Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Baidu Baike

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Baidu Baike
百度百科
Ảnh chụp màn hình trang web vào tháng hai năm 2016.
Loại website
Bách khoa toàn thư trực tuyến
Có sẵn bằngTiếng Hoa
Thành lập2006
Trụ sở,
Chủ sở hữuBaidu
Tạo bởiRobin Li
Websitebaike.baidu.com
Hỗ trợ IPv6ipv6.baidu.com
Thương mại
Yêu cầu đăng kýKhông bắt buộc (có thể đăng ký để sửa đổi)
Số người dùng+6.9 triệu người (2019)[1]
Tình trạng hiện tạiĐang hoạt động
Baidu Baike
Tiếng Trung百度百科

Baidu Baike (/ˈbd ˈbkə/; tiếng Trung: 百度百科; Hán-Việt: Bách Độ bách khoa; bính âm: Bǎidù Bǎikē) là một bách khoa toàn thư trực tuyến sử dụng ngôn ngữ tiếng Hoa thuộc sở hữu của công ty công nghệ Trung Quốc Baidu.[1] Trang web được ra mắt lần đầu vào tháng 4 năm 2006. Tính đến tháng 11 năm 2019, bách khoa đã có gần 16 triệu bài viết và hơn 6,9 triệu biên tập viên.

Nhiều biên tập viên các bách khoa toàn thư trên thế giới và nhà phê bình về kiểm duyệt đã chỉ trích rằng Baidu Baike được tạo ra nhằm kiểm duyệt nhiều nội dung trong thông tin để phù hợp với quan điểm và lý tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà không tuân theo quan điểm trung lập.[2][3][4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Baidu Baike được ra mắt lần đầu vào tháng 4 năm 2006.[1] Sau 20 ngày đi vào hoạt động, trang web đã có hơn 300.000 người dùng đăng ký và 100.000 bài viết được tạo ra, vượt qua cả Wikipedia tiếng Trung.[5] Tính đến tháng 11 năm 2019, trang web có gần 16 triệu bài viết và hơn 6,9 triệu biên tập viên.[1]

Kỹ sư William Chang, một người làm việc tại Baidu, đã nói tại hội nghị của World Wide Web Consortium tổ chức năm 2008 - thời điểm trang web mới đi vào hoạt động, rằng: "Trên thực tế, không có lý do gì để Trung Quốc sử dụng Wikipedia [...] Việc Trung Quốc có thể tự tạo ra các sản phẩm công nghệ cho riêng mình là điều rất hiển nhiên".[6]

Sự nổi bật của Baidu Baike đã được nhiều người chú ý đến qua các kết quả trên công cụ tìm kiếm của Baidu. Ví dụ, khi tìm kiếm các thông tin về một chủ thể bất kỳ bằng công cụ tìm kiếm trên Baidu, liên kết từ bài (nếu tồn tại) về chủ thể của trang web sẽ được hiện lên ở mục đầu tiên kết quả tìm kiếm tương ứng.[7]

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian hoạt động, Baidu Baike đã bị một số nhà phê bình về kiểm duyệt[2] và các biên tập viên bách khoa toàn thư, đáng chú ý là cựu chủ tịch của Wikimedia Foundation, buộc tội về việc vi phạm bản quyền và kiểm duyệt thông tin một cách thiếu trung lập.[8]

Kiểm duyệt

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì thuộc thẩm quyền của chính phủ Trung Quốc, Baidu được yêu cầu kiểm duyệt nội dung trên bách khoa toàn thư của họ theo luật và các quy định liên quan như Luật An ninh mạng Trung QuốcLuật Tình báo Quốc gia.[8][9][10] Tất cả biên tập viên khi muốn đăng ký tài khoản sẽ phải dùng tên thật trước khi chỉnh sửa bài viết và quản trị viên sẽ xem xét hầu hết chỉnh sửa đó trước khi chúng được đăng công khai. Vì những điều này mà trang web đã thu hút rất nhiều sự chỉ trích.[2][3][4]

Vào năm 2013, Citizen Lab phát hành một bài báo cáo nói rằng tuy được dự báo sẽ có sự kiểm duyệt diễn ra trên Baidu Baike nhưng "việc đưa ra các quy định về kiểm duyệt và nhận dạng vi phạm có thể sẽ gặp phải khó khăn do (gần như) bách khoa được tạo ra cho người dùng và họ sẽ phải tự giám sát nhau".[3]

Các cáo buộc vi phạm bản quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong năm 2007, Florence Devouard, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Wikimedia Foundation, đã nói rằng "Họ [Baidu Baike] không tôn trọng các giấy phép về bản quyền chút nào, [...] Đó có thể là vi phạm bản quyền lớn nhất mà chúng tôi từng gặp phải".[2] Một số người dùng của Wikipedia tiếng Trung cũng đã tạo một danh sách các mục bị cáo buộc là vi phạm bản quyền của Wikipedia,[1] tuy nhiên sau đó tổ chức quyết định sẽ không theo đuổi bất kỳ hành động pháp lý nào. Đáp lại những chỉ trích trên, Baidu đã nhấn mạnh rằng Baike là một nền tảng nội dung do người dùng tạo.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Zhang, Jane (ngày 20 tháng 11 năm 2019). “How Baidu built an encyclopedia with 16 times more Chinese entries than Wikipedia”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ a b c d Woo, Eva (ngày 13 tháng 11 năm 2007). “Baidu's Censored Answer to Wikipedia”. Bloomberg (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2020.
  3. ^ a b c Jason Q. Ng (28 tháng 8 năm 2013). Who’s the Boss? The difficulties of identifying censorship in an environment with distributed oversight: a large-scale comparison of Wikipedia China with Hudong and Baidu Baike. Munk School of Global Affairs, University of Toronto. Lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2014 trên Wayback Machine.
  4. ^ a b Han-Teng Liao, (2013). How do Baidu Baike and Chinese Wikipedia filter contribution?: a case study of network gatekeeping. Proceedings of the 9th International Symposium on Open Collaboration. doi:10.1145/2491055.2491082
  5. ^ “Baidu desafía a la Wikipedia en China con su nueva enciclopedia 'on line'. El Mundo (bằng tiếng Tây Ban Nha). EFE. ngày 12 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ Webster, Graham (22 tháng 4 năm 2008). “Baidu's William Chang: 'No reason for China to use Wikipedia'. CNET News. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2008.
  7. ^ “《互动百科诉百度"垄断"》”. 孙超逸 (bằng tiếng Trung). 网易. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2011.
  8. ^ a b Cimpanu, Catalin. “China's cybersecurity law update lets state agencies 'pen-test' local companies”. ZDNet (bằng tiếng Anh).
  9. ^ “China's New Cybersecurity Law Brings Crackdown” (bằng tiếng Anh). Jones Day. tháng 10 năm 2017.
  10. ^ Dorfman, Zach (ngày 23 tháng 12 năm 2020). “Tech Giants Are Giving China a Vital Edge in Espionage”. Foreign Policy.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]