Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

McDonnell Douglas A-12 Avenger II

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do InternetArchiveBot (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 15:38, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (Đã cứu 1 nguồn và đánh dấu 0 nguồn là hỏng.) #IABot (v2.0.8). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
A-12 Avenger II
Một mẫu vẽ ý tưởng của máy bay A-12 Avenger
KiểuMáy bay cường kích hoạt động bí mật mọi thời tiết
Hãng sản xuấtMcDonnell DouglasGeneral Dynamics
Tình trạngKế hoạch hủy bỏ
Khách hàng chínhHoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ
Hoa Kỳ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ
Số lượng sản xuấtChỉ có mẫu mô hình
Chi phí dự án165 triệu USD

A-12 Avenger II là một chương trình thiết kế chế tạo máy bay của Hoa Kỳ được McDonnell DouglasGeneral Dynamics hợp tác thực hiện, đây là một mẫu thiết kế được mong đợi thay thế cho loại A-6 Intruder trong biến chế của Hải quân Hoa KỳThủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, loại máy bay này được dùng để tấn công lén lút trong mọi thời tiết. Mẫu thiết kế này đã gặp phải nhiều vấn đề trong khi phát triển, đặc biệt là vật liệu để chế tạo, và khi chi phí dự đoán đối với mỗi chiếc máy bay phình ra ước lượng khoảng 165 triệu USD, thì dự án này đã bị hủy bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng lúc đó là Dick Cheney vào tháng 1 năm 1991.

Hải quân đã thay thế loại A-6 Intruder bằng loại F/A-18E/F Super Hornet, F/A-18E/F còn được dùng để thay thế A-7F-14.

Những bản vẽ và mô hình đã cho thấy đây là một máy bay sử dụng thiết kế cánh bay, máy bay có hình dạng tam giác cân, với buồng lái được đặt ở gần đỉnh của tam giác. Máy bay được thiết kế có hai động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F412-GE-D5F2 (mỗi chiếc tạo lực đẩy là 13.000 lb (58 kN)), máy bay được trang bị 2 tên lửa AIM-120 AMRAAM, 2 tên lửa AGM-88 HARM và các loại vũ khí không đối đất đẩy đủ, bao gồm bom Mk 82 hoặc vũ khí chính xác, tất cả các loại vũ khí này đều được chứa ở bên trong khoang vũ khí của máy bay. A-12 còn có biệt danh là "Flying Dorito".

Việc dự án bị hủy bỏ đã dẫn đến các vụ kiện tụng giữa McDonnell Douglas/General Dynamics và Bộ quốc phòng Mỹ do vi phạm hợp đồng. Vụ kiện trên còn được kháng án lên cấp tòa án cao hơn vào năm 2007.[1]

Thông số kỹ thuật (A-12 Avenger II)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
Một bản vẽ góc cạnh khác của A-12 Avenger II.
  • Phi đoàn: 2
  • Chiều dài: 37 ft 10 in (11.5 m)
  • Sải cánh:
    • Mở ra: 70 ft 3 in (21.4 m)
    • Thu vào: 36 ft 3 in (11.0 m)
  • Chiều cao: 11 ft 3 in (3.4 m)
  • Diện tích cánh: 1.308 ft² (122 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 39.000 lb (17.700 kg)
  • Trọng lượng cất cánh: 80.000 lb (36.300 kg)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: n/a
  • Động cơ: 2× General Electric F412-GE-D5F2, 13.000 lbf (58 kN) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách máy bay

[sửa | sửa mã nguồn]