Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

Đánh

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng Nguyễn Minh Phương Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Luận văn ThS. ngành: Môi trường trong phát triển bền vững Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Yêm Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu và đánh giá được: tình hình phát sinh chất thải rắn; khối lượng và thành phần chất thải rắn và các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề xuất được các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đề xuất một số định hướng cho thành phố Đà Nẵng trong vấn đề quản lý chất thải rắn. Keywords. Quản lý chất thải; Chất thải rắn; Môi trường; Phát triển bền vững; Đà Nẵng Content M Đ U Bảo vệ môi trường đã tr thành vấn đề trọng yếu mang tính toàn cầu, ngày càng được nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách và tr thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong các năm qua kinh tế và xã hội nước ta phát triển vơi tốc độ cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao một bước , song ngươi dân cũng đã và đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường rất bức xúc diễn ra hàng ngày hàng giờ. Tại Việt Nam, sự thiếu đồng bộ trong quản lý cộng với sự gia tăng nhanh chóng của các loại chất thải rắn phát sinh như: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại các địa phương đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Nguy cơ ô nhiễm môi trường do các chất thải gây ra đã và đang tr thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường nước ta hiện nay nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm đến vấn đề quản lý, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường mà chỉ tập trung phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống trước mắt. Một phần là do công tác dự báo xu hướng và tình hình phát sinh chất thải chưa được quan tâm đúng mức. Các ngành chức năng trong công tác BVMT không theo kịp xu hướng biến đổi nhanh chóng của môi trường. Thành phố Đà Nẵng là đô thị lớn của khu vực miền Trung, có 6 quận và 02 huyện. Diện tích tự nhiên 1.256,2km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2km2. Hiện nay, dân số Đà Nẵng khoảng 930.000 người. Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, xây dựng cơ s hạ tầng, chỉnh trang đô thị đã tạo cho thành phố có sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị và nền kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển của thành phố, lượng chất thải rắn sinh hoạt không ngừng tăng lên (tăng 10%/năm). Năm 2011, trung bình một ngày có khoảng 650-670 tấn. Tuy nhiên, công tác thu gom, vận chuyển đã bắt đầu xuất hiện những bất cập, xuất hiện các điểm nóng môi trường do chất thải rắn mà nguyên nhân chính là: thùng rác xuống cấp hư hỏng, gây mùi hôi thối, phản cảm, mất mỹ quan đô thị; người dân đổ chất thải rắn bừa bãi không đúng nơi quy định; ô nhiễm mùi hôi từ các trạm trung chuyển,... Để đạt được thành phố thân thiện môi trường vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong những năm đến, việc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng góp phần phát triển bền vững và phấn đấu đến năm 2020 tr thành thành phố Môi trường tiêu biểu của cả nước là một việc hết sức có ý nghĩa. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn cao học. Kết quả nghiên cứu của luâ ̣n văn này s ẽ đề xuất được các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng. Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau: - Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu; - Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu; - Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận; - Kết luận và kiến nghị; - Tài liệu tham khảo. CH NG 1: T NG QUAN V N Đ NGHIÊN C U 1.1. T ng quan chung v chất th i rắn 1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn: CTR được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của con người và động vật tồn tại dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa. (theo Giáo trình Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại). 1.1.2. Phân loại chất thải rắn: a) Theo vị trí hình thành b) Theo thành phần hóa học và vật lý c) Theo bản chất nguồn tạo thành - CTR được phân thành các loại: - CTR sinh hoạt - CTR công nghiệp - Chất thải nông nghiệp d) Theo mức độ nguy hại - CTR được phân thành các loại: - Chất thải nguy hại - Chất thải không nguy hại 1.2. T ng quan v ngu n phát sinh các lo i CTR 1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt CTRSH phát sinh từ các nguồn chính sau: - CTRSH từ các hộ gia đình - Chất thải rắn đ ờng phố - Chất thải từ các khu vực chợ - CTRSH phát sinh từ các trung tâm th ơng mại, khách sạn, trung tâm dịch vụ - Chất thải từ các cơ quan, công sở 1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp Nguồn phát sinh CTRCN đa dạng về chủng loại (sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ,…), tính chất chất thải rất khác nhau (nguy hại, không nguy hại) gây khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý. 1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại 1.2.3.1. Chất thải rắn y tế nguy hại: 1.2.3.2. Chất thải rắn công nghiệp nguy hại 1.3. T ng quan v tình hình phát sinh, xử lý và qu n lý chất th i rắn trên th giới các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn trong việc quản lý chất thải với nỗ lực hết sức để giảm khối lượng chất thải và giành kinh phí cho việc quản lý chất thải. Nếu hầu hết các chất thải có thể chuyển thành nguyên vật liệu và tài nguyên được phục hồi thì sẽ giảm được đáng kể khối lượng chất thải cuối cùng và những nguyên vật liệu được phục hồi và nguồn tài nguyên tận dụng được này sẽ tạo ra doanh thu để phục vụ cho việc quản lý chất thải. 1.4. Các văn b n quy ph m pháp lu t liên quan đ n qu n lý chất th i rắn - Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTG ngày 10 tháng 7 năm 1999 về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. - Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; - Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các cơ s thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; - Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020; - Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; 1.5. T ng quan v thành ph Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng - đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương - bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo với tổng diện tích 1.256,2km2, trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2, dân số 930.000 người (số liệu tháng 12 năm 2008). CH NG 2: Đ I T NG VÀ PH NG PHÁP NGHIÊN C U 2.1. Đ i t ng nghiên c u Tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (nguồn phát sinh chất thải rắn, thành phần chất thải rắn khối lượng); Tình hình quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng (thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng); 2.2. Nội dung nghiên c u - Tổng hợp các tài liệu liên quan đến tình hình phát sinh và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng; - Tiên hanh khảo sat thực tê tình hình phát sinh và qu ản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng; - Đánh giá và dự báo được diễn biến tình hình phát sinh chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; - Đánh giá thực trạng tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải tại thành phố Đà Nẵng; - Đánh giá những bất cập, thiếu