Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Blitz

Blitz
Một phần của Mặt trận phía Tây thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai

Thánh đường St Paul bị bao phủ bởi khói sau một cuộc oanh tạc.
Thời gian7 tháng 9 năm 194010 tháng 5 năm 1941
Địa điểm51°30′B 0°07′T / 51,5°B 0,12°T / 51.50; -0.12
Kết quả Thất bại chiến lược của Đức Quốc xã
Thay đổi
lãnh thổ
Lãnh thổ hai bên tham chiến không thay đổi
Tham chiến
 Anh Quốc  Đức
 Ý
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
Lực lượng phòng không
RAF
Thương vong và tổn thất
40,000–43,000 dân thường chết
1 triệu dân thường bị thương
không xác định
3,363 phi hành đoàn
2,265 máy bay
(Mùa hè 1940 - tháng 5 năm 1941)
Blitz trên bản đồ Đại Luân Đôn
Blitz
Vị trí trong Anh

Blitz là cuộc oanh kích Anh Quốc của Phát Xít Đức thực hiện trong Thế chiến II từ 7 tháng 9 năm 1940 tới 10 tháng 5 năm 1941. Trong khi chiến dịch thực hiện oanh tạc một loạt thành phố và thị trấn dọc vương quốc Anh, lực lượng không quân Đức bắt đầu tấn công Luân Đôn trong 57 ngày liên tiếp. Tính đến cuối tháng 5 năm 1941, hơn 43.000 dân thường, một nửa trong số đó là dân Luân đôn đã bị giết hại bởi cuộc không kích, hơn một triệu ngôi nhà tiêu hủy hoặc tàn phá chỉ tính riêng tại Luân đôn.

Luân Đôn không phải là thành phố duy nhất hứng chịu oanh tạc của lực lượng Luftwaffe trong chiến dịch Blitz. Các trung tâm công nghiệp và quân sự quan trọng khác của Anh cũng bị tấn công, những thành phố như Belfast, Birmingham, Bristol, Cardiff, Clydebank, Coventry, Greenock, Sheffield, Swansea, Liverpool, Hull, Manchester, Portsmouth, Plymouth, NottinghamSouthampton, đã hứng chịu những cuộc oanh tạc dữ dội và chịu những tổn thất nhân mạng to lớn. Mục tiêu đề ra của Adolf Hitler là đập tan nhuệ khí của Anh Quốc.

Mục tiêu làm suy nhụt nhuệ khí và buộc Anh đầu hàng đã không đạt được. Blitz chỉ là một màn cảnh báo cho một cuộc xâm lược có thể xảy ra của quân đội Đức. Đến tháng 5 năm 1941, mối đe dọa về một cuộc xâm lược đã không xảy đến khi Hitler quyết định chuyển hướng mục tiêu sang phía Đông. Dù không còn thực hiện những cuộc oanh tạc lớn tại Anh nhưng trong suốt Thế chiến Anh quân Đức vẫn thực hiện những vụ không kích nhỏ dẫn đến số người chết từ những vụ ném bom lên đến 51.509 người. Năm 1944, việc phát triển thành công máy bay ném bom không người lái V-1 và Tên lửa V-2 đã giúp Đức có khả năng tiếp tục tấn công Anh với những vũ khí được phóng từ châu Âu đại lục. Tổng cộng, vũ khí loại V của Đức đã giết 8.938 dân thường tại Luân đôn và vùng Đông Nam nước Anh.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]