Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Họ Cá nâu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Scatophagidae)
Họ Cá nâu
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Osteichthyes
Lớp (class)Actinopterygii
Nhánh Actinopteri
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Eupercaria
Họ (familia)Scatophagidae
Bleeker, 1876
Các chi
2. Xem bài.

Họ Cá nâu (danh pháp khoa học: Scatophagidae) là một họ cá nhỏ, theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes,[1] nhưng gần đây được phân loại lại như là một họ ở vị trí không chắc chắn (incertae sedis) trong loạt Eupercaria.[2]

Trong ấn bản lần 5 của Fishes of the World năm 2016, họ này cùng họ Siganidae được xếp trong liên họ Siganoidea của bộ Perciformes.[3]

Các loài cá trong họ này là cá nhỏ bản địa Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương từng phổ biến trong thương mại cá cảnh trong khoảng 30 năm gần đây. Mặc dù cá nâu non có thể sống trong môi trường nước ngọt nhưng phần lớn cá trưởng thành ưa thích môi trường nước lợ. Tuy nhiên, cá nâu châu Phi (Scatophagus tetracanthus) có thể sinh sống trong môi trường nước ngọt trong tự nhiên. Loài lớn nhất có thể dài tới 40 xentimét (16 in) và một số cá thể được biết là sống tới 20 năm trong điều kiện nuôi nhốt miễn là các điều kiện về môi trường nước phù hợp được cung cấp. Chúng là cá ăn xác chết, ăn tảophân, vì thế mà có tên khoa học của chúng, từ tiếng Hy Lạp skatos nghĩa là "phân" và phagein nghĩa là "ăn".

Chi và loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bốn loài trong hai chi như sau:[1]

Hóa thạch của Scatophagus frontalis.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Chủ biên Ranier Froese và Daniel Pauly. (2019). "Scatophagidae" trên FishBase. Phiên bản tháng 4 năm 2019.
  2. ^ Betancur-R R., E. Wiley, N. Bailly, A. Acero, M. Miya, G. Lecointre, G. Ortí. 2017. Phylogenetic Classification of Bony Fishes – Phiên bản 4, 2017. BMC Evolutionary Biology BMC series – open, inclusive and trusted 2017 17:162. doi:10.1186/s12862-017-0958-3
  3. ^ Nelson J. S.; Grande T. C. & Wilson M. V. H. (2016). “Classification of fishes from Fishes of the World 5th Edition” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]