Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Andrei Konstantinovich Geim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Andrei Konstantinovich Geim
Sinh21 tháng 10 năm 1958
Sochi, Nga Xô viết, Liên Xô
Tư cách công dânHà Lan
Trường lớpMPTI
Viện Vật lý chất rắn
Nổi tiếng vìPhát hiện graphen[1][2].
Ếch bay
Phát triển băng dính tắc kè
Giải thưởngGiải Ig Nobel (2000)
Giải Mott (2007)
Giải EuroPhysics (2008)
Giải Körber (2009)
Giải John J. Carty cho thăng tiến Khoa học (2010)
Huy chương Hughes (2010)
Giải Nobel (2010)
Sự nghiệp khoa học
Nơi công tácViện Vật lý chất rắn
Đại học Radboud tại Nijmegen
Đại học Manchester
Các nghiên cứu sinh nổi tiếngK. S. Novoselov[3]

Andrei Konstantinovich Geim, tiếng Nga: Андрей Константинович Гейм (21/10/1958[6]) là một nhà nhà khoa học người Nga[7] gốc Đức. Ông có cả quốc tịch Hà Lan và Anh Quốc, hiện đang sinh sống tại Anh. Năm 2010, ông cùng Konstantin Sergeevich Novoselov tại đại học Manchester đã được trao Giải Nobel Vật lý cho những thí nghiệm đột phá trong vật liệu hai chiều graphen. Ông cũng là Viện sĩ của Hiệp hội hoàng gia London từ năm 2007[8]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Andre Geim sinh năm 1958 tại Sochi, trong một gia đình kỹ sư gốc Đức [9][10][11]. Cha ông, Konstantin Alekseyevich Geim (sinh năm 1910), từ năm 1964 là kỹ sư trưởng của nhà máy điện tử chân không Nalchik; mẹ, Nina Nikolayevna Bayer (sinh năm 1927), đã từng là kỹ sư công nghệ trưởng của Phòng công nghệ-thiết kế đặc biệt cũng tại chính nhà máy này. Năm 1975 ông tốt nghiệp loại ưu (xuất sắc) trường trung học số 3 Nalchik và làm việc 8 tháng tại chính nhà máy nơi cha mẹ ông công tác, năm 1976 theo học Đại học vật lý kỹ thuật Moskva (MIPT). Cho tới năm 1982 ông theo học tại khoa vật lý đại cương và ứng dụng tại MIPT và tốt nghiệp trường đại học này với điểm chung là xuất sắc (chỉ có một điểm khá trong văn bằng tốt nghiệp về môn kinh tế chính trị của chủ nghĩa xã hội). Năm 1987 ông nhận học vị phó tiến sĩ (candidat) toán lý tại Viện Vật lý chất rắn[12] trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (IPTT AN Liên Xô, nay thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) đặt ở Chernogolovka, 43 km về phía đông bắc Moskva.

Ông là cộng tác viên khoa học tại IPTT RAN, Đại học Nottingham, Đại học Bath, cũng như không lâu tại Đại học Copenhagen, trước khi trở thành giáo sư tại Đại học Radboud tại Nijmegen, và từ năm 2001 là tại Đại học Manchester. Tại thời điểm năm 2010 ông là giám đốc trung tâm mesoscience và công nghệ nano Manchester[13], cũng như lãnh đạo bộ phận vật lý vật chất ngưng tụ[14]. Từ năm 2007 ông là hội viên nghiên cứu cao cấp của EPSRC[12][14]. Ông cũng là giáo sư vật liệu mới và khoa học nano tại Đại học Radboud tại Nijmegen (Hà Lan) từ năm 2010[15].

Ông là tiến sĩ danh dự của Đại học Kỹ thuật Delft, Viện công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại ZurichĐại học Antwerpen. Ông hiện đang giữ ghế "giáo sư Langworthy"[12][16][17] (trong số những người được phong tặng có Ernest Rutherford (từ năm 1907 tới năm 1919), William Lawrence Bragg (từ 1919 tới 1937) và Patrick Blackett (từ 1937 tới 1953)).

Vợ ông là Irina Grigoryeva, là giáo sư vật lý trong lĩnh vực vật lý chất rắn tại Khoa Vật lý và Thiên văn, Đại học Manchester.[18] Họ có một người con gái.

Nghiên cứu khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]
Con ếch bay trong thực nghiệm của A. Geim từ Đại học NijmegenM. Berry từ Đại học Bristol đã làm cho họ được trao giải Ig Nobel vật lý năm 2000. Mười năm sau, Geim đoạt giải Nobel Vật lý.

Năm 2010 cùng học trò của mình là K. S. Novoselov được trao giải Nobel Vật lý vì "các thí nghiệm đột phá với vật liệu hai chiều — graphen"[19]. Những người đoạt giải đã "chứng minh rằng cacbon đơn lớp có các tính chất đặc biệt, bắt nguồn từ thế giới diệu kỳ của vật lý lượng tử", như nhận xét của Ủy ban trao giải.

Trong số các thành tựu khác của ông có chất kết dính phỏng sinh học (bionics), sau này đã được biết đến dưới tên gọi băng dính tắc kè[20], cũng như các thực nghiệm với huyền phù nghịch từ, trong số đó có thực nghiệm "ếch bay"[21], mà vì đó ông cùng Michael Berry từ Đại học Bristol đã được trao giải Ig Nobel vật lý năm 2000. Một điều thú vị khác là ông đã cùng con chuột nhảy (hamster) yêu quý của mình là Tisha là đồng tác giả của một bài báo về huyền phù nghịch từ[22], theo như Nature Nanotechnology (tháng 4 năm 2008, trang 179). Geim cũng là chuyên gia về vật lý trung môsiêu dẫn[12].

