Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Biểu tình Ai Cập 2012–13

30°2′B 31°13′Đ / 30,033°B 31,217°Đ / 30.033; 31.217
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Biểu tình Ai Cập 2012-13
Một phần của phong trào Mùa xuân Ả Rậphậu quả của cách mạng Ai Cập 2011
Người biểu tình tại Quảng trường Tahrir, thủ đô Cairo
sáng 27 tháng 11 năm 2012
Ngày22 tháng 11 năm 2012 – 3 tháng 7 năm 2013
Địa điểm
30°2′B 31°13′Đ / 30,033°B 31,217°Đ / 30.033; 31.217
Nguyên nhânSắc lệnh của Mohamed Morsi miễn truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành động của mình
Mục tiêu
Hình thức
  • Bất phục tùng dân sự
  • Kháng cự dân sự
  • Biểu tình
  • Hành động tấn công
  • Tuyên truyền trực tuyến
  • Black Bloc (Khối Đen)
Kết quả

Đảo chính Ai Cập 2013

  • Mohamed Morsi từ chức và bị giam lỏng tại gia.
  • Bắt giữ các lãnh đạo Anh em Hồi Giáo và Salafi.
  • Đóng cửa các kênh truyền thông phe ủng hộ Anh em Hồi Giáo.[3]
  • Bãi bỏ Hiến pháp.
  • Adly Mansour trở thành quyền Tổng thống.
  • Chính phủ lâm thời quyết định kêu gọi cuộc bầu cử mới.
  • Biểu tình tiếp diễn, chủ yếu phe ủng hộ Morsi.
Các phe trong cuộc xung đột dân sự
Nhân vật thủ lĩnh
Số lượng
Hơn 100.000[22]
Thương vong
Hàng trăm người bị thương[23][24]
28 người bị sát hại (17–22 tháng 11 năm 2012);[25]
59[26]–60+[27] người bị sát hại (25 tháng 1–3 tháng 2 năm 2013);
40 người bị sát hại[28] (23 tháng 6–3 tháng 7 năm 2013)

Biểu tình tại Ai Cập năm 2012 bắt đầu vào ngày 22 tháng 11 năm 2012[29]. Hàng trăm ngàn người biểu tình đang biểu tình chống lại Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi, sau khi ông tự ban cho bản thân mình quyền lực không giới hạn để "bảo vệ" quốc gia[30][31], và quyền lập pháp mà không có giám sát tư pháp hoặc không bị xem xét các hành vi của mình[32]. Morsi cũng muốn tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới được ủng hộ bởi những người Hồi giáo vào ngày 15 tháng 12 năm 2012[2]. Bản Hiến pháp này bị chỉ trích là soạn thảo quá gấp rút và không bảo vệ được quyền lợi của các nhóm thiểu số, đặc biệt là phụ nữ.

Các cuộc biểu tình đã được tổ chức bởi các tổ chức và cá nhân đối lập Ai Cập, chủ yếu là ủng hộ dân chủ tự do, cánh tả, thế tục, và Kitô hữu[33][34]. Các cuộc biểu tình đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa các thành viên của Đảng Tự do và Chính nghĩa được ủng hộ bởi tổ chức Huynh đệ Hồi giáo và những người biểu tình chống Morsi, với ít nhất bảy người chết và hàng trăm người bị thương[23]. Những người biểu tình tụ tập bên ngoài dinh tổng thống, và bị được bao quanh bởi xe tăng và xe thiết giáp của Lực lượng Cảnh sát Cộng hòa[2]. Những người biểu tình chống Morsi ở Cairo có con số lên đến 200.000 người trong một số cuộc biểu tình[35]. Một số cố vấn của Morsi từ chức để phản đối, và nhiều thẩm phán cũng đã lên tiếng chống lại các hành động của Morsi[2]. Những người từ chức gồm giám đốc phát thanh truyền hình nhà nước, Rafik Habib và Zaghloul el-Balshi (tổng thư ký của ủy ban giám sát cuộc trưng cầu dân ý hiến pháp theo kế hoạch[36]) Bảy thành viên của Ban cố vấn gồm 17 người đã từ chức vào tháng 12 năm 2012[36].

