Pitchfork (website)
Ảnh chụp màn hình
Tập tin:Pitchfork.com screenshot.png Ảnh chụp màn hình trang chủ của Pitchfork | |
Loại website | Tạp chí âm nhạc điện tử |
---|---|
Có sẵn bằng | Tiếng Anh |
Chủ sở hữu | Condé Nast |
Tạo bởi | Ryan Schreiber |
Biên tập viên | Puja Patel |
Website | pitchfork |
Thương mại | Có |
Yêu cầu đăng ký | Không |
Bắt đầu hoạt động | 1995 | (dưới tên Turntable)
Tình trạng hiện tại | Hoạt động |
Pitchfork là một tạp chí Internet xuất bản hàng ngày có trụ sở tại Chicago, với nội dung chuyên phê bình âm nhạc, bình luận, tin tức âm nhạc và phỏng vấn nghệ sĩ. Tạp chí này chủ yếu tập trung vào nhạc indie,[1] đặc biệt là indie rock. Tuy nhiên, phạm vi nhạc mà website quan tâm còn được mở rộng ra tới những thể loại như electronic, pop, hip hop, dance, folk, jazz, metal và nhạc thử nghiệm.
Website được thành lập năm 1995, tập trung phê bình những sản phẩm âm nhạc mới ra mắt, nhưng đồng thời cũng phê bình cả các album tái bản và tuyển tập. Tạp chí này cũng thường xuất bản các danh sách "hay nhất" – ví dụ như những album hay nhất của thập niên 1970, 1980 và 1990, hay những ca khúc hay nhất thập niên 1960 – cũng như danh sách những bài hát và album hay nhất của từng năm kể từ 1999.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Pitchfork được lập ra ở Minneapolis, Minnesota với người sáng lập là Ryan Schreiber vào cuối năm 1995, ngay khi vừa mới tốt nghiệp trung học phổ thông.[2] Chịu ảnh hưởng từ những tạp chí tự xuất bản ở địa phương và chương trình phát thanh đại học KUOM, Schreiber, dù chưa từng có kinh nghiệm viết lách, đã quyết định đem tới cho Internet một nguồn thông tin cập nhật thường xuyên về âm nhạc độc lập.[3] Ban đầu với tên gọi Turntable, website chỉ cập nhật hàng tháng với những bài phỏng vấn và phê bình. Từ tháng 5 năm 1996, tạp chí bắt đầu được xuất bản hàng ngày, và đổi tên thành "Pitchfork", để chỉ hình xăm của Tony Montana trong bộ phim Scarface năm 1983.[4]
Vào đầu năm 1999, Schreiber đã chuyển Pitchfork từ trụ sở tại Minneapolis tới Chicago, Illinois. Kể từ đó, website đã được mở rộng ra và xuất bản bốn hoặc năm bài phê bình hàng ngày, cùng những bài phỏng vấn, chuyên đề và cột báo rải rác. Tạp chí cũng bắt đầu thu hút một lượng người ủng hộ do sự phủ sóng rộng rãi của âm nhạc underground và cả phong cách viết của tờ báo, vốn thường không bị gò bó bởi những quy ước của báo in. Vào tháng 10 trong năm đó, tạp chí đã bổ sung thêm một phần là tin tức âm nhạc hàng ngày. Vào tháng 4 năm 2008, Pitchfork Media đã cho ra mắt Pitchfork.tv, một website chuyên trình chiếu các vieo về các nghệ sĩ nhạc indie, thường là những ban nhạc và nghệ sĩ mà đã xuất hiện trên pitchforkmedia.com.