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài giải Nobel vật lý năm 2010, năm 2007 Hội Vật lý Anh (Institute of Physics) đã trao giải Mott cho Geim "vì phát hiện của ông ra một lớp vật chất mới – các tinh thể hai chiều tồn tại tự do – cụ thể là graphen". Ông cũng chung giải EuroPhysics với K. S. Novoselov "cho phát hiện và cô lập một lớp nguyên tử cacbon đơn nhất tồn tại tự do (graphen) và làm sáng tỏ các thuộc tính điện đáng chú ý của nó". Tháng 5 năm 2007 ông được bầu làm Viện sĩ của Hiệp hội hoàng gia London [23]. Năm 2009 ông nhận giải thưởng khoa học châu Âu là giải thưởng Körber. Năm 2010, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ trao Giải John J. Carty cho thăng tiến Khoa học "cho phát hiện và hiện thực hóa graphen, dạng hai chiều của cacbon, bằng thực nghiệm". Hội hoàng gia London cũng bổ sung huy chương Hughesl năm 2010 cho "phát hiện mang tính đột phá ra graphen và làm sáng tỏ các thuộc tính đáng chú ý của nó" của Geim.

Khi nhận được tin về giải Nobel, Geim phát biểu "Tôi vẫn ổn, tôi ngủ tốt. Tôi không nghĩ mình sẽ nhận giải Nobel năm nay". Ông cũng nói rằng các kế hoạch của ông không thay đổi – ông sẽ bắt tay trở lại làm việc và tiếp tục những bài báo nghiên cứu của mình[24]. Geim phát biểu rằng ông hi vọng là graphen cùng các tinh thể hai chiều khác sẽ thay đổi cuộc sống thường nhật như các chất dẻo đã làm được đối với nhân loại[25].

Geim chia chung giải Ig Nobel năm 2000 với Michael Berry từ Đại học Bristol vì thực nghiệm ếch bay. Ông là người đầu tiên có cả giải Nobel lẫn giải Ig Nobel[26] với tư cách cá nhân.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ K. S. Novoselov và ctv. (2004). “Electric Field Effect in Atomically Thin Carbon Films” (PDF). Science. 306: 666. doi:10.1126/science.1102896. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ It’s a thinner winner Lưu trữ 2013-04-22 tại Wayback Machine bbc.co.uk ngày 19 tháng 10 năm 2006
  3. ^ “Konstantin Novoselov Interview - Special Topic of Graphene”. ScienceWatch. tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ a b Cartlidge, Edwin (tháng 2 năm 2006). “A physicist of many talents”. Physics World.[liên kết hỏng]
  5. ^ Murphy, John (tháng 6/7 năm 2006). “Renaissance scientist with fund of ideas”. Scientific Computing World. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2010. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  6. ^ Hình ảnh bản chụp sổ lao động của A. K. Geim Lưu trữ 2012-03-14 tại Wayback Machine trên website của MIPT.
  7. ^ Hamish Johnston (5 tháng 10 năm 2010). “Graphene pioneers bag Nobel prize” (bằng tiếng Anh). physicsworld.com. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  8. ^ New Fellows - 2007 trên website của Hiệp hội hoàng gia London
  9. ^ Bản chụp phiếu ghi chép học tập của sinh viên А. K. Geim Lưu trữ 2011-07-20 tại Wayback Machine trên website MPTI.
  10. ^ “Lý lịch”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  11. ^ Renaissance scientist with fund of ideas#Top grades at school Lưu trữ 2010-09-07 tại Wayback Machine, Scientific Computing World, số tháng 6/7 năm 2006
  12. ^ a b c d “Geim's CV”. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.[liên kết hỏng]
  13. ^ “Manchester Centre for Mesoscience & Nanotechnology”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  14. ^ a b “nanotech.net”. nanotech.net. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  15. ^ Dr. Andre Geim benoemd tot hoogleraar Innovative Materials and Nanoscience Lưu trữ 2012-09-10 tại Archive.today – website Đại học Radboud tại Nijmegen (tiếng Hà Lan)
  16. ^ “Top researchers receive Royal Society 2010 Anniversary Professorships”. The Royal Society. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  17. ^ Condensed Matter Physics Group: Andre Geim FRS
  18. ^ “Prof Irina Grigorieva”.
  19. ^ “The Nobel Prize in Physics 2010” (bằng tiếng Anh). Website chính thức của Ủy ban trao giải Nobel. ngày 5 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  20. ^ Gecko inspires sticky tape (Tắc kè truyền cảm hứng cho băng dính), BBC News ngày 1 tháng 6 năm 2003
  21. ^ “The Frog That Learned to Fly”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  22. ^ A.K. Geim và H. A. M. S. ter Tisha, Physica B 294-295, 736—739 (2001) doi:10.1016/S0921-4526(00)00753-5. Đóng góp của con chuột nhảy vào thực nghiệm huyền phù nghịch từ là lớn hơn gián tiếp, mà sau đó ông đã sử dụng để bảo vệ luận án tiến sĩ (Ph. D.) tại Đại học Nijmegen.
  23. ^ “Fellows”. The Royal Society. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2010.
  24. ^ “Materials breakthrough wins Nobel”. BBC. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  25. ^ “Research into graphene wins Nobel Prize”. CNN. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2010.
  26. ^ http://improbable.com