Ngày 8 tháng 12 năm 2012, một quan chức Hồi giáo phát biểu rằng Morsi bãi bỏ sắc lệnh của ông quy định mở rộng thẩm quyền tổng thống của ông và bãi bỏ việc xem xét tư pháp đối với sắc lệnh của mình, nhưng nói thêm rằng những tác động của tuyên bố đó sẽ vẫn còn[37]. George Isaac thuộc Đảng Hiến pháp nói rằng lời tuyên bố của Morsi đã không cung cấp bất cứ điều gì mới, Mặt trận Cứu tế Dân tộc bác bỏ nó như là một nỗ lực giữ thể diện, và Phong trào tháng Tư và Gamal Fahmi thuộc tổ chức Nghiệp đoàn Nhà báo Ai Cập cho rằng lời tuyên bố mới đã không giải quyết vấn đề "cơ bản" bản chất của nhóm được giao nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp[37]

Ngày 22 tháng 12, bản Hiến pháp của Morsi giành được 64% số phiếu tán thành trong một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia. Phe phản đối phê phán có sự gian lận trong việc bỏ phiếu và kêu gọi sự điều tra.[38][39][40][41]

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2013, đúng ngày kỉ niệm đầu tiên của cuộc bầu cử Morsi, hàng chục ngàn người phản đối Morsi tụ tập tại Quảng trường Tahrir và bên ngoài chính điện tổng thống tại ngoại ô thủ đô là Heliopolis, yêu cầu Morsi từ chức.[42] Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại 18 địa điểm ở khắp Cairo[43] và ở những vị trí khác nhau khắp đất nước, bao gồm Alexandria, El-Mahalla và các thành phố dọc kênh đào Suez.[44][45] Các cuộc biểu tình được sự ủng hộ của nhiều nhóm thực thể đa dạng, bao gồm phong trào Tamarod của các thành viên Phong trào Thay đổi Ai Cập vào tháng 4 năm 2013, tuyên bố rằng đã thu thập được 22 triệu chữ ký kêu gọi Tổng thống Morsi từ chức.[46][47]

Vào đêm ngày 3 tháng 7 năm 2013, sau một cảnh báo còn 48 giờ sẽ tiến hành can thiệp, Quân đội Ai Cập xuất hiện kèm theo tuyên bố kết thúc quyền Tổng thống của Mohammed Morsi.[48][49] Ngoài ra quân đội còn tuyên bố rằng Hiến pháp đã bị bãi bỏ, rằng cuộc bầu cử Tổng thống mới sẽ được diễn ra nhanh chóng, chánh án của Toà án Hiến pháp, Adly Mansour, lúc này sẽ lên đứng đầu chính phủ, thành lập một chính phủ chế độ kỹ trị để trợ giúp cho tổng thống lâm thời cho đến khi cuộc bầu cử mới diễn ra.[48]

Trong cuộc biểu tình chống đối lại cuộc lật đổ cục bộ của nhân dân,[50] những người ủng hộ Tổng thống Morsi mở ra những cuộc biểu tình có tính chất rộng lớn tại quận Nasr City của Cairo, tại Alexandria, Luxor, Damanhour và Suez.[51]

Sau hành động táo bạo của quân đội vào ngày 30 tháng 6 năm 2013, quân đội tiếp tục thẳng tay đàn áp các phương tiện truyền thông công cộng và đóng cửa một vài đài phát thanh tỏ ra ủng hộ Morsi, bao gồm al-Jazeera.[52]

