Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Amun

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Amun-Re)
Amun
Vua của các vị thần
Amun trong hình hài một người đàn ông, đội vương miện có chóp lông, tay cầm ankhwas
Thờ phụng chủ yếuThebes, Ai Cập
Biểu tượngCừu đực
Phối ngẫuWosret
Amunet
Mut
Hậu duệKhonsu

Amun (tên khác Amon (/ɑːmən/), Amen; tiếng Hy Lạp cổ đại: μμων Ammon, μμων Hammon), vợ là nữ thần Amunet, là 2 trong 8 vị thần sơ khai đầu tiên trong tôn giáo Ai Cập cổ đại (Ogdoad).

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Người vợ đầu tiên của Amun là nữ thần chiến tranh Wosret.

Vào vương triều thứ 11, Amun trở thành vị thần bảo hộ của thành phố cổ đại Thebes, thay thế thần chiến tranh Montu[1][2]. Trong triều đại thứ 12, Amun được coi là Vua của các vị thần, vợ ông là nữ thần Mut thay cho Amunet. Amun và Mut có một người con, là thần Mặt trăng Khonsu, tạo nên "Bộ ba Theban"[2].

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cái tên của ông mang ý nghĩa là "tàng hình" hay "người ẩn thân". Người ta cho rằng ông tự tạo ra chính mình (như Ptah) trước khi tạo ra thế giới. Khi sáp nhập với Ra, ông trở thành một vị thần vừa vô hình vừa hữu hình[2].

Amun xuất hiện dưới nhiều hình hài khác nhau như ếch, rắn hổ mang, cá sấu hay khỉ. Ông có thể tự tái sinh mình bằng cách biến thành rắn và lột da. Nhưng phổ biến nhất là hình dáng một người đàn ông với cái đầu cừu hoặc một con cừu. Cuối cùng thì ông xuất hiện với hình ảnh một vị vua ngồi trên ngai vàng, đội vương miện với 2 chóp lông (tương tự Min).

Thần thoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc nổi loạn của Thebes chống lại Hyksos và với sự cai trị của Ahmose I, thần Amun nâng tầm quan trọng lên quy mô quốc gia, thể hiện việc kết hợp với thần Mặt trời Ra, trở thành thần Amun-Ra.

Vào thời kỳ Tân vương quốc, Amun được nâng lên hàng đấng sáng tạo vũ trụ, Ai Cập lúc này theo thuyết độc thần. Ông được coi là cha và người bảo vệ cho các pharaoh. Ahmose-Nefertari, người chị/em gái, đồng thời là vợ của Ahmose I, được phong tặng danh hiệu "Vợ của Amun". Danh hiệu này được dùng để gọi các bà chính cung của các pharaoh. Nữ hoàng Hatshepsut cho rằng, mẹ của bà đã thụ thai với Amun (dưới hình hài của Thutmose I)[2].

Dưới thời trị vì của Akhenaton, Amun bị thay thế bởi thần mặt trời Aten và cho xây dựng kinh đô mới tại Akhetaten (ngày nay là Amarna). Tuy nhiên, sự thờ cúng thần Aten lại bị dẹp bỏ dưới thời cai trị của pharaoh Tutankhamun, con ông, và thuyết đa thần lại được phục hồi.

Thờ cúng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thờ phượng Amun thậm chí đã lan sang các nước láng giềng, đặc biệt là Nubia. Vào triều đại thứ 23, Amun-Ra là vị thần sơ khai của Vương quốc Napata (Nubia) và người Hy Lạp coi ông là tương đương với Zeus[2].

"Lễ hội Opet" kỷ niệm ngày cưới của Amun với nữ thần Mut. Vào ngày đó, bức tượng của thần từ đền thờ Karnak được đưa xuống sông Nile, xuôi dòng về đền Luxor

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Warburton (2012:211).
  2. ^ a b c d e “Gods of Ancient Egypt: Amun”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2017.

Sách tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Sau thời trị vì của Akhenaton, hình ảnh của thần Amun được vẽ lại với nước da màu xanh biển

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Assmann, Jan (1995). Egyptian Solar Religion in the New Kingdom: Re, Amun and the Crisis of Polytheism. Kegan Paul International. ISBN 978-0710304650.
  • Ayad, Mariam F. (2009). God's Wife, God's Servant: The God's Wife of Amun (ca.740–525 BC). Routledge. ISBN 978-0415411707.
  • Cruz-Uribe, Eugene (1994). “The Khonsu Cosmogony”. Journal of the American Research Center in Egypt. 31. JSTOR 40000676.
  • Guermeur, Ivan (2005). Les cultes d’Amon hors de Thèbes: Recherches de géographie religieuse (bằng tiếng Pháp). Brepols. ISBN 90-71201-10-4.
  • Klotz, David (2012). Caesar in the City of Amun: Egyptian Temple Construction and Theology in Roman Thebes. Association Égyptologique Reine Élisabeth. ISBN 978-2-503-54515-8.
  • Kuhlmann, Klaus P. (1988). Das Ammoneion. Archäologie, Geschichte und Kultpraxis des Orakels von Siwa (bằng tiếng Đức). Verlag Phillip von Zabern in Wissenschaftliche Buchgesellschaft. ISBN 978-3805308199.
  • Otto, Eberhard (1968). Egyptian art and the cults of Osiris and Amon. Thames & Hudson.
  • Roucheleau, Caroline Michelle (2008). Amun temples in Nubia: a typological study of New Kingdom, Napatan and Meroitic temples. Archaeopress. ISBN 9781407303376.
  • Thiers, Christophe biên tập (2009). Documents de théologies thébaines tardives. Université Paul-Valéry.
  • Zandee, Jan (1948). De Hymnen aan Amon van papyrus Leiden I. 350 (bằng tiếng Hà Lan). E.J. Brill.
  • Zandee, Jan (1992). Der Amunhymnus des Papyrus Leiden I 344,Verso (bằng tiếng Đức). Rijksmuseum van Oudheden. ISBN 90-71201-10-4.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]