hụt về chính sách, pháp luật trong hoạt động quản lý chất thải rắn (thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý), đề xuất các giải pháp hữu ích nhằm quản lý chặt chẽ có hiệu quả hoạt động quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng. 2.3. Ph ng pháp nghiên c u - Phương pháp kế thừa: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế - Phương pháp tổng hợp, thống kê - Phương pháp phân tích, đánh giá - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp dự báo tình hình phát sinh chất thải rắn: Các bước tiến hành để dự báo tình hình phát sinh CTR thường thực hiện theo trình tự sau: - B ớc 1: Nghiên cứu, phân tích dự án quy hoạch của thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020. Trên cơ c các số liệu thu thập và nghiên cứu sẽ xác định được tốc độ đô thị hóa, xác định quy mô dân số, quy mô công nghiệp và các loại hình công nghiệp dự kiến sẽ phát triển, các cơ s y tế, công trình công cộng. - B ớc 2: Nghiên cứu, phân tích, xác định hiệu quả của các dự án tăng cường quản lý CTR của thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2020. - B ớc 3: Áp dụng phương pháp dự báo các nguồn phát sinh CTR. Dự báo tình hình phát sinh CTR từ năm 2010 đến 2020. CH NG 3: K T QU NGHIÊN C U VÀ TH O LU N 3.1. Đánh giá hiện tr ng, dự báo diễn bi n tình hình phát sinh chất th i rắn t i thành ph Đà Nẵng 3.1. Chất thải rắn sinh hoạt 3.1.1.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng Bảng 3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại TP Đà Nẵng CTR phát sinh (tấn) 2005 2006 2007 2008 2009 CTRSH đô thị 204.066 218.235 186.055 188.956 203.516 CTRCN sinh hoạt 4.189 4.481 3.820 3.880 4.500 CTYT sinh hoạt 1.257 1.344 1.146 1.164 1.257 209.512 224.060 191.021 194.000 654.773 T ng s Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010 3.1.1.2. Thành phần và tính chất chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng Bảng 3.2: Thành phần rác thải sinh hoạt thành phố Đà Nẵng T lệ T lệ Lo i chất th i Lo i chất th i % % Giấy và bìa carton 5,16 Bao bì nylon 11,58 Thực phẩm thừa và chất thải từ Nhựa đa thành 74,65 0,42 quá trình làm vườn phần Gỗ 0,67 Kim loại đen 0,18 Vải và các sản phẩm dệt may 3,18 Kim loại màu 0,01 Da 0,83 Xà bần 0,55 Cao su 1,29 Nhựa PET Nhựa PVC Thủy tinh 0,74 Chất thải nguy hại dùng trong gia đình (pin, bình ắc 0,07 0,03 quy, bình xịt muỗi, bóng đèn …) Chất thải y tế (kim tiêm, thuốc 0,62 0,02 quá hạn sử dụng...) Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010 3.1.1.3. Hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng Như vậy, rác thải sinh hoạt của thành phố đa phần thu gom bằng xe chuyên dụng, chỉ có 17% khối lượng rác qua 10 trạm trung chuyển. Nhờ vậy, các vấn đề môi trường phát sinh tại các trạm đã được giảm thiểu rất nhiều. Ngoài ra, lượng rác thải dọc các bãi biển, khu điểm du lịch phát sinh tại khu vực này khoảng 6.000 tấn/năm, thu gom trung bình đạt 86,6% (tương đương 5.200 tấn/năm), dịch vụ đáp ứng toàn bộ, song một số khu vực thu gom chưa triệt để do công tác đặt hàng. Rác thải bãi biển Lao động thủ công - máy sàn cát Thùng rác Xe nâng Bãi rác Hình 3.2: Quy trình thu gom rác thải bãi biển, sông hồ Bảng 3.3. Thu gom rác thải sinh hoạt khu dân cư Tỉ lệ % Khối lượng theo STT Phương thức thu gom Ghi chú thu gom (T/ngày) phương thức Thu gom qua thùng tiêu 1 496 86% chuẩn 240, 660L Thu gom qua thùng 11 trạm 2 tiêu chuẩn đưa về 322 65 trung trạm trung chuyển chuyển Thu gom qua thùng tiêu chuẩn và nâng 3 174 35 gắp bằng xe chuyên dụng Thu gom trực tiếp bằng Các xã 4 81 14% xe chuyên dùng vùng ven 85% tỉ lệ Tổng cộng 577 100 phát sinh 3.1.1.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng Chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Đà Nẵng được xử lý bằng phương pháp chon lấp. Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 2 bãi chôn lấp chất thải rắn được quy hoạch phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu của thành phố. 3.1.2. Chất thải rắn công nghiệp 3.1.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Hình 3.3: Biểu đồ lượng CTR công nghiệp được thu gom Qua hình 3.3 về tình hình phát sinh CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố trong các năm qua có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng CTR công nghiệp này là do trong các năm qua, thành phố Đà Nẵng có nhiều chủ trương, giải pháp thu hút đầu tư, tỷ lệ các dự án đầu tư… trong các năm tăng cao. 3.1.2.2. Thành phần và tính chất chất thải rắn công nghiệp của thành phố Đà Nẵng Bảng 3.4: Thành phần của chất thải công nghiệp thành phố Đà Nẵng TT Ngành công nghiệp Chất th i Hóa chất, phân hóa học, nhựa Các chất hữu cơ và vô cơ, bụi hóa chất, bụi kinh 1 tổng hợp, dược loại, các khí độc Các chất hữu cơ và vô cơ, các axit, kiềm, các 2 Các hóa chất cơ bản chất khí 3 Sơn và mực in VOC: xăng, xylen, toluen ... bụi vô cơ và hữu cơ Bụi, các chất hữu cơ bay hơi như AS2O3, HF, 4 Sản xuất thủy tinh B2O3, Sb2O3 và các chất vô cơ 5 Pin Bụi kim loại, các chất bay hơi, Hg 6 Phân hóa học Khí HF 7 Thuốc bảo vệ thực vật Khí xylen, Clo hoạt tính, cacbonat, dung môi 8 Da và các sản phẩm da Khí axit, dung môi, H2S, NH3, Cr3+ Bụi kim loại, khí hàn, khí hóa chất, dung môi, tẩy 9 Điện và điện tử rửa Bụi kim loại (Cu, Fe, Al ...), khí hàn, khí hóa 10 Cơ khí chất, dung môi, chất tẩy Nguồn: Công ty TNHH MTV MTĐT Đà Nẵng, 2010 3.1.2.3. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng Thu gom thông thườ Bãi rác Khánh Sơn Rác thải Rác thải công ệ Phân loại tại nhà máy sinh hoạt Rác thải Nguy hại Xe chuyên dụng Hình 3.4: Quy trình thu gom rác thải công nghiệp 3.1.2.4. Tình hình xử lý chất thải rắn công nghiệp Toàn thành phố có 01 lò đốt chất thải nguy hại đặt tại bãi rác Khánh Sơn với công suất 200kg/h phục vụ việc xử lý chất thải nguy hại y tế. Tùy theo tính chất của từng loại chất thải nguy hại, đơn vị trực tiếp thu gom và xử lý theo các hình thức như đóng rắn chôn lấp hoặc tiêu hủy… theo đúng quy định hiện hành. Chất thải thuỷ hải sản ủa các CSSX, chế ế Chất thải cảng, bến cá Xử lý Xe Bãi rác Bãi rác Sơ bộ Chuyê ụ Khánh Sơn Khánh Sơn Chất thải các chợ cá Hình 3.5: Quy trình thu gom rác thải thủy sản Chất thải nguy hại được đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác. 3.1.3. Chất thải rắn y tế 3.1.3.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn y tế tại thành phố Đà Nẵng Bảng 3.5: Số lượng cơ s y tế Đà Nẵng TT Khám chữa bệnh ĐVT 2005 2009 1 Tổng số cơ s y tế Cơ s 69 80 Bệnh viện Cơ sở 19 21 Trạm y tế Cơ sở 47 56 xã/ph ờng 2 Tổng số giường bệnh giường 3.270 3.819 Số lượng khám chữa 3 Nghìn lượt 1.852 2.650 bệnh Nguồn: Cục Thống kê Đà Nẵng, 2009 Bảng 3.6: Lượng rác thải y tế tính toán được Đà Nẵng S Hệ s phát th i TT C s yt l n T ng s (kg) kg/c s /ngày g Phòng khám tư 1 638 0,2 127,6 nhân 2 Trạm y tế phường xã Cộng 56 0,3 16,8 144,4 Nguồn: Sở TN & MT, 2011 3.1.3.2. Thành phần của chất thải rắn y tế tại thành phố Đà Nẵng Bảng 3.7: Thành phần chất thải rắn y tế Đà Nẵng Thành ph n Tỷ lệ (%) Giấy các loại 3,00 Kim loại, vỏ hộp 0,70 Thủy tinh, ống tiêm, chai lọ thuốc, bơm kim 3,20 nhựa Bông băng, bột bó gãy xương 8,80 Chai, túi nhựa các loại 10,10 Bệnh phẩm 0,60 Rác hữu cơ 52,57 Đất đá và vật rắn khác 21,03 3.1.3.3. Tình hình thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế Rác thải sinh hoạt Rác thải bệnh ệ Phân loại tại ệ ệ Rác thải Nguy hại Thu gom thông Bãi rác thườ Khánh Sơn Xe chuyên dụng Hình 3.6: Quy trình thu gom rác