Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Rối loạn tic

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Rối loạn Tic)
Tic
Ví dụ về trẻ em bị tic vận động
Khoa/NgànhTâm thần học, Thần kinh học

Rối loạn tic được định nghĩa trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) dựa trên loại (tic vận động hoặc tic âm thanh) và thời gian của tic (chuyển động đột ngột, nhanh chóng, không theo nhịp điệu).[1] Rối loạn tic được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa tương tự trong bảng mã ICD-10.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản sửa đổi lần thứ năm của Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) xuất bản vào tháng 5 năm 2013 phân loại hội chứng Tourette và rối loạn tic là các rối loạn vận động được liệt kê trong danh mục rối loạn phát triển thần kinh.[3]

Mã DSM-5 phân loại rối loạn tic theo thứ tự mức độ nghiêm trọng tăng dần:[3]

  • 307.20 Rối loạn tic biệt định khác (nêu cụ thể lý do)
  • 307.20 Rối loạn tic không biệt định
  • 307.21 Rối loạn tic nhất thời
  • 307.22 Rối loạn tic vận động hoặc tic lời nói mạn tính (nêu cụ thể tic vận động hay là tic âm thanh)
  • 307.23 Hội chứng Tourette

Rối loạn phối hợp phát triểnrối loạn vận động rập khuôn cũng được xếp vào nhóm rối loạn vận động.[4][5]

Mã chẩn đoán ICD-10 là:[6]

F95. Các rối loạn Tic[7]
Mã ICD Rối loạn Mô tả
F95.0 Rối loạn Tic nhất thời Hội đủ các tiêu chuẩn chung của một rối loạn Tic nhưng thời gian của nó không kéo dài hơn 12 tháng, Tic thường có dạng giật mắt, nhăn mặt F95.1 Rối loạn Tic vận động hoặc lời nói mạn tính Đáp ứng các tiêu chuẩn chung của rối loạn tic trong đó có tic vận động hay âm thanh (nhưng không có cả hai), có thể là một loại hay nhiều loại (thường là một loại) và kéo dài hơn một năm
F95.2 Rối loạn kết hợp Tic lời nói với Tic vận động nhiều loại [Hội chứng Tourette] - Một dạng của rối loạn Tic trong đó đang có, hoặc đã có đồng thời các Tic vận động nhiều loại và một hoặc nhiều Tic lời nói, mặc dù không cần thiết chúng phải xuất hiện cùng một lúc. Rối loạn này thường trở nên nặng hơn ở tuổi thanh thiếu niên và thường dai dẳng đến tuổi trưởng thành. Các Tic lời nói thường nhiều loại với sự phát âm bùng nổ lặp đi lặp lại, hắng giọng và lẩm bẩm, và có thể phát ra những từ hoặc những câu thô tục. Đôi khi kết hợp với nhại động tác mà động tác này cũng có thể có tính chất thô tục.
F95.8 Các rối loạn Tic khác
F95.9 Rối loạn Tic, không biệt định Bao gồm:

- Tic không biệt định

Chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Tic cần được chẩn đoán phân biệt với triệu chứng giống Tourrette (tourrettism), rập khuôn, múa giật, loạn động, rung giật cơrối loạn ám ảnh cưỡng chế.[3]

Điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục và chiến lược "quan sát và chờ đợi" là phương pháp điều trị duy nhất. Khi cần, có thể điều trị rối loạn tic tương tự như điều trị hội chứng Tourette.[8] Phương pháp điều trị đầu tiên là liệu pháp hành vi, tiếp theo là dùng thuốc (thường là aripiprazole) nếu phương pháp điều trị hành vi không thành công.[9]

Mặc dù liệu pháp hành vi là phương pháp điều trị đầu tiên được khuyến nghị, nhưng nhiều người mắc chứng tic không thể tiếp cận tới liệu pháp này do thiếu nhà trị liệu tâm lý được đào tạo bài bản.[9]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Rối loạn tic thường hay gặp ở nam giới hơn nữ giới.[3]