Theo một hành động được nhiều người xem là cuộc tàn sát,[53][54] hàng trăm nhà biểu tình ủng hộ Morsi đã bị sát hại dưới sự đàn áp thẳng tay và tấn công của quân đội.[55][56][57][58] Trong nhiều trường hợp, quân đội đã từ chối việc bắn vào người biểu tình bằng đạn dược quân trang, trái ngược với sự chứng kiến tai mắt của các nhân chứng sống của truyền thông phương Đông và cư dân địa phương.[59][60][61]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kirkpatrick, David D. (ngày 7 tháng 12 năm 2012). “Morsi Defends Wide Authority in Egypt as Turmoil Rises”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  2. ^ a b c d e Kirkpatrick, David D. (ngày 7 tháng 12 năm 2012). “Morsi Defends Wide Authority in Egypt as Turmoil Rises”. The New York Times. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ “Egypt's army storms Al Jazeera mid-broadcast, arrests TV staff”. Washington Times. ngày 4 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ “Egypt's National Salvation Front Profile”. BBC. ngày 10 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ “From Egypt Petition Drive, A New Grassroot Wave”. National Public Radio (NPR). ngày 28 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  6. ^ “Al-Wafd repeats commitment to boycott”. Daily News Egypt. ngày 2 tháng 3 năm 2013.
  7. ^ “Is the World Afraid of Egyptian Nationalism?”. Mara House Luxor. ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  8. ^ “Exposed: President Morsi's 'Brotherhoodization' Plan for Egypt - Former MB Supreme Guide says "the hell with Egypt". Red State. Apri 4, 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  9. ^ “Mahdi Akef, Former Supreme Guide of the MB: To Hell with Egypt, My Nationality is Islam and I'd Rather Have Muslims from Malaysia Leading the Country” (bằng tiếng Ả Rập). Akhbarak. ngày 27 tháng 5 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  10. ^ “Thoughts on June 30th, Tamarod, and the future of liberal democracy in Egypt”. The Struggle for the World. ngày 1 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  11. ^ “Thousands flood Egypt's streets to protest against Morsi”. The Irish Times. ngày 1 tháng 7 năm 2013.
  12. ^ “Egypt's Revolutionary Socialists call for general strike until the fall of the regime”. Socialist Worker. ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  13. ^ “The 'S-Word': Egyptian Movement Takes On Islamic Rule”. Al-Monitor. ngày 27 tháng 4 năm 2013.
  14. ^ “My religion is "none of your business": Campaigning against division”. Daily News Egypt. ngày 21 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ 'Sexist' Egyptian Info Minister causes more feminist outrage”. Al Arabiya. ngày 27 tháng 4 năm 2013.
  16. ^ “Another revolution in Egypt: Insights from Egyptian feminist Amal Abdel Hadi”. Women's Learning Partnership (Blog). ngày 29 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  17. ^ “Ahead of anti-Morsi protests, artists target Egypt's minister of culture”. Index on Censorship. ngày 28 tháng 6 năm 2013.
  18. ^ “Egypt intellectuals retaliate against culture minister after urgent meeting”. Ahram Online. ngày 7 tháng 6 năm 2013.
  19. ^ “Press Release by Operation Anti-Sexual Harassment/Assault on Sexual Assaults during 30 June Demonstrations”. Jadaliyya. ngày 2 tháng 7 năm 2013.
  20. ^ “Anti-Morsi Activists Set Up Female-Only Protest Zone to Protect Against Sexual Harassment at Tahrir Square”. The Blaze. ngày 30 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  21. ^ “Gama'a al-Islamiya organises pro-Morsi protests to counter 'rebellion' campaign”. Albawaba News. ngày 6 tháng 6 năm 2013.
  22. ^ “Egypt protesters swell to over 100,000”. CBS News. 4 tháng 12 năm 2024. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  23. ^ a b “Protests roil Egypt”. The Washington Post. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  24. ^ Hussein, Abdel Rahman (ngày 26 tháng 11 năm 2012). “Egyptian protests over Mohamed Morsi decree expected to draw thousands”. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2012.
  25. ^ Yolande Knell (ngày 22 tháng 11 năm 2011). “Egypt military pledges to speed up power transfer”. Bbc.co.uk. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  26. ^ “Egypt protester El-Gendy was tortured: Security sources”. Al Ahram. ngày 6 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.
  27. ^ “Egypt protesters clash with police at presidential palace”. Bbc.co.uk. ngày 1 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  28. ^ Egypt's dead and injured: the toll so far
  29. ^ McCrumen, Stephanie; Hauslohner, Abigail (ngày 5 tháng 12 năm 2012). “Egyptians take anti-Morsi protests to presidential palace”. The Independent. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2012.
