Ba mươi hai tướng tốt
Ba mươi hai tướng tốt (theo từ Hán-Việt là Tam thập nhị hảo tướng, 三十二好相; tiếng Phạn: dvatriṃśadvara-lakṣaṇa) được tin là của một Chuyển luân vương (cakravartī-rāja), của một vị Bồ tát, hay là của một vị Phật. Tuy nhiên, trong 32 tướng, Chuyển Luân Vương lại không có hai tướng là có chữ Vạn ở trước ngực và tướng người phát ra hào quang như Phật. Theo Luận Trí Độ, thì Bồ Tát thì cũng có 32 tướng tốt nhưng có 7 tướng khác hơn so với Chuyển Luân Vương. (Xin xem thêm bài dịch của Thích Huyền Tôn Lưu trữ 2005-11-01 tại Wayback Machine). Ngoài ba mươi hai tướng tốt đó, người ta còn nói đến Tám mươi vẻ đẹp khác của Phật. 32 tướng tốt được nhắc tới trong nhiều kinh luận quan trọng bao gồm Kinh Đại Bát Nhã, kinh Trường bộ, Đại Trí Độ Luận, Niết Bàn Kinh, Trung A Hàm Tam Thập Nhị Tướng kinh. Các tướng tốt là kết quả của tâm từ bi vô lượng. Các tên Hán Việt ít dùng khác của 32 tướng tốt là Tam thập nhị đại nhơn tướng, Tam thập nhị đại trượng phu tướng, và Đại nhơn tam thập nhị tướng.
Nội dung
[sửa | sửa mã nguồn]Các tôn giáo ở Ấn Độ ngày xưa đã biết đến 32 tướng Đại trượng phu này, nhưng họ lại không biết những nguyên nhân nào mà những tướng này được thành tựu.[1] Tuy nhiên Đức Phật - vị có đầy đủ 32 tướng tốt [1] - đã chỉ dẫn những nguyên nhân và ảnh hưởng của 32 tướng trạng này qua những kinh nghiệm mà chính Đức Phật đã trải qua.
Đức Phật cho rằng bất kì ai có đầy đủ cả 32 tướng tốt thì chỉ chọn 2 con đường duy nhất: hoặc làm vị Chuyển luân Thánh Vương, hoặc sẽ làm vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.[1]
- Trích từ kinh Trường Bộ do hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Kinh số 30: Kinh Tướng[1]
Tướng | Nguyên nhân được tướng này | Ảnh hưởng của tướng này đối với Đức Phật
- chỉ khi có đầy đủ 32 tướng tốt thì 2 khả năng bên dưới mới chắc chắn xảy ra | ||
---|---|---|---|---|
Nếu sống ngoài đời
- sẽ thành vị Chuyển Luân Thánh Vương |
Nếu sống xuất gia
-sẽ thành bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác | |||
1. Lòng bàn chân bằng phẳng |
|
|
| |
2. Dưới bàn chân, có hình bánh xe hiện ra, với một ngàn tăm xe, với bánh xe, trục xe, các bộ phận hoàn toàn đầy đủ |
|
|
| |
3. Có gót chân thon dài |
|
|
| |
4. Có ngón tay, ngón chân dài | ||||
5. Có tay chân mềm mại | ||||
6. Tay chân có màn da lưới (+ tướng có tay chân mềm mại*) | Thực hiện đầy đủ Bốn Nhiếp Pháp:
|
|
| |
7. Có mắt cá tròn như con sò |
|
|
| |
8. Có lông mọc xoay tròn thẳng lên, mỗi sợi lông đều vậy, màu xanh đậm như thuốc bôi mắt, xoáy lên từng xoáy tròn nhỏ, và xoáy về hướng mặt | ||||
9. Có ống chân như con dê rừng |
|
|
| |
10. Đứng thẳng, không co lưng xuống có thể sờ đầu gối với hai bàn tay |
|
|
| |
11*. Có thân hình cao thẳng | ||||
12. Có thân thể cân đối như cây bàng. Bề cao của thân ngang bằng bề dài của hai tay sải rộng, bề dài của hai tay sải rộng ngang bằng bề cao của thân | ||||
13. Có tướng mã âm tàng |
|
|
| |
14. Có màu da đồng, màu sắc như vàng |
|
|
| |