Pitchfork hiện nay đã thu hút một lượng độc giả vào khoảng 240.000 mỗi ngày, và hơn 1,5 triệu người đến thăm khác nhau mỗi tháng, khiến đây là tạp chí âm nhạc trực tuyến chuyên về nhạc indie phổ biến nhất.[5] Vào 24 tháng 10 năm 2003, tác giả của Pitchformula.com thông báo rằng Pitchfork đã xuất bản 5,575 bài phê bình từ 158 tác giả khác nhau, với độ dài trung bình là khoảng 520 từ.[6] Tuy nhiên, đây là dữ liệu kể từ trước 2003; và từ đó đến nay website tiếp tục phát hành những bài phê bình gần như hàng ngày, trừ những ngày cuối tuần và ngày lễ. Hiện nay, tạp chí có khoảng 50 cây bút phê bình làm việc tự do trên khắp thế giới và khoảng 20 nhân viên làm việc toàn thời gian ở Chicago và New York.[3]
Ảnh hưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Pitchfork đã được ví như "Pravda của indie rock"[7] hay "thánh địa Mecca của nhạc indie".[3] Những ý kiến của Pitchfork đã gia tăng tầm ảnh hưởng văn hóa trong những năm gần đây; một số hãng truyền thông lớn đã xem website như thước đo của nền âm nhạc indie, và những trích dẫn từ các bài đánh giá tốt từ website cũng được sử dụng ngày càng nhiều ở các thông cáo báo chí và gắn lên trên mặt trước của những đĩa CD. Pitchfork cũng được ghi nhận là đóng vai trò trong việc đưa một số nghệ sĩ đến với công chúng[4], ví dụ như Arcade Fire, Sufjan Stevens, Clap Your Hands Say Yeah, Interpol, The Go! Team, Junior Boys, The Books, Broken Social Scene, Cold War Kids, Wolf Parade, Tapes 'n Tapes, và Titus Andronicus, dù ảnh hưởng thực sự của website đến sự nổi tiếng của những nhóm này vẫn còn gây tranh cãi.
Trái lại, Pitchfork cũng được xem là có ảnh hưởng tiêu cực đến một số nghệ sĩ indie. Những phê bình của Pitchfork có thể có ảnh hưởng đáng kể đến độ nổi tiếng của một album, đặc biệt nếu trước đấy nó chỉ có một lượng khán giả hạn chế hay được phát hành tại một hãng thu âm độc lập. Một bài đánh giá 0.0 cho album Travistan của cựu ca sĩ nhóm Dismemberment Plan, Travis Morrison đã dẫn tới sự sụt giảm doanh thu đáng kể và album gần như bị đưa vào danh sách đen của các trạm radio của trường đại học.[4]
Hệ thống chấm điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Những bài đánh giá của Pitchfork sử dụng hai hệ thống chấm điểm khác nhau:
- Những bài phê bình từng nhạc phẩm đơn lẻ trước kia được chấm từ 1 đến 5 sao, nhưng kể từ 15 tháng 1 năm 2007, website đưa vào một hệ thống mới gọi là "Forkcast". Ở hệ thống này, thay vì cho từng ca khúc một điểm cụ thể, người đánh giá chỉ đơn giản dán nhãn chúng vào một trong những mục mà để tự người đọc giải thích, gồm "New Music", "Old Music", "Video", "Advanced Music", "Rising", "WTF", hạng mục cho những ca khúc mà được họ yêu thích nhất, "On Repeat", và kém ưa thích nhất, "Delete".
- Những bài phê bình album được chấm theo thang điểm 10.0, làm tròn tới 1/10.
