Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Acanthurus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Acanthurus
Thời điểm hóa thạch: 55–0 triệu năm trước đây
Thế Eocen đến nay[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Acanthuriformes
Họ (familia)Acanthuridae
Chi (genus)Acanthurus
Forsskål, 1775
Loài điển hình
Teuthis hepatus
Linnaeus, 1766[2]
Các loài
40, xem trong bài

Acanthurus là một chi cá biển thuộc họ Cá đuôi gai, với các loài được tìm thấy trên khắp các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương, Thái Bình DươngĐại Tây Dương. Đây là chi có số lượng thành viên đông nhất trong họ Cá đuôi gai.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh pháp của loài cá này, acanthurus, trong tiếng Latinh có nghĩa là "đuôi có ngạnh" (acanthus: "gai, ngạnh", oura: "đuôi"), hàm ý đề cập đến ngạnh sắc ở hai bên cuống đuôi của tất cả các thành viên trong chi này.[3]

Phạm vi phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Đa số những thành viên trong chi Acanthurus có phạm vi phân bố trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhiều loài được tìm thấy ở cả hai đại dương này, trong đó có Acanthurus guttatusAcanthurus xanthopterus có thể mở rộng phạm vi đến Đông Thái Bình Dương.

Một số ít thành viên trong chi này được tìm thấy ở Đại Tây Dương, là Acanthurus bahianus, Acanthurus chirurgus, Acanthurus coeruleus, Acanthurus monroviaeAcanthurus tractus.

Tất cả các loài Acanthurus đều có một mảnh xương nhọn chĩa ra ở mỗi bên cuống đuôi tạo thành ngạnh sắc, là đặc điểm của họ Cá đuôi gai. Ngạnh này không có độc, nhưng vẫn có thể gây thương tích nếu sơ ý chạm phải, kể cả cho con người và những loài cá khác.[4]

Cơ thể của các loài Acanthurus có hình bầu dục thuôn dài. Vây đuôi lõm, có hình lưỡi liềm; một số loài có thùy đuôi khá dài. Acanthurus có thể có màu sắc sặc sỡ, hoặc có màu chủ đạo là nâu với các tông màu khác nhau, từ nâu sẫm, nâu xám đến nâu lục.

Nhiều loài Acanthurusdạ dày với vách dày như mề. Đối với những loài này, chúng thường nuốt cả cát vào bụng để giúp nghiền nát những mảnh tảo trong dạ dày.[4]

Ở một số loài, cá con đang phát triển và cá trưởng thành có màu sắc hoàn toàn khác nhau. Đáng chú ý trong chi này là Acanthurus pyroferusAcanthurus tristis, vì cá con của chúng bắt chước hình thái giống hệt với một số loài cá bướm thuộc chi Centropyge.[5][6]

Lai tạo trong tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tự nhiên, nhiều loài Acanthurus được ghi nhận là có thể tạo ra những cá thể lai với nhau.

Sinh thái và hành vi

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn chủ yếu của Acanthurustảovụn hữu cơ, trong đó có một số ít loài là ăn động vật phù du.[4] Ngoài ra, có hai loài trong chi này được ghi nhận là ăn phân do những loài cá khác thải ra, là Acanthurus coeruleusAcanthurus mata.

Chúng thường bơi thành từng nhóm nhỏ hoặc hợp thành đàn lớn, nhưng cũng có khi sống đơn độc. Cũng như những chi cá đuôi gai khác, Acanthurus nghỉ ngơi vào ban đêm, và chúng ngủ trong các hang hốc, kẽ đá.[4]

Các loài

[sửa | sửa mã nguồn]
A. pyroferus
A. olivaceus
A. coeruleus
A. mata
A. nigrofuscus

Tính tới hiện tại, có tất cả 40 loài được công nhận là hợp lệ trong chi này, bao gồm:[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sepkoski, Jack (2002). “A compendium of fossil marine animal genera”. Bulletins of American Paleontology. 364: 560.
  2. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Acanthurus. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ C. Scharpf; K. J. Lazara (2020). “Order ACANTHURIFORMES (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  4. ^ a b c d John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1997). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 419. ISBN 978-0824818951.
  5. ^ John E. Randall; Helen A. Randall (1960). “Example of mimicry and protective resemblance in tropical marine fishes”. Bulletin of Marine Science of the Gulf and Caribbean. 10 (4): 444–480.
  6. ^ a b c John E. Randall (1993). Acanthurus tristis, a valid Indian ocean surgeonfish (Perciformes: Acanthuridae)” (PDF). Nhà xuất bản J.L.B. Smith Institute of Ichthyology: 1–8. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  7. ^ J. D. DiBattista và cộng sự (2016). “Surgeons and suture zones: Hybridization among four surgeonfish species in the Indo-Pacific with variable evolutionary outcomes”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 101: 203–215. doi:10.1016/j.ympev.2016.04.036.
  8. ^ Joseph H. Rowlett (2018). “A hybrid surgeonfish, Acanthurus triostegus x A. polyzona, from Mauritius” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 30: 39–42.
  9. ^ a b John E. Randall (2001). Surgeonfishes of the world. Hawaii: Nhà xuất bản Mutual. ISBN 978-1566475617.
  10. ^ Froese Rainer; Daniel Pauly (2019). “Fish Identification: Acanthurus. FishBase. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2021.
  11. ^ Kent E. Carpenter; Jeffrey T. Williams; Mudjekeewis D. Santos (2017). Acanthurus albimento, a new species of surgeonfish (Acanthuriformes: Acanthuridae) from northeastern Luzon, Philippines, with comments on zoogeography” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 25: 33–46.
  12. ^ a b Moisés A. Bernal; Luiz A. Rocha (2011). Acanthurus tractus Poey, 1860, a valid western Atlantic species of surgeonfish (Teleostei, Acanthuridae), distinct from Acanthurus bahianus Castelnau, 1855” (PDF). Zootaxa. 2905: 63–68.
  13. ^ a b John E. Randall; Joseph D. DiBattista; Christie Wilcox (2011). Acanthurus nigros Günther, a Valid Species of Surgeonfish, Distinct from the Hawaiian A. nigroris Valenciennes” (PDF). Pacific Science. 65 (2): 265–275.[liên kết hỏng]