15. Có da trơn mướt, khiến bụi không thể bám dính vào | Tìm đến các vị Sa-môn hay Bà-la-môn để tìm câu trả lời cho: "Thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là có tội? Thế nào là không có tội? Điều nào nên làm? Điều nào không nên làm? Điều nào làm sẽ đưa đến bất hạnh và đau khổ lâu dài? Điều nào nếu làm sẽ đưa đến hạnh phúc và an lạc lâu dài?... " |
|
| |
16. Có lông da mọc từ lông một, mỗi lỗ chân lông có một lông |
|
|
| |
17. Có hai lông mày, có sợi lông trắng mọc lên, mịn màng như bông nhẹ | ||||
18. Có thân với các góc cạnh tròn đầy, đều đặn |
|
|
| |
19. Có nửa thân trước như thân con sư tử |
|
|
| |
20. Không có lõm khuyết xuống giữa hai vai | ||||
21*. Có bán thân trên vuông tròn | ||||
22. Có vị giác rất nhạy bén |
|
|
| |
23. Có bốn mươi cái răng |
|
|
| |
24. Có răng không khuyết hở | ||||
25. Có quai hàm như con sư tử |
|
|
| |
26. Có răng đều đặn |
|
|
| |
27*. Có răng cửa trơn láng | ||||
28. Có tướng lưỡi rộng dài |
|
|
| |
29. Có giọng nói tuyệt diệu như tiếng chim Ca-lăng-tần-già | ||||
30. Có hai mắt màu xanh đậm |
|
|
| |
31. Có lông mi con bò cái | ||||
32. Có nhục kế trên đầu |
|
|
|
Lưu ý:
- các số có đánh * chỉ mang tính gần đúng trong ngữ cảnh, vì trong nguyên văn không nói rõ ràng.
- các tướng tốt ở trên được chính Đức Phật gieo tạo nguyên nhân từ các đời trước, và những ảnh hưởng của các tướng trên được chính Đức Phật nhận thấy và thuyết giảng lại.[1]
- vì Đức Phật chỉ xác nhận với trường hợp đủ cả 32 tướng tốt (là sẽ đi 2 con đường duy nhất ở trên) nên ít hơn 32 tướng sẽ không đảm bảo tính duy nhất của 2 con đường trên (có thể nhiều hơn 2 con đường sẽ xảy ra).
Một số tướng tốt nói trên được đặc biệt chú ý trong tranh tượng – nhất là hào quang, một dấu hiệu rõ rệt của thánh nhân theo quan điểm Ấn Độ, không bao giờ thiếu trong các tượng Phật. Có lúc hào quang được vẽ như vòng lửa xuất phát từ đầu đến vai. Tướng lông xoáy giữa hai chân mày tượng trưng cho Trí huệ có khi được trình bày như một chấm vàng, hay được thay thế bằng ngọc quý. Tướng chóp nổi cao ở đỉnh đầu (肉 髻, uṣṇīṣa) được trình bày mỗi nơi mỗi khác, tại Ấn Độ và Trung Quốc hình bán cầu, tại Cam Bốt hình nón và tại Thái Lan hình nhọn đầu hay có dạng một ngọn lửa.
Đoạn kinh Kim Cang về 32 tướng tốt
[sửa | sửa mã nguồn]Trong chương thứ 13, kinh Kim Cang có một đề cập ngắn gọn liên quan tới 32 tướng như sau:
Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ tam thập nhị tướng kiến Như Lai phủ?
Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ tam thập nhị tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai thuyết tam thập nhị tướng, tức thị phi tướng, thị danh tam thập nhị tướng.
Dịch nghĩa:
Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Có thể nào dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai không?
Kính Thế tôn, không. Không thể dựa vào 32 tướng mà thấy được Như Lai. Tại vì sao? Như Lai nói 32 tướng, tức chẳng phải tướng, đó gọi là 32 tướng.
Đại ý cho thấy các hình tướng nhìn thấy, hay cảm xúc được, tâm tưởng được chỉ là hư vọng và vô thường không thể nào là chân lý (hay là thực chất của vạn vật). Thấy được cả tính không của các hình tướng này và không chấp vào các hình tướng thì thấy được thật tướng.