Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Thể vú

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thể vú
Tuyến yên tại chỗ. (Thể vú: "corpus mamillare" ở bên phải.)
Thiết đồ mặt phẳng vành qua não thất ba. (Thể vú: "corpus mamillare" ở dưới.)
Chi tiết
Một phần củaNão trung gian
Cơ quanHệ viền
Các thành phầnNhân thể vú trong
Nhân thể vú ngoài
Định danh
LatinhCorpus mamillare
(Số nhiều: Corpora mamillaria)
Từ viết tắt từ chữ đầummb
MeSHD008326
NeuroName412
NeuroLex IDbirnlex_865
TAA14.1.08.402
FMA74877
Thuật ngữ giải phẫu thần kinh

Thể vú (tiếng Anh: mammillary body, tiếng Pháp: le corps mamillaires) là một cấu trúc giải phẫu có hình tròn, nhỏ, nằm ở mặt dưới của não, là một phần của trung não và là một phần của hệ viền. Thể vú nằm ở cột vòm não trước,[1] gồm hai hạt nhân là nhân thể vú trongnhân thể vú ngoài.

Các nhà sinh lý học thần kinh thường xếp thể vú là một phần của vùng dưới đồi.[2]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự truyền tín hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể vú truyền các tín hiệu thần kinh từ hạch hạnh nhânhồi hải mã, thông qua bó vú thị (mamillo-thalamic tract) đến đồi thị.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Thể vú và sợi chiếu đến đến đồi thị trước qua bó vú thị rất quan trọng đối với trí nhớ hồi tưởng (recollective memory).[3] Theo các quan sát ở chuột bị tổn thương nhân thể vú trong có hiện tượng giảm trí nhớ không gian.

Ý nghĩa lâm sàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổn thương thể vú do thiếu thiamine là cơ chế bệnh sinh của hội chứng Wernicke-Korsakoff. Các triệu chứng gồm suy giảm trí nhớ (còn được gọi là chứng quên thuận chiều) cho thấy rằng thể vú có thể quan trọng đối với trí nhớ. Tổn thương nhân trung gian lưng và nhân trước đồi thị và tổn thương thể vú thường liên quan đến hội chứng mất trí nhớ ở người.[4]

Teo thể vú có trong một số tình trạng như nang keo nội sọ (colloid cysts) trong não thất ba, bệnh Alzheimer, tâm thần phân liệt, suy tim và ngưng thở khi ngủ. Mặc dù vậy, chức năng chính xác của thể vú vẫn chưa rõ ràng.[3]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Mammillary Bodies”. Springer Reference. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ M.B. Carpenter and J. Sutin: Human Neuroanatomy (8th edition) 1983
  3. ^ a b Vann SD (tháng 7 năm 2010). “Re-evaluating the role of the mammillary bodies in memory” (PDF). Neuropsychologia. 48 (8): 2316–27. doi:10.1016/j.neuropsychologia.2009.10.019. PMID 19879886.
  4. ^ Duprez TP, Serieh BA, Raftopoulos C (tháng 1 năm 2005). “Absence of memory dysfunction after bilateral mammillary body and mammillothalamic tract electrode implantation: preliminary experience in three patients”. AJNR. American Journal of Neuroradiology. 26 (1): 195–7, author reply 197–8. PMID 15661728.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]