Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Bệnh Chagas

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bệnh Chagas
Ảnh chụp hiển vi Trypanosomacruzi được nhuộm Giemsa
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng học
ICD-10B57
ICD-9-CM086
DiseasesDB13415
MedlinePlus001372
eMedicinemed/327
Patient UKBệnh Chagas
MeSHD014355

Bệnh Chagas /ˈɑːɡəs/, hay Bệnh do trypanosoma châu Mỹ, là bệnh ký sinh trùng nhiệt đới do đơn bào Trypanosomacruzi gây ra.[1] Bệnh lây lan chủ yếu qua côn trùng có tên bọ xít hút máu.[1] Triệu chứng thay đổi theo giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường hoặc là không có hoặc là nhẹ và các triệu chứng đó có thể là: sốt, hạch bạch huyết sưng, nhức đầu, hoặc sưng tại nơi vết đốt.[1] Sau 8–12 tuần, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính và 60–70% số bệnh nhân không có thêm triệu chứng nào khác nữa.[2][3] Còn 30 đến 40% số bệnh nhân còn lại thì có thêm triệu chứng khác sau 10 đến 30 năm kể từ khi mới nhiễm bệnh.[3] Các triệu chứng đó bao gồm to tâm thất ở 20 đến 30% số bệnh nhân dẫn đến suy tim.[1] Phình thực quản hoặc phình đại tràng cũng có thể xảy ra ở 10% số bệnh nhân.[1]

Nguyên nhân và chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

T. cruzi thường lây qua người và động vật khác do "rệp môi" hút máu thuộc phân họ Triatominae.[4] Côn trùng này được gọi bằng một số tên địa phương, như: vinchuca ở Argentina, Bolivia, Chi Lê và Paraguay, barbeiro (thợ cạo) ở Brazil, pito ở Colombia, chinche ở Trung Mỹ, và chipo ở Venezuela. Bệnh cũng lây qua truyền máu, cấy ghép nội tạng, ăn phải thực phẩm bị nhiễm ký sinh trùng, và từ mẹ sang bào thai.[1] Phát hiện bệnh sớm bằng cách tìm ký sinh trùng trong máu dưới kính hiển vi.[3] Phát hiện bệnh ở giai đoạn mãn tính dựa vào tìm kháng thể kháng T. cruzi trong máu.[3]

Phòng ngừa và điều trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng ngừa bệnh chủ yếu là diệt bọ xít hút máu và tránh bị chúng đốt.[1] Các biện pháp phòng ngừa khác gồm có sàng lọc máu được dùng để truyền.[1] Tính đến 2013 chưa có vắc xin phòng bệnh.[1] Bệnh ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc benznidazole hoặc nifurtimox.[1] Thuốc hầu như luôn trị khỏi bệnh nếu cho dùng sớm, tuy nhiên, ít hiệu quả hơn ở người đã mắc bệnh Chagas lâu.[1] Khi được sử dụng để điều trị bệnh mãn tính, thuốc có thể làm chậm hay ngăn ngừa các triệu chứng ở giai đoạn cuối.[1] Benznidazole và nifurtimox gây tác dụng phụ nhất thời tới ở 40% số bệnh nhân[1] gồm có rối loạn da, nhiễm độc não, và rối loạn đường tiêu hóa.[2][5][6]

Dịch tễ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Ước tính có 7 đến 8 triệu người, hầu hết ở Mexico, Trung MỹNam Mỹ mắc bệnh Chagas.[1] Tính đến 2006, bệnh gây 12.500 ca tử vong.[2] Đa số người mắc bệnh là nghèo[2] và không biết mình mắc bệnh.[7] Tình trạng di dân trên quy mô rộng lớn làm gia tăng những vùng có ca bệnh Chagas và các vùng này hiện gồm nhiều nước châu Âu và Hoa Kỳ.[1] Các vùng này cũng tăng trong nhiều năm cho đến 2014.[8] Bệnh được miêu tả lần đầu vào năm 1909 bởi Carlos Chagas mà tên của ông được đặt cho bệnh.[1] Bệnh xảy ra ở hơn 150 động vật khác.[2]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • “Blood donor screening for Chagas disease — (United States, 2006–2007)”. Morbidity and Mortality Weekly Report. 56 (7): 141–43. ngày 23 tháng 2 năm 2007. PMID 17318113.
  • Franco-Paredes C, Von A, Hidron A (2007). “Chagas disease: an impediment in achieving the Millennium Development Goals in Latin America”. BMC International Health and Human Rights. 7: 7. doi:10.1186/1472-698X-7-7. PMC 2034380. PMID 17725836.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Hotez PJ, Dumonteil E, Woc-Colburn L (ngày 29 tháng 5 năm 2012). “Chagas disease: 'The new HIV/AIDS of the Americas'. PLoS Neglected Tropical Diseases. 6 (5): e1498. doi:10.1371/journal.pntd.0001498. PMC 3362306. PMID 22666504.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) An editorial.
  • “International symposium to commemorate the 90th anniversary of the discovery of Chagas disease (Rio de Janeiro, April 11–16, 1999)”. Memorias do Instituto Oswaldo Cruz. 94 (Suppl. I). 1999. A special issue of the Memórias do Instituto Oswaldo Cruz, covering all aspects of Chagas Disease
  • Miles MW, Tyler KM (2003). American trypanosomiasis. Boston: Kluwer Academic. ISBN 978-1-4020-7323-6. OCLC 50685296.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p “Chagas disease (American trypanosomiasis) Fact sheet N°340”. World Health Organization. tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ a b c d e Rassi A, Rassi A, Marin-Neto JA (tháng 4 năm 2010). “Chagas disease”. Lancet. 375 (9723): 1388–402. doi:10.1016/S0140-6736(10)60061-X. PMID 20399979.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ a b c d RassiA, Jr; Rassi, A; Marcondes de Rezende, J (tháng 6 năm 2012). “American trypanosomiasis (Chagas disease)”. Infectious disease clinics of North America. 26 (2): 275–91. doi:10.1016/j.idc.2012.03.002. PMID 22632639.
  4. ^ “DPDx – Trypanosomiasis, American. Fact Sheet”. Centers for Disease Control (CDC). Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ Bern C, Montgomery SP, Herwaldt BL (tháng 11 năm 2007). “Evaluation and treatment of chagas disease in the United States: a systematic review”. JAMA. 298 (18): 2171–81. doi:10.1001/jama.298.18.2171. PMID 18000201.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ Rassi A, Dias JC, Marin-Neto JA, Rassi A (tháng 4 năm 2009). “Challenges and opportunities for primary, secondary, and tertiary prevention of Chagas' disease”. Heart. 95 (7): 524–34. doi:10.1136/hrt.2008.159624. PMID 19131444.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  7. ^ Capinera, John L. biên tập (2008). Encyclopedia of entomology (ấn bản thứ 2). Dordrecht: Springer. tr. 824. ISBN 9781402062421.
  8. ^ Bonney, KM (2014). “Chagas disease in the 21st Century: a public health success or an emerging threat?”. Parasite. 21: 11. doi:10.1051/parasite/2014012. PMC 3952655. PMID 24626257. Ấn phẩm cho phép truy cập mở - đọc miễn phí

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Protozoal diseases