Apple A5X
The A5X chip | |
Thông tin chung | |
---|---|
Ngày bắt đầu sản xuất | ngày 16 tháng 3 năm 2012 |
Ngày ngừng sản xuất | ngày 23 tháng 10 năm 2012 |
Thiết kế bởi | Apple Inc. |
Nhà sản xuất phổ biến | |
Mã sản phẩm | S5L8945X[1] |
Hiệu năng | |
Xung nhịp tối đa của CPU | 1 GHz |
Bộ nhớ đệm | |
Bộ nhớ đệm L1 | 32 KB tập lệnh + 32 KB dữ liệu[2] |
Bộ nhớ đệm L2 | 1 MB[2] |
Kiến trúc và phân loại | |
Ứng dụng | Di động |
Công nghệ node | 45 nm[3][4] |
Vi kiến trúc | ARM Cortex-A9 |
Tập lệnh | ARMv7 |
Thông số vật lý | |
Nhân |
|
GPU | PowerVR SGX543MP4 (quad-core)[5] |
Sản phẩm, mẫu mã, biến thể | |
(Các) biến thể | |
Lịch sử | |
Tiền nhiệm | Apple A5 |
Kế nhiệm | Apple A6X |
Apple A5X là một hệ thống trên chip (SoC) 32 bit được thiết kế bởi Apple Inc., giới thiệu tại buổi ra mắt của iPad thế hệ thứ ba vào ngày 7/3/2012. Nó là phiên bản hiệu năng cao của Apple A5, và được Apple tuyên bố là có hiệu năng đồ hoạ gấp đôi.[6] Nó đã được thay thế trong iPhone 5 và 5C bởi Apple A6 và trong iPad thế hệ thứ tư bởi Apple A6X.
Thiết kế
[sửa | sửa mã nguồn]A5X có một CPU ARM Cortex-A9 lõi kép 1 GHz[7] và một GPU PowerVR SGX543MP4 lõi tứ[5] tốc độ 250 MHz. Apple tăng gấp đôi kích thước giao diện bộ nhớ của A5X so với A5, bao gồm một hệ thống con giao diện bộ nhớ với bốn bộ điều khiển nhớ 32-bit wide LP-DDR2. Điều đó giúp cung cấp đủ băng thông cho số điểm ảnh rất cao trên màn hình rentina của iPad thế hệ thứ ba.
Không như A4 và A5, A5X được phủ bằng một hệ thống tản nhiệt kim loại và không đóng gói theo kiểu package-on-package (PoP). Cùng với đó, trong khi ở A4 và A5, RAM đặt bên trên của SoC thì A5X được đặt bên cạnh bo mạch chủ và hai LP DDR2 SDRAM của Samsung.[8] A5X sản xuất trên quy trình 45 nm cũng của Samsung. Kích thước die silicon tăng nhiều so với A5 (165 mm²) và gấp 3,1 lần so với A4 (53,3 mm²).
Sản phẩm sử dụng A5X
[sửa | sửa mã nguồn]- iPad (thế hệ thứ 3) – Tháng 3 năm 2012
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Apple SoC, phạm vi của các bộ vi xử lý di động dựa trên ARM được thiết kế bởi Apple dành cho các thiết bị điện tử tiêu dùng của họ.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Straker, Fred (ngày 22 tháng 2 năm 2012), “What is the Apple A5X Processor?”, The iPad Guide, Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2017, truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2012
- ^ a b Gowri, Vivek; Lal Shimpi, Anand (ngày 28 tháng 3 năm 2012). “The Apple iPad Review (2012): The A5X SoC”. AnandTech. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
- ^ “The New iPad: A Closer Look Inside”. Chipworks. ngày 16 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 9 năm 2013.
- ^ “The Apple A5X versus the A5 and A4 – Big Is Beautiful”. Chipworks. ngày 19 tháng 3 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2013.
- ^ a b Gowri, Vivek; Lal Shimpi, Anand (ngày 28 tháng 3 năm 2012). “The Apple iPad Review (2012): The GPU”. AnandTech. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
- ^ “Apple Launches New iPad”. Apple. ngày 7 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2013.
- ^ “iFixit 3rd generation iPad teardown”. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2012.
- ^ Foresman, Chris (ngày 15 tháng 3 năm 2012). “iPad 3 teardown: my god, it's full of lithium ions”. ArsTechnica. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.