thải y tế Hình 3.7: Các loại chất thải y tế 3.1.3.4. Tình hình xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố Đà Nẵng Toàn thành phố có 01 lò đốt chất thải nguy hại đặt tại bãi rác Khánh Sơn với công suất 200kg/h phục vụ việc xử lý chất thải nguy hại y tế. Tùy theo tính chất của từng loại chất thải nguy hại, đơn vị trực tiếp thu gom và xử lý theo các hình thức như đóng rắn chôn lấp hoặc tiêu hủy… theo đúng quy định hiện hành. 3.2. Dự báo l ng phát sinh chất th i rắn đ n năm 2020 3.2.1. C s dự báo tình hình phát sinh chất th i rắn đ n năm 2020 c a thành ph Đà Nẵng 3.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hư ng đến tình hình phát sinh CTR và dự báo nguy cơ ô nhiễm được trình bày hình 3.8 như sau: Hình 3.8. Sơ đồ nguyên tắc dự báo nguy cơ ô nhiễm 3.2.1.2. Xây dựng kịch bản trong công tác dự báo 3.2.1.2.1. CTRSH gia đình, cơ quan, công sở, chợ, tr ờng học a. ớc tính khối l ợng phát sinh CTRSH 2010- 2020 dựa trên: * Cơ s dự báo dân số của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; * Khối lượng CTR phát sinh theo đầu người theo chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/07/1999; * Quyết định 04/2008/QĐ-BXD Bộ Xây dựng về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, có tính đến phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh từ 2010 đến 2020 cũng như hiện trạng phát sinh CTR trên địa bàn. b. Lựa chọn định mức phát sinh CTR sinh hoạt cho địa ph ơng 3.2.1.2.2. Chất thải rắn công nghiệp Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình của thành phố Đà Nẵng từ năm 2005 – 2009 vào khoảng 13%/năm. Mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế: 40% GDP năm 2015, 45% GDP năm 2020. 3.2.1.2.3. Chất thải rắn y tế Mức phát sinh CTR của mỗi giường bệnh thành phố lớn lớn hơn thành phố nhỏ và các thị xã; đô thị lớn hơn nông thôn. Dự báo CTR y tế trên cơ s dự báo số giường bệnh (dựa vào Quy hoạch phát triển ngành y tế) và lượng CTR phát sinh trên mỗi giường bệnh. Đến nay, TP. Đà Nẵng có 69 cơ s trong đó 12 bệnh viện (tuyến Trung ương, thành phố, quận/huyện và tư nhân), 56 trạm y tế xã. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có các cơ s y tế khác (trung tâm chuyên ngành, cơ s y tế tư nhân, trạm y tế) có số lượng giường bệnh khá lớn. 3.2.2. K t qu dự báo xu th phát sinh chất th i rắn 3.2.2.1. Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 1400 1200 Tấn/ngày 1000 800 600 400 200 0 2010 2011 2012 2013 2014 CTRSH đô thị 2015 2016 2017 2018 2019 2020 CTRSH nông thôn Hình 3.9: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTRSH trên TP. Đà Nẵng đến năm 2020 Hình 3.10: Biểu đồ dự báo xu thế phát sinh CTR sinh hoạt thông thường và CTR sinh hoạt nguy hại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 3.2.2.2. Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn công nghiệp Bảng 3.8: Lượng phát thải CTR công nghiệp Đà Nẵng đến năm 2020 Năm 2010 Năm 2015 K31 0.105 K32 0.065 i (năm) 5 Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh 636.86 749.75 (tấn/ngày) Tỷ lệ CTR Công nghiệp nguy hại (%) 0,13 0,17 Lượng CTR công nghiệp thông thường (tấn/ngày) 553.79 622.29 Lượng CTR công nghiệp nguy hại (tấn/ngày) 83.07 127.46 Năm 2020 0.105 0.065 5 882.64 0,17 732.59 150.05 3.2.2.3. Kết quả dự báo xu thế phát sinh chất thải rắn nguy hại Chất thải rắn y tế thông th ờng Tổng lượng CTRYT thông thường năm 2010 là khoảng 2771 kg/ngày, năm 2015 là 3828 kg/ngày, dự báo năm 2020 khoảng 4941 kg/ngày. Như vậy trong vòng 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, lượng CTR y tế thông thường trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng khoảng 1,8 lần. Chất thải rắn y tế nguy hại Tấn/ngày 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Chất thải y tế nguy hại Chất Thải y tế thông thường Hình 3.11: Dự báo lượng CTRYT phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng Hình 3.12: Dự báo lượng CTR nguy hại phát sinh trên địa bàn TP.