  30. ^ Hendawi, Hamza (ngày 28 tháng 11 năm 2012). “Egyptian courts suspend work to protest Morsi decrees”. Salon. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  31. ^ Dina Bishara (ngày 28 tháng 11 năm 2012). “Egyptian Labor between Morsi and Mubarak”. Mideast. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  32. ^ David D. Kirkpatrick (ngày 26 tháng 4 năm 2012). “President Mohamed Morsi of Egypt Said to Prepare Martial Law Decree”. Egypt: The New York Times. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  33. ^ Brown, Jeffrey (ngày 6 tháng 12 năm 2012). “Egyptian Army Steps In After Violent Overnight Clashes at Presidential Palace”. PBS. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  34. ^ “Clashes between rival protesters in Cairo kill 3, wound hundreds”. Fox News. ngày 6 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  35. ^ “Egypt's President Morsi calls for a nationwide referendum”. CTV News. ngày 1 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  36. ^ a b Kirkpatrick, David (ngày 6 tháng 12 năm 2012). “More Morsi Aides Resign as Egypt Deploys Tanks in Cairo”. Post Gazette. Cairo. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  37. ^ a b “Egypt's Mursi annuls controversial decree, opposition says not enough”. Al Arabiya. ngày 9 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 12 năm 2012.
  38. ^ “Egypt's opposition to appeal 'fraudulent' referendum results”. Al Arabiya. ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  39. ^ “Egypt referendum: opposition calls for fraud inquiry”. The Guardian. ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  40. ^ “Egypt opposition cries 'fraud' in referendum”. The Daily Star. ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  41. ^ "Mohammed Morsi's ouster: Key events in Egypt's uprising and unrest Lưu trữ 2015-06-10 tại Wayback Machine," India Today, ngày 4 tháng 7 năm 2013.
  42. ^ “BBC in Egypt: 'People were not expecting this'. BBC News. ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  43. ^ Umar Farooq (ngày 30 tháng 6 năm 2013). “Seeking New Leadership, Millions of Egyptians Take to the Streets”. The Atlantic.
  44. ^ “Millions flood Egypt's streets to demand Mursi quit”. Reuters. ngày 30 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2013.
  45. ^ “Egypt: Mahalla workers join rebellion, reject privatization plans”. MENA Solidarity Network. ngày 28 tháng 6 năm 2013.
  46. ^ “Tahrir Square protesters show President Mursi the 'red card'. Al Arabiya. ngày 30 tháng 6 năm 2013.
  47. ^ “Anti-Mursi 'Rebel' campaign receives more than 22 million signatures”. ngày 29 tháng 6 năm 2013.
  48. ^ a b “Morsy out in Egypt coup”. CNN. ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  49. ^ “Egyptian army suspends constitution”. BBC News. ngày 3 tháng 7 năm 2013.
  50. ^ “BBC News- Egypt clashes: Divided views”. Bbc.co.uk. ngày 9 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  51. ^ “Morsi supporters stage demonstrations in Alexandria, other cities - Trend.Az”. En.trend.az. ngày 16 tháng 7 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  52. ^ “Egypt's military shuts down news channels - Middle East”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  53. ^ Youssef, Nancy A. “Tales of witnesses to Cairo massacre back pro-Morsi version | McClatchy”. Mcclatchydc.com. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  54. ^ “Cairo massacre eyewitness report: At least 51 dead and more than 440 injured as army hits back at Muslim Brotherhood supporters - Africa - World”. The Independent. ngày 9 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  55. ^ Saleh, Yasmine. “With dozens dead, U.S. tells Egypt to pull 'back from the brink'. Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  56. ^ “Scores killed in clashes at pro-Morsi rally - Middle East”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  57. ^ “Thousands rally in dueling protests in Egypt - Middle East”. Al Jazeera English. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  58. ^ “» Report: 120 killed in army attack on pro-Morsi sit-in Alex Jones' Infowars: There's a war on for your mind!”. Infowars.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  59. ^ Catherine Thompson 10:56 AM EDT, Friday ngày 5 tháng 7 năm 2013 (ngày 5 tháng 7 năm 2013). “Egyptian Army Denies Reports It Shot At Protesters | TPM LiveWire”. Livewire.talkingpointsmemo.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  60. ^ Youssef, Nancy A. (ngày 23 tháng 7 năm 2013). “CAIRO: Tales of witnesses to Cairo massacre back pro-Morsi version - World”. MiamiHerald.com. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  61. ^ “Vocativ - News From The Deep Web”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.