Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Liên đoàn Thiên văn Quốc tế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Liên đoàn Thiên văn Quốc tế
Tên viết tắtIAU
Thành lập1919
LoạiTổ chức phi lợi nhuận quốc tế về khoa học
Trụ sở chínhParis  Pháp
Vùng phục vụ
Toàn cầu
Ngôn ngữ chính
Tiếng Anh
Chủ tịch
Hà Lan Ewine F. van Dishoeck
Tổng thư ký
Bồ Đào Nha Maria Teresa V.T. Lago
Chủ quản
Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU)
Trang webIAU Official website

Liên đoàn Thiên văn Quốc tế hay Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, viết tắt theo tiếng AnhIAU (International Astronomical Union), là hiệp hội của các hiệp hội thiên văn học khắp nơi trên thế giới.

IAU là một tổ chức phi chính phủ quốc tế, và là thành viên liên hiệp của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ISC) [1], và của Hội đồng Quốc tế về Khoa học (ICSU) trước đây.[2][3]

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nó là tổ chức được biết đến với trọng trách đặt tên cho các chòm sao, sao, hành tinh, tiểu hành tinh và các thiên thể cùng các hiện tượng thiên văn.

Trong các nhóm làm việc có Nhóm phân loại hành tinh (WGPSN), có nhiệm vụ thực hiện quy ước đặt tên thiên vănphân loại hành tinh cho các hành tinh. IAU cũng có trách nhiệm với Điện tín Thiên văn, mặc dù tổ chức này không điều hành nhóm này. Nhóm Trung tâm Tiểu hành tinh (MPC), là một trung tâm cho các vật thể phi hành tinh và phi vệ tinh tự nhiên trong Hệ Mặt Trời, cũng do IAU điều hành.

IAU được sáng lập năm 1919, theo sau một loạt các hợp tác quốc tế trên lĩnh vực thiên văn như Carte du Ciel, hay Hiệp hội Mặt Trời hay Văn phòng Thời gian Quốc tế (Bureau International de l'Heure). Giám đốc đầu tiên là Benjamin Baillaud.

IAU hiện có 9598 thành viên cá nhân, gồm chủ yếu là các nhà thiên văn chuyên nghiệp (có bằng tiến sĩ về chuyên ngành) và 63 thành viên quốc gia. 87% thành viên là nam giới; còn lại 13% là nữ giới.

Tổ chức, các ủy ban

[sửa | sửa mã nguồn]
Các ủy ban [4]
Ủy ban Tên gốc
C 4 Lịch thiên văn Ephemerides
C 5 Tài liệu & dữ liệu thiên văn Documentation & Astronomical Data
C 6 Điện báo thiên văn học Astronomical Telegrams
C 7 Cơ học thiên thể và thiên văn động lực học Celestial Mechanics & Dynamical Astronomy
C 8 Kỹ thuật đo thiên văn Astrometry
C 10 Hoạt động mặt trời Solar Activity
C 12 Bức xạ mặt trời và cấu trúc Solar Radiation & Structure
C 14 Dữ liệu phân tử & nguyên tử Atomic & Molecular Data
C 15 Nghiên cứu vật lý của sao chổi và tiểu hành tinh Physical Study of Comets & Minor Planets
C 16 Nghiên cứu vật lý của hành tinh & các vệ tinh Physical Study of Planets & Satellites
C 19 Sự quay của Trái Đất Rotation of the Earth
C 20 Vị trí & chuyển động tiểu hành tinh, sao chổi và các vệ tinh Positions & Motions of Minor Planets, Comets & Satellites
C 21 Bức xạ nền thiên hà và ngoài thiên hà Galactic and Extragalactic Background Radiation
C 22 Thiên thạch và bụi liên hành tinh Meteors, Meteorites & Interplanetary Dust
C 25 Trắc quang thiên văn và phân cực Astronomical Photometry and Polarimetry
C 26 Sao kép và đa sao Double & Multiple Stars
C 27 Sao biến đổi Variable Stars
C 28 Các thiên hà Galaxies
C 29 Quang phổ sao Stellar Spectra
C 30 Tốc độ xuyên tâm Radial Velocities
C 31 Thời gian Time
C 33 Cấu trúc & động lực học của hệ thống thiên hà Structure & Dynamics of the Galactic System
C 34 Vật chất giữa các sao Interstellar Matter
C 35 Thể chất các sao Stellar Constitution
C 36 Lý thuyết khí quyển các sao Theory of Stellar Atmospheres
C 37 Sao mảnh & liên kết Star Clusters & Associations
C 40 Thiên văn vô tuyến Radio Astronomy
C 41 Lịch sử thiên văn học History of Astronomy
C 42 Các sao nhị nguyên đóng Close Binary Stars
C 44 Vật lý thiên văn năng lượng cao & không gian Space & High Energy Astrophysics
C 45 Phân loại sao Stellar Classification
C 46 Thiên văn học & phát triển Astronomy Education & Development
C 47 Vủ trụ luận Cosmology
C 49 Plasma & nhật quyển liên hành tinh Interplanetary Plasma & Heliosphere
C 50 Bảo vệ các vị trí đài quan sát hiện tại & tiềm năng Protection of Existing & Potential Observatory Sites
C 51 Bio-thiên văn học Bio-Astronomy
C 52 Thuyết tương đối trong thiên văn học cơ bản Relativity in Fundamental Astronomy
C 53 Hành tinh ngoài hệ mặt trời (WGESP) Extrasolar Planets (WGESP)
C 54 Đo giao thoa quang học & hồng ngoại Optical & Infrared Interferometry
C 55 Thông tin thiên văn với công chúng Communicating Astronomy with the Public

