Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Họ Ô tác

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Otidiformes)
Họ Ô tác
Thời điểm hóa thạch: 13–0 triệu năm trước đây
Miocen – gần đây
Ô tác Kori
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Nhánh Neognathae
Nhánh Neoaves
Nhánh Otidimorphae
Bộ (ordo)Otidiformes
Wagler, 1830
Họ (familia)Otididae
Rafinesque, 1815[1][2]
Các chi
11 chi, 26 loài. Xem văn bản.
Danh pháp đồng nghĩa
Gryzajidae Brodkorb, 1967

Họ Ô tác (danh pháp khoa học: Otididae) là một số loài chim lớn sinh sống trên đất liền, chủ yếu gắn liền với các vùng đồng cỏ thảo nguyên khô và rộng tại Cựu Thế giới, theo truyền thống xếp trong bộ Sếu (Gruiformes), nhưng nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây cho thấy việc xếp như vậy làm cho bộ Sếu trở thành đa ngành và người ta tách các loài ô tác ra xếp trong bộ của chính chúng là Otidiformes[3][4][5]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài ô tác là chim ăn tạp và chim cơ hội, ăn các loại lá, chồi, hạt, quả, động vật không xương sốngđộng vật có xương sống nhỏ.[6] và làm tổ trên mặt đất, làm cho trứng và con non trở nên rất dễ bị tổn thương trước những kẻ săn mồi. Chúng đi lại vững vàng trên đôi chân to khỏe có các ngón lớn trong khi tìm kiếm thức ăn. Chúng có các cánh dài và rộng với các đầu cánh giống như các ngón tay với kiểu bay nổi bật, nhưng phần lớn các loài ưa thích đi hoặc chạy hơn là bay. Nhiều loài có cách thức thể hiện mời gọi quan hệ tình dục lạ mắt, như phình to túi cổ họng hay dựng đứng các mào lông trau chuốt tỉ mỉ. Chim mái đẻ 3-5 trứng lốm đốm sẫm màu trong những chỗ chúng cào bới vào lòng đất và ấp trứng một mình.[7] Ngoài mùa sinh sản, ô tác thích sống thành đàn, nhưng chúng rất thận trọng và rất khó tiếp cận trong khu vực sinh sống thoáng đãng mà chúng ưa thích.

Phần lớn các loài đang bị suy giảm hoặc đang nguy cấp do bị mất môi trường sống và bị săn bắn, thậm chí ngay cả tại các khu vực về mặt danh nghĩa thì chúng được bảo vệ. Một quần thể đáng kể chim ô tác sinh sống tại Hungary, nơi mà khu vực thảo nguyên Đông Âu kết thúc, gần thị trấn Dévaványa. Một quần thể lớn khác khoảng 6.000-7.000 con sống gần Saratov thuộc Nga. Tại Việt Nam, loài duy nhất được tìm thấy là Houbaropsis bengalensis (đồng nghĩa: Eupodotis bengalensis) với tên gọi là chim ô tác. Tại Trung Quốc, chim ô tác có tên gọi chung là bảo (鴇). Người Trung Quốc xưa coi chúng là các loài chim dâm dật.

Chi và loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Ô tác Macqueen gần đây đã được tách ra từ ô tác Houbara như là một loài riêng rẽ.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Cohen (2011)[8].

Otididae

Lissotis

Ardeotis

Tetrax

Otis

Chlamydotis

Houbaropsis

Sypheotides

Lophotis

Heterotetrax

Afrotis

Eupodotis

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rafinesque, Constantine Samuel (1815). Analyse de la nature ou, Tableau de l'univers et des corps organisés (bằng tiếng Pháp). Palermo: Self-published. tr. 70.
  2. ^ Bock, Walter J. (1994). History and Nomenclature of Avian Family-Group Names. Bulletin of the American Museum of Natural History. Number 222. New York: American Museum of Natural History. tr. 137, 252.
  3. ^ IOC World Bird List: Bustards, mesites, Kagu, seriemas, flufftails & finfoots, tra cứu ngày 04-112015
  4. ^ Hackett et al.: A Phylogenomic Study of Birds Reveals Their Evolutionary History. Science 27-06-2008: Vol. 320. No. 5884, pp. 1763–1768 doi:10.1126/science.1157704
  5. ^ Erich D. Jarvis et al.: Whole-genome analyses resolve early branches in the tree of life of modern birds. 12-12-2014, Science, 346 (6215), doi:10.1126/science.1253451
  6. ^ del Hoyo J., Elliott A. & Sargatal J. (chủ biên) (1996) Handbook of the Birds of the World. Volume 3: Hoatzin to Auks. Lynx Edicions. ISBN 84-87334-20-2
  7. ^ Archibald, George W. (1991). Forshaw, Joseph (biên tập). Encyclopaedia of Animals: Birds. London: Merehurst Press. tr. 98–99. ISBN 1-85391-186-0.
  8. ^ Cohen C. (2011), The phylogenetics, taxonomy and biogeography of African arid zone terrestrial birds: the bustards (Otididae), sandgrouse (Pteroclidae), coursers (Glareolidae) and Stone Partridge (Ptilopachus). Luận án tiến sĩ, Đại học Cape Town.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sibley, Charles G., Jon E. Ahlquist (1990): Phylogeny and Classification of the Birds: A Study in Molecular Evolution, New Haven, Nhà xuất bản đại học Yale, ISBN 0300040857
  • Knox, Alan G., Martin Collinson, Andreas J. Helbig, David T. Parkin & George Sangster (tháng 10 năm 2002): Taxonomic recommendations for British birds, Ibis, 144 (4), các trang 707-710, doi:10.1046/j.1474-919X.2002.00110.x
  • Ecology and conservation of Steppe-Land birds của Gerard Bota và ctv., International Symposium on Ecology and Conservation of Steppe-land birds. Lynx Edicions 2005. 343 trang. ISBN 84-87334-99-7

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]