, rất được đời sau xem trọng, như Quách Tử Nghi truyện đã có lời khen như sau: đầu đuôi gọn gàng, không một từ thừa, do đó có thể biết được bậc kỳ tài của sử quan nhà Đường là ở văn học vậy.[3] Giả Đam truyện được chọn đưa vào trong sách Lũng Hữu sơn nam đồHải nội hoa di đồ, là nguồn tư liệu quý giá nhất trong mảng địa lý Trung Quốc. Cựu Đường thư còn được xem như một kho sử liệu đồ sộ ghi chép về các dân tộc thiểu số Trung Quốc, như chuyện Văn Thành Công chúaKim Thành Công chúa vào đất Tây Tạng đã được đưa vào kho tàng di tích lịch sử Trung Quốc, Bên cạnh đó còn cung cấp một số tài liệu về các dân tộc ngoài Trung Hoa khi đó như Đột Quyết, Hồi Hột, Thổ Phiên, Khiết Đan.

Học giả Cố Viêm Vũ đời Minh mạt Thanh sơ từng nói: "(Cựu Đường thư) tuy phải lội giữa hàng chữ dày đặc, song sự tích rõ ràng, đầu đuôi đâu ra đấy, cũng rất đáng xem."[4] Tác giả Lý Từ Minh trong Việt Man đường độc thư ký cũng cho hay: bàn luận (Cựu Đường thư), thì khen ngợi hết lời như vớ được người đẹp. Sử gia Tư Mã Quang thời Bắc Tống khi biên soạn sách Tư trị thông giám, phần nhiều lại lấy Cựu Đường thư làm chủ thể, cân nhắc về tính hoàn chỉnh của sử liệu thì Tân Đường thư đều không thể thay thế địa vị của Cựu Đường thư. Do đó Cựu Đường thư được giới nghiên cứu và sử học coi là một kiệt tác lịch sử trong Nhị thập tứ sử.

Cuốn sách này, cùng với bộ Tân Đường thư, Tư trị thông giámThông điển là nguồn sử liệu chính yếu góp phần cho các hoạt động nghiên cứu về văn hoá, chính trị, quân sựkinh tế thời kì nhà Đường.

Khái niệm chủ yếu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Hoa triêu nguyệt tịch" (Hoa sáng, trăng chiều): Sách Cựu Đường thư, truyện La Hoằng Tín (羅弘信傳): Mỗi hoa triêu nguyệt tịch, dữ Tân Tá phú vịnh, thậm hữu tình trí (每花朝月夕、與賓佐賦詠、甚有情致), nghĩa là "Mỗi thời gian hoa sáng, trăng chiều, đọc thơ với Tân Tá, rất có ý vị".

Mục lục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản kỷ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chí 1 – Lễ nghi 1
  • Chí 2 – Lễ nghi 2
  • Chí 3 – Lễ nghi 3
  • Chí 4 – Lễ nghi 4
  • Chí 5 – Lễ nghi 5
  • Chí 6 – Lễ nghi 6
  • Chí 7 – Lễ nghi 7
  • Chí 8 – Âm nhạc 1
  • Chí 9 – Âm nhạc 2
  • Chí 10 – Âm nhạc 3
  • Chí 11 – Âm nhạc 4
  • Chí 12 – Lịch 1
  • Chí 13 – Lịch 2
  • Chí 14 – Lịch 3
  • Chí 15 – Thiên văn thượng
  • Chí 16 – Thiên văn hạ
  • Chí 17 – Ngũ hành
  • Chí 18 – Địa lý 1
  • Chí 19 – Địa lý 2
  • Chí 20 – Địa lý 3
  • Chí 21 – Địa lý 4
  • Chí 22 – Chức quan 1
  • Chí 23 – Chức quan 2
  • Chí 24 – Chức quan 3
  • Chí 25 – Dư phục
  • Chí 26 – Kinh tịch thượng
  • Chí 27 – Kinh tịch hạ
  • Chí 28 – Thực hóa thượng
  • Chí 29 – Thực hóa hạ
  • Chí 30 – Hình pháp

Liệt truyện

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cựu Ngũ Đại sử quyển 84, Tấn Thiếu đế kỷ tứ, tháng 6 năm Khai vận thứ 2, "Giám tu quốc sử Lưu Hu, sử quan Trương Chiêu Viễn cùng viết mới sách Đường thư, kỷ chí liệt truyện gồm mục lục khoảng trên 230 quyển".
  2. ^ Triệu Oánh cùng Lưu Hu dâng lên sử gia triều Đường, đều chưa dùng quá cái tên Đường thư, Sách phủ nguyên quy quyển 554 Ân tưởng viết, một rằng năm Khai Vận thứ 2 sử quán dâng sách sử mới của tiền triều là Lý thị thư, quyển 557 Thái soạn tam viết, Năm Khai Vận thứ 2 đời Tấn Thiếu Đế sử quan dâng sách được viết mới là Lý thị thư, kỷ chí liệt truyện tổng cộng 213 quyển gồm mục lục 1 quyển, tính thành 20 pho sách
  3. ^ Triệu Dực, Nhập nhị sử trát ký, quyển 16 sách Cựu Đường thư tiền bán bộ toàn dụng thực lục quốc sử cựu bản điều: "Chỉ có cựu văn là ghi chép đầy đủ, mà sử quan thời xưa, gốc đều là văn nhân, nên sức truyền đến người thợ. Như hai truyện Cao Tiên Chi, Phong Thường Thanh, ……cũng như Quách Tử Nghi truyện. ……do đó có thể biết được bậc kỳ tài của sử quan nhà Đường là ở văn học vậy. ……liệt truyện dư kia ……hành văn cực kỳ ngắn gọn và giản lược, ……bọn người viết sử Ngũ Đại, như Trương Chiêu Viễn, Cổ Vĩ Đẳng, cũng đều tinh thông sử học"."
  4. ^ Nhật tri lục, quyển 26.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Toàn văn Cựu Đường thư (tiếng Trung giản thể) tại Đại học Bắc Kinh[liên kết hỏng]
  • Trung Hoa điển tàng: Nhị Thập Ngũ Sử toàn văn (giản thể/chính thể) Lưu trữ 2006-07-04 tại Wayback Machine
  • Cựu Đường thư toàn văn (giản thể)
  • Lưu Hú (1975). Cựu Đường thư (toàn thập lục sách) (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục. ISBN 7101003192. OCLC 4080104.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]