Đà Nẵng 3.3. Đ xuất gi i pháp nhằm nơng cao hiệu qu qu n lý chất th i rắn đ n năm 2020 3.3.1. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến quản lý chất thải rắn 3.3.1.1. Xây dựng các chính sách giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn 3.3.1.2. Xây dựng các quy định về hoạt động tự nguyện nhằm giảm thiểu chất thải và tái sử dụng tại nguồn 3.3.2. Đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác phân loại CTR tai nguồn Hiê ̣n nay, thành phố Đà Nẵng chưa thực hiện thành công phân loại rác thải tại nguồn nên chưa ap du ̣ng va triể n khai ma ̣nh. Do đo, thành phố nhận thức rằng: Rác thải sinh hoạt không đ ợc phân loại tại nguồn sẽ gây khó khăn cho việc xử lý rác Rác thải sinh hoạt không đ ợc phân loại sẽ làm tổn hao đáng kể nguồn tài nguyên quý giá của con ng ời Rác thải hữu cơ sinh hoạt sẽ rất khó đ ợc tận dụng tái chế thành phân hữu cơ nếu không đ ợc phân loại tại nguồn Vì vậy, để công tác xử lý CTR tại thành phố Đà Nẵng có hiệu quả nhất thiết phải Ban hành quy định của thành phố Đà Nẵng về thực hiện phân loại chất thải tại nguồn. Các đối tượng có liên quan bao gồm: hộ gia đình, cơ s công nghiệp, các cơ s du lịch dịch vụ, cơ s y tế. 3.3.3. Truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTR trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng - Tuyên truyền thực hiện, tổ chức lại và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải hộ gia đình” do phụ nữ thực hiện; - Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn dư luận trong việc khuyến khích, cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ s , tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân cư; - Đưa chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, xã hội, các hội nghề nghiệp; - Nâng cao nhận thức (trực tiếp, gián tiếp); tăng cường phối hợp giữa nhân dân và nhà cung cấp dịch vụ trong thu gom, vận chuyển; khuyến khích cộng đồng và các bên liên quan tham gia hoạt động tình nguyện; - Tăng cường công tác truyền thông cộng đồng, cải thiện điều kiện vệ sinh hộ gia đình, thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật Xanh, Sạch, Đẹp để góp phần thực hiện tháng lợi Chương trình "Ba có" của thành phố- trong đó có nội dung " Có nếp sống văn minh đô thị". 3.3.4. Xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện công tác thu gom và vận chuyển chất thải tại thành phố Đà Nẵng - Xây dựng chính sách huy động sự tham gia của tư nhân vào quy trình thu gom - cất giữ - rửa thùng - đặt thùng trên các tuyến phố nhằm giảm chi phí đầu tư và duy trì thực hiện thu gom rác theo giờ; - Chính sách thu hút các thành phần kinh tế tư nhân phối kết hợp đầu tư thu gom các thành phần rác thải có thể tái chế bằng cách phân loại ngay tại khâu thu gom; - Xây dựng chính sách nhằm xã hội hóa công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn; - Đưa các quy định về thực hiện đổ rác theo giờ vào các hương ước, quy ước của dòng tộc, làng/xã, thôn/tổ. 3.3.5. Giải pháp về khoa học và công nghệ - Kết hợp việc thực hiện mô hình thu gom rác thải theo giờ với việc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; - Kết hợp phân loại thủ công tại nguồn và phân loại bằng các thiết bị cơ giới tại các nhà máy tái chế, xử lý rác thải; - Đưa vào vận hành nhà máy chế biến rác thải thành phân Compost và tái chế rác thải thành sản phẩm có thể tái sử dụng; - Quy hoạch khu chứa rác thải y tế, rác công nghiệp và có phương thức xử lý phù hợp; - Tận dụng chất thải xây dựng để phủ lấp rác thay thế việc đào đất làm