Các đại hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Các đại hội và Chủ tịch IAU [5][6]
Nr. Năm Địa điểm Nhiệm kỳ Chủ tịch
32. IAU 2024 2024-2027
31. IAU 2021 Hàn Quốc Busan 2021-2024
30. IAU 2018 Áo Viên 2018-2021 Hà Lan Ewine F. van Dishoeck
29. IAU 2015 Hoa Kỳ Honolulu 2015-2018 México Silvia Torres-Peimbert
28. IAU 2012 Trung Quốc Bắc Kinh 2012-2015 Nhật Bản Norio Kaifu
27. IAU 2009 Brasil Rio de Janeiro 2009-2012 Hoa Kỳ Robert Williams
26. IAU 2006 Cộng hòa Séc Prague 2006-2009 Pháp Catherine Jeanne Cesarsky
25. IAU 2003 Úc Sydney 2003-2006 Úc Ronald D. Ekers
24. IAU 2000 Anh Manchester 2000-2003 Ý Franco Pacini (1939-2012)
23. IAU 1997 Nhật Bản Kyōto
22. IAU 1994 Hà Lan Den Haag
21. IAU 1991 Argentina Buenos Aires
20. IAU 1988 Hoa Kỳ Baltimore
19. IAU 1985 Ấn Độ New Delhi
18. IAU 1982 Hy Lạp Patras
17. IAU 1979 Canada Montreal
16. IAU 1976 Pháp Grenoble
15. IAU 1973 Úc Sydney
Bt. IAU 1973 Ba Lan Warsaw
14. IAU 1970 Anh Brighton
13. IAU 1967 Tiệp Khắc Prague
12. IAU 1964 Đức Hamburg
11. IAU 1961 Hoa Kỳ Berkeley, CA
10. IAU 1958 Liên Xô Moskva
9. IAU 1955 Cộng hòa Ireland Dublin
8. IAU 1952 Ý Roma
7. IAU 1948 Thụy Sĩ Zürich
6. IAU 1938 Thụy Điển Stockholm
5. IAU 1935 Pháp Paris
4. IAU 1932 Hoa Kỳ Cambridge, MA
3. IAU 1928 Hà Lan Leiden
2. IAU 1925 Anh Cambridge
1. IAU 1922 Ý Roma

Năm Quốc tế Thiên văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Quốc tế Thiên văn học (International Year of Astronomy) đã được chọn và thực hiện là năm 2009. Đó là đề xuất của UNESCO trong Đại hội nghị thứ 33, và được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tại kỳ họp Đại hội đồng thứ 62.

Năm 2009 là năm kỷ niệm 400 năm ra đời Kính thiên văn (telescope) của Galileo Galilei, và bản đăng tải Astronomia nova của Johannes Kepler, hồi thế kỷ 17.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ ISC Membership. Membership Online Directory. ISC, 2018. Truy cập 15/07/2020.
  2. ^ ICSU - International Scientific Unions list. Lưu trữ 2015-12-19 tại Wayback Machine Truy cập 01 Mai 2015.
  3. ^ IAU, International Astronomical Union. Scientific Union Member. Lưu trữ 2015-06-29 tại Wayback Machine Truy cập 01 Mai 2015.
  4. ^ IAU > EC Approved Commissions Lưu trữ 2015-05-14 tại Wayback Machine. Truy cập 02/06/2015.
  5. ^ IAU General Assemblies. Truy cập 02/06/2015.
  6. ^ IAU Administrative Dates & Deadlines. Truy cập 22/10/2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]