Ít nhất 1/5 trẻ em gặp phải một số dạng rối loạn tic, thường gặp nhất ở độ tuổi từ 7 đến 12.[10][11] Hội chứng Tourette là biểu hiện nghiêm trọng hơn của một loạt các rối loạn tic, được cho là do tổn thương liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, hội chứng Tourette không biểu hiện nghiêm trọng. Mặc dù một số lượng lớn nghiên cứu điều tra chỉ ra mối liên hệ di truyền với các rối loạn tic khác nhau, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận mối liên hệ trên.[12]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “DSM-IV-TR: Tourette's Disorder”. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (ấn bản thứ 4). American Psychiatric Association. 2000. ISBN 0-89042-025-4.
  2. ^ Swain JE, Scahill L, Lombroso PJ, King RA, Leckman JF (tháng 8 năm 2007). “Tourette syndrome and tic disorders: a decade of progress”. Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry. 46 (8): 947–968. doi:10.1097/chi.0b013e318068fbcc. PMID 17667475.
  3. ^ a b c d American Psychiatric Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders . Arlington, VA: American Psychiatric Publishing. tr. 81–85. ISBN 978-0-89042-555-8.
  4. ^ “Highlights of changes from DSM-IV-TR to DSM-5” (PDF). American Psychiatric Association. 2013. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2013.
  5. ^ Robertson MM, Eapen V (tháng 10 năm 2014). “Tourette's: syndrome, disorder or spectrum? Classificatory challenges and an appraisal of the DSM criteria”. Asian Journal of Psychiatry (Review). 11: 106–113. doi:10.1016/j.ajp.2014.05.010. PMID 25453712.
  6. ^ “ICD Version 2006”. World Health Organization. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2007.
  7. ^ “Từ điển tra cứu ICD - Bộ Y tế”. icd.kcb.vn. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ Roessner V, Plessen KJ, Rothenberger A, Ludolph AG, Rizzo R, Skov L, Strand G, Stern JS, Termine C, Hoekstra PJ (tháng 4 năm 2011). “European clinical guidelines for Tourette syndrome and other tic disorders. Part II: pharmacological treatment”. European Child & Adolescent Psychiatry. 20 (4): 173–96. doi:10.1007/s00787-011-0163-7. PMC 3065650. PMID 21445724.
  9. ^ a b Müller-Vahl KR, Szejko N, Verdellen C, Roessner V, Hoekstra PJ, Hartmann A, Cath DC (tháng 3 năm 2022). “European clinical guidelines for Tourette syndrome and other tic disorders: summary statement”. European Child & Adolescent Psychiatry. 31 (3): 377–382. doi:10.1007/s00787-021-01832-4. PMC 8940881. PMID 34244849.
  10. ^ Black KJ, Black ER, Greene DJ, Schlaggar BL (2016). “Provisional Tic Disorder: What to tell parents when their child first starts ticcing”. F1000Research. 5: 696. doi:10.12688/f1000research.8428.1. PMC 4850871. PMID 27158458.
  11. ^ “Tourette Syndrome Fact Sheet”. National Institutes of Health (NIH). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2005.
  12. ^ Swerdlow NR (tháng 9 năm 2005). “Tourette syndrome: current controversies and the battlefield landscape”. Current Neurology and Neuroscience Reports. 5 (5): 329–31. doi:10.1007/s11910-005-0054-8. PMID 16131414.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • The Tourette Syndrome Classification Study Group (tháng 10 năm 1993). “Definitions and classification of tic disorders. The Tourette Syndrome Classification Study Group”. Archives of Neurology. 50 (10): 1013–6. doi:10.1001/archneur.1993.00540100012008. PMID 8215958.
  • Walkup JT, Ferrão Y, Leckman JF, Stein DJ, Singer H (tháng 6 năm 2010). “Tic disorders: some key issues for DSM-V”. Depression and Anxiety. 27 (6): 600–10. doi:10.1002/da.20711. PMID 20533370. S2CID 5469830.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]