Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Vương tộc Welf

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Nhà Welf)
Vương tộc Welf
Quốc giaĐức, Ý, AnhIreland
Hoàng tộc cũVương tộc Este
Danh hiệu
  • Công tước xứ Bayern
  • Công tước xứ Sachsen
  • Công tước xứ Spoleto
  • Công tước xứ Toscana
  • Bá tước xứ Kurpfalz
  • Vua của La Mã Thần thánh
  • Hoàng đế La Mã Thần thánh
  • Công tước xứ Braunschweig-Lüneburg
  • Công tước xứ Lüneburg
  • Công tước xứ Braunschweig-Wolfenbüttel
  • Công tước xứ Hannover
  • Vua của Hannover
  • Công tước xứ Braunschweig
  • Vua của Anh Quốc
  • Sa hoàng
  • Vua của Đại Anh và Ireland
  • Nữ hoàng Ấn Độ
Người sáng lậpWelf I, Công tước xứ Bayern
Người cuối cùngErnst August, Công tước xứ Braunschweig
Người đứng đầuErnst August V, Công tước xứ Hannover
Sáng lậpthế kỷ 11
Giải thể1918 (Đức);
1901 (Anh và Ấn Độ)
Dân tộcĐức, Anh
Dòng nhánhNhà Hannover
Lãnh thổ của nhà Welf vào thời Heinrich Sử tử

Nhà Welf (hay còn được với tên khác là Guelf hoặc Guelph[1]) là một dòng họ quý tộc ở châu Âu mà bao gồm nhiều vua chúa Đức, Anh Quốc từ thế kỷ 11 cho tới thế kỷ 20 và hoàng đế Nga ở thế kỷ 18.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Welf là một nhánh lâu đời hơn của nhà Este, một hoàng tộc xuất phát từ vùng Maas-Mosel vào thế kỷ 8, có bà con gần với hoàng tộc Karolinger, nên được ban cho quyền cai trị vùng Oberschwaben, một nhánh khác trở thành hoàng tộc xứ Burgund. Khi Welf III, công tước của Kärnten và Verona chết vào năm 1055, người chị em Kunigunde cưới một người trong gia đình d'Este ở Lombardia, lập nên dòng họ Welf-Este. Từ năm 1070 (có gián đoạn) cho tới 1180 dòng họ này cai trị công quốc Bayern, từ 1137 bis 1180 công quốc của Sachsen và từ 1235 công quốc Braunschweig-Lüneburg.

Nhà Hannover

[sửa | sửa mã nguồn]

1692 một nhánh của họ Welf mà cai trị ở vùng Calenberg-Göttingen được phong lên làm tuyển hầu tước của Hannover. Năm 1714 dòng họ này thừa hưởng từ nhà Stuart ngai vàng của đại Anh quốc và Irland, mà họ giữ đến 1901 như là nhà Hannover. Ở Hội nghi Viên vào năm 1814 công quốc Hannover được nâng lên làm vương quốc Hannover; cho tới 1837 chung với nước Anh trong liên minh Personalunion (Từ năm 1714 cho tới 1837 tuyển hầu tước hay vua Hannover đồng thời cũng là vua của vương quốc Đại Anh và Irland.)

Nhà Welf như vậy trong thế kỷ 12 bên cạnh nhà Staufer là 2 dòng họ có thế lực nhất trong đế quốc La Mã Thần thánh, cũng như sau đó trong thế kỷ 18 và 19 với tư cách là các vua chúa của vương quốc Đại Anh và Irland. Bên cạnh Nhà Capet, dòng họ Welf là dòng họ quý tộc lâu đời nhất mà vẫn còn tồn tại ở Âu châu.
Nữ hoàng Friederike của Griechenland (trị vì từ năm 1947 tới 64) là người cuối cùng của dòng họ Welf, mà đã lên ngôi, mất vào ngày 6 tháng 8 năm 1981. Cháu của bà, ông Ernst August xứ Hannover (* 1954), chồng của công chúa Caroline của Monaco, hiện tại là gia trưởng của dòng họ Welf.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi thể chế quân chủ sụp đổ ở Đức 1918, công tước Ernst August xứ Braunschweig und Lüneburg cũng phải từ bỏ chức vị[2] và đi tị nạn với gia đình ở lâu đài Cumberland, chỗ mà cha ông đã cho xây ở Gmunden, Áo.