Danh sách album và bài hát của năm do Pitchfork phát hành
[sửa | sửa mã nguồn]Album của năm
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Nghệ sĩ | Album | Quốc gia | Nguồn |
---|---|---|---|---|
1998 | Sunny Day Real Estate | How It Feels | Hoa Kỳ | [8] |
1998 (đánh giá lại) | Outkast | Aquemini | [9] | |
1999 | The Dismemberment Plan | Emergency & I | [10] | |
2000 | Radio Head | Kid A | Anh Quốc | [11] |
2001 | The Microphones | The Glow Pt.2 | Hoa Kỳ | [12] |
2002 | Interpol | Turn On the | [13] | |
2003 | The Rapture | Echoes | [14] | |
2004 | Arcade Fire | Funeral | Canada | [15] |
2005 | Sufjan Stevens | Illinois | Hoa Kỳ | [16] |
2006 | The Knife | Silent Shout | Thuỵ Điển | [17] |
2007 | Panda Bear | Person Pitch | Hoa Kỳ | [18] |
2008 | Fleet Foxes | Sun | [19] | |
2009 | Animal Collective | Merriweather | [20] | |
2010 | Kanye West | My Beautiful | [21] | |
2011 | Bon Iver | Bon Iver, Bon | [22] | |
2012 | Kendrick Lamar | Good Kid, | [23] | |
2013 | Vampire Weekend | Modern | [24] | |
2014 | Run the Jewels | Run the | [25] | |
2015 | Kendrick Lamar | To Pimp a | [26] | |
2016 | Solange | A Seat at the | [27] | |
2017 | Kendrick Lamar | Damn | [28] | |
2018 | Mitski | Be the | Nhật Bản/Hoa Kỳ | [29] |
2019 | Lana Del Rey | Norman | Hoa Kỳ | [30] |
Lỗi: không có trang nào được chỉ định (trợ giúp).
Bài hát của năm
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Internet Underground Music Archive
- CMJ
- Drowned in Sound
- I Love Music
- Metacritic
- PopMatters
- Tiny Mix Tapes
- Trouser Press
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Burns, Anna. “Pitchfork Media”. ABC.net. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Ryan Schreiber”. NNDB. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
- ^ a b c Lindvall, Helienne (ngày 17 tháng 3 năm 2010). “Behind the music: An interview with Pitchfork founder Ryan Schreiber”. The Guardian. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
- ^ a b c du Lac, Josh Freedom (ngày 30 tháng 4 năm 2006). “Giving Indie Acts A Plug, or Pulling It”. The Washington Post. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2006.
- ^ Itzkoff, Dave (2006). “The Pitchfork Effect”. Wired. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2006.
- ^ Wilson, Loren Jan. “Statistics for the reviews database”. pitchformula.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2006.
- ^ “Ryan Schreiber”. TIME. ngày 4 tháng 4 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2013.
- ^ “Pitchfolk Special Report”. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 1999.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “The 50 Best Albums Of 1998”.
- ^ “Top 10 Albums Of 1999”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Top 20 Albums Of 2000”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Top 20 Albums Of 2001”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016.
- ^ “Top 50 Albums Of 2002”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Top 50 Albums Of 2003”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Top 50 Albums Of 2004”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Top 50 Albums Of 2005”. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2011.
- ^ “Top 50 Albums Of 2006”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “Top 50 Albums Of 2007”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “The 50 Best Albums Of 2008”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “The Top 50 Albums Of 2009”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “The Top 50 Albums Of 2010”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2011.
- ^ “The Top 50 Albums Of 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016.
- ^ “The Top 50 Albums Of 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2016.
- ^ “The Top 50 Albums Of 2013”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2015.
- ^ “The 50 Albums Of 2014”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2014.
- ^ “The Top 50 Albums Of 2015”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2021.
- ^ “The 50 Best Albums Of 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2021.
- ^ “The 50 Best Albums Of 2017”.
- ^ “The 50 Best Albums Of 2018”.
- ^ “Best Albums 2019”.
- ^ “Staff Lists: The Top 100 Tracks of 2013”. Pitchfork. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
- ^ [1]
- ^ [2]
- ^ “The 100 Best Songs Of 2016”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2021.
- ^ “The 100 Best Songs Of 2017”.
- ^ “The 100 Best Songs Of 2018”.
- ^ “The 100 Best Songs Of 2019”.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Pitchfork Tv Lưu trữ 2008-04-11 tại Wayback Machine
- Pitchfork Media Lưu trữ 2008-03-28 tại Wayback Machine
- Pitchfork Music Festival