ô nhiễm và ảnh hư ng đến cảnh quan môi trường; - Tận dụng nguồn khí Mêtan phát sinh từ rác thải tạo năng lượng phục vụ vận hành bãi rác; - Áp dụng nhân rộng các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện môi trường; phát triển các công nghệ xử lý và tái chế, tái sử dụng chất thải; các công nghệ xử lý CTR bằng các biện pháp hạn chế chôn lấp; nghiên cứu, đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình/công nghệ xử lý CTR sinh hoạt, y tế và công nghiệp tiên tiến; - Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ nhằm giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, đảm bảo phấn đấu đến năm 2020 lượng CTR của thành phố tỷ lệ chôn lấp dưới 10%; - Ban hành quy định không khuyến khích lò đốt chất thải y tế, thậm chí cấm đầu tư mới, chuyển sang các biện pháp xử lý thân thiện với môi trường là khử khuẩn (hấp, vi sóng...). 3.3.6. Đầu tư tài chính cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý và quản lý CTR tại thành phố Đà Nẵng - Việc thu gom, xử lý CTR nói chung và CTR công nghiệp nguy hại nói riêng tại thành phố Đà Nẵng hiện nay chưa được đầu tư thỏa đáng về công nghệ và vốn. Đầu tư cho công tác quản lý CTR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cho đến nay nguồn kinh phí đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn ODA. Trong khi đó, mức phí thu gom, xử lý CTR còn tương đối thấp, vì vậy việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR còn manh mún, tự phát và không hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới thành phố cần nghiên cứu xây dựng mức thu phí, lệ phí phù hợp và đầu tư thêm phương tiện thu gom rác thải để đảm bảo thu gom và vận chuyển rác thải đúng thời gian quy định và đảm bảo lộ trình đề ra. Đầu tư xây dựng đủ các trạm trung chuyển nhằm xoá bỏ việc thu gom rác bằng xe lưu động, giảm tấn suất xe hoạt động trên đường phố gây ô nhiễm cục bộ. 3.3.7. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý CTR Nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm của nước ngoài trong quản lý CTR để áp dụng cho phù hợp với điều kiện của thành phố Đà Nẵng; tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ xử lý CTR. 3.3.8. Tăng cường thanh tra, kiểm tra một cách toàn diện Xử lý nghiêm để đảm bảo việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý CTR đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. K T LU N VÀ KI N NGH 1. K t lu n Công tác quản lý chất thải rắn thành phố Đà Nẵng đã đạt những thành tựu quan trọng trong 10 năm qua, tình trạng môi trường cải thiện hơn trước, tạo được cảnh quan chung cho thành phố. Hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố được thực hiện khá tốt và đồng bộ (đối với khâu thu gom, lưu giữ và vận chuyển), tỷ lệ thu gom hiện nay đạt hơn 92%, trang thiết bị được đầu tư khá hiện đại, hoàn toàn đáp ứng với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên so với các Thành phố khác, Đà Nẵng vẫn chưa có phương cách quản lý tổng hợp, đó là: huy động nguồn lực tham gia quản lý chất thải rắn từ cộng đồng và tư nhân nhằm giảm lượng CTR phải chôn lấp vào bãi rác một cách tối đa thông qua các biện pháp: Phân loại tại nguồn, tái chế và tái sử dụng rác thải trong nhân dân. Chất thải nguy hại, công nghiệp và y tế chưa có biện pháp xử lý thích hợp và đầu tư tương xứng. Việc xử lý chất thải rắn bằng phương pháp chôn lấp bãi rác Khánh Sơn mới tuy được thiết kế và xây dựng có hiện đại hơn so với bãi rác Khánh Sơn cũ nhưng mới đi vào vận hành nên đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Về lâu dài, công tác này cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng để xử lý một cách có hiệu quả lượng chất thải rắn của thành phố đang ngày càng gia tăng. 2. Ki n ngh Để góp