Gia đình ông 1925 quay trở lại công quốc cũ Braunschweig. Bang tự do Braunschweig cho lại công tước cũ một số tài sản ngày xưa, trong đó có lâu đài Blankenburglâu đài Hessenhuyện Harz bây giờ. Ernst August, con rể của nguyên hoàng đế Đức, trở thành một doanh nhân thành đạt, 1931 đổi tên chính của gia đình từ Braunschweig-Lüneburg trở lại thành Hannover, trong khi tên chính thức của gia đình (trong cả hộ chiếu) cho tới bây giờ là: Công tử / công chúa của Hannover công tước / nữ công tước của Braunschweig và Lüneburg Hoàng tử / công chúa của Đại Anh và Irland. Những thành viên của gia đình có quốc tịch Đức, Anh và Áo; họ tiếng Anh là Guelph thêm chữ His / Her Royal Highness. Tuy nhiên khi thế chiến thứ Nhất bùng nổ, đưa tới sự chia cách giữa hoàng tộc Anh cầm quyền và nhánh ở Đức, thái tử cuối cùng của nhà Hannover, Ernst August xứ Hannover (1845–1923) vào ngày 13 tháng 5 năm 1915 không còn được công nhận huân chương quý giá nhất của hoàng tộc Anh (Order of the Garter) bởi vua George V của Anh và vào ngày 28 tháng 3 năm 1919 vì bị xem là kẻ thù của đế quốc Anh mất cả danh tước 3rd Duke of Cumberland and Teviotdale, 3rd Earl of Armagh.[3]

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thế chiến thứ 2, Ernst August xứ Hannover bị cáo buộc là đã hưởng lợi từ cuộc chiến tranh, lợi dụng tình trạng khó khăn của các doanh nhân người Do Thái, mua bán hãng xưởng của họ với giá thật rẻ, và bóc lột tù nhân phải làm việc trong tình trạng dã man tại các công xưởng sản xuất vũ khí chiến tranh của ông tại Áo, cũng như sau chiến tranh đã bán đấu giá di sản văn hóa của Đức.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Jones, B. (2013). Dictionary of World Biography. Canberra, Australia: Australian National University. tr. 356. ISBN 9781922144492.
  2. ^ Die Abdankungsurkunde (Niedersächsisches Landesarchiv)
  3. ^ Siehe englischer Artikel Prince Ernest Augustus, 3rd Duke of Cumberland and Teviotdale
  4. ^ ohne Skrupel Die dunklen Geschäfte der Welfen Lưu trữ 2014-08-21 tại Wayback Machine, ARD, 18.08.2014

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hans-Georg Aschoff: Die Welf: xứ der Reformation bis 1918. Kohlhammer Verlag, Stuttgart 2010. ISBN 978-3-17-020426-3
  • Josef Fleckenstein: Über die Herkunft der Welf und ihre Anfänge in Süddeutschland. in: Studien und Vorarbeiten zur Geschichte des großfränkischen und frühdeutschen Adels. Hrsg. xứ Gerd Tellenbach. Albert, Freiburg/B 1957, S. 71–136.
  • Werner Hechberger, Florian Schuller (Hrsg.): Staufer und Welf. Zwei rivalisierende Dynastien im Hochmittelalter. Pustet, Regensburg 2009. ISBN 978-3-7917-2168-2. (Rezension)
  • Werner Hechberger: Staufer und Welf 1125–1190. Zur Verwendung xứ Theorien in der Geschichtswissenschaft. Böhlau, Köln 1996. ISBN 3-412-16895-5
  • Rainer Jehl (Hrsg.): Welf VI. Thorbecke, Sigmaringen 1995. ISBN 3-7995-4173-X
  • Gudrun Pischke: Die Landesteilungen der Welf im Mittelalter. Lax, Hildesheim 1987. ISBN 3-7848-3654-2
  • Torsten Riotte: Hannover in der britischen Politik (1792–1815). Dynastische Verbindung als Element außenpolitischer Entscheidungsprozesse. LIT, Münster 2005. ISBN 3-8258-7551-2
  • Georg Schnath: Das Welf-Haus als europäische Dynastie. in: Georg Schnath: Streifzüge durch Niedersachsens Vergangenheit. Lax, Hildesheim 1968.
  • Detlev Schwennicke: Europäische Stammtafeln. Stargardt, Marburg 1978ff und Klostermann, Frankfurt a.M.
    • Bd 1/1. Die fränkischen Könige und die Könige und Kaiser, Stammesherzoge, Kurfürsten, Markgrafen und Herzoge des Heiligen Römischen Reiches Deutscher Nation. Klostermann, Frankfurt am Main 1989. ISBN 3-465-02743-4
    • Bd 3/4. Das feudale Frankreich und sein Einfluß auf die Welt des Mittelalters. Stargardt, Marburg 1989. ISBN 3-87775-022-2 und ISBN 3-465-02716-7
  • Bernd Schneidmüller: Die Welf. Herrschaft und Erinnerung. Kohlhammer, Stuttgart 2000. (behandelt nur die Zeit vom 9. bis 13. Jh.) ISBN 3-17-014999-7

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]