phần nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn và xử lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng, góp phần phấn đấu xây dựng “Đà Nẵng - Thành phố môi trường” vào năm 2020 và triển khai các đề xuất trong nghiên cứu của luận văn, kiến nghị cần thiết phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 2.1. Xây dựng Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn cho thành phố Đà Nẵng nhằm quản lý chất thải rắn một cách bền vững thông qua việc tăng cường giảm thiểu tại nguồn; tái chế và tái sử dụng hợp lý và thân thiện môi trường. 2.2. Thực hiện thu gom rác thải theo giờ trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm hạn chế trên 50% số lượng các thùng rác đặt trên các đường phố khu nội thị và hạn chế tối đa 80% việc đặt thùng rác trên đường phố chính. 2.3. Xây dựng và kiện toàn các chính sách, văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng. 2.4. Xây dựng và triển khai mô hình phân loại chất thải tại nguồn, tuyên truyền, vận động 100% phụ nữ tại 6 quận/huyện tham gia vào mô hình phân loại rác thải tại nguồn. 2.5. M rộng mạng lưới thu gom, đặc biệt đối với khu vực huyện Hòa Vang ngoại ô thành phố; 2.6. Nâng cấp và m rộng các trạm trung chuyển đạt yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Xây dựng, đưa vào vận hành các nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại. Tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải rắn (ví dụ xỉ than, vỏ hạt điều). Xây dựng khu xử lý rác tập trung, đáp ứng quy mô đủ lớn về quy mô và có công nghệ đồng bộ, hiện đại. 2.7. Thí điểm thực hiện phân loại rác tại nguồn và và thu gom rác theo giờ tại 6 quận nội thành và tại các cơ s công nghiệp và cơ s y tế. 2.8. Xây dựng và phát triển mô hình “Tổ dân phố không rác” tại 7 quận/huyện của thành phố Đà Nẵng. Lồng ghép tuyên truyền việc thực hiện mô hình vào chương trình xây dựng nông thôn mới. 2.9. Nâng cao nhận thức cộng đồng: về 3R, bảo vệ môi trường, Giảm thiểu phát thải CTR tại nguồn, đặc biệt là túi Nylon … 2.10. Huy động mọi nguồn lực tham gia vào công tác đầu tư xây dựng hệ thống QLTHCRT (NGOs, cộng đồng….): trang bị các phương tiện phục vụ công tác thu gom theo giờ kết hợp với phân loại tại nguồn. References 1. Thành phố Đà Nẵng. Báo cáo Hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2015. 2. TS. Trần Văn Quang, Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng. Đề xuất phương án tổ chức phân loại rác tại Đà Nẵng. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo Môi trường Quốc gia 2010: Tổng quan Môi trường Việt Nam, Phần CTR. 4. Bùi Văn Ga, Lê Thị Hải Anh, Cao Xuân Tuấn, Trần Hồng Loan. Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ Môi trường Đại học Đà Nẵng. (Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 dự án thử nghiệm Kinh tế chất thải tại Đà Nẵng). Nâng cao Hiệu quả thu gom và phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng. 5. Bộ Xây dựng, 2009. Báo cáo Xây dựng chiến lược quốc gia về Quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. 6. Luật Bảo vệ Môi trường. Quốc hội, 2005. 7. Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng. Báo cáo Kết quả phân tích mẫu rác thải của Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố Đà Nẵng năm 2008, 2009 và 2010. 8. PGS.TS. Lưu Đức Hải, Viện nghiên cứu ĐT & PTHT (2010). Chiến lược đô thị hóa Việt Nam và những chính sách liên quan đến cải tạo các khu đô thị cũ. 9. Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004. 10. Jica, 3/2011. Báo cáo Nghiên cứu Quản lý CTR tại Việt Nam. 11. Jica, 5/2011. Nghiên cứu Quản lý môi trường đô thị tại Việt Nam – Tập 6. Nghiên cứu về Quản lý CTR tại Việt Nam. 12. Tổng cục Thống kê, 2011, Niên giám thống kê năm 2010.