Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Cộng hòa Pisa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cộng hòa Pisa
Tên bản ngữ
  • Repubblica di Pisa
Thế kỷ 11–1406
Quốc kỳ Pisa
Quốc kỳ
Quốc huy Pisa
Quốc huy
Bản đồ Pisa vào thế kỷ 11
Bản đồ Pisa vào thế kỷ 11
Tổng quan
Thủ đôPisa
Ngôn ngữ thông dụngToscana, Latinh, Ý
Chính trị
Chính phủCộng hòa
Tổng trấn 
Lịch sử 
• Thành lập
Thế kỷ 11
• Giải thể
1406
Tiền thân
Kế tục
Vương quốc Ý (Đế quốc La Mã Thần thánh)
Biên trấn Toscana
Cộng hòa Firenze
Hiện nay là một phần của Ý
 Pháp
 Tây Ban Nha
Nhà thờ chính tòa Pisa được xây dựng trong thời kỳ hoàng kim của nước Cộng hoà (thế kỷ 11 và 12) và được tài trợ bởi các chiến lợi phẩm và tiền của từ vụ Cướp phá Mahdia (1087)
Sự mở rộng thương mại và lãnh thổ của nước Cộng hòa Pisa (thế kỷ 12) – tuyến đường thương mại, các thuộc địa và kho bãi.
Hình miêu tả cứu viện hải cảng Pisa trên Tháp nghiêng Pisa

Cộng hòa Pisa là một quốc gia độc lập trên thực tế tập trung vào thành phố Pisa của Toscana trong suốt cuối thế kỷ 10 và 11. Nó vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế, một trung tâm thương mại với giới thương nhân thống trị nền thương mại Địa Trung HảiÝ suốt một thế kỷ trước khi bị vượt qua và thay thế bởi Genova. Sức mạnh của Pisa như là một quốc gia hàng hải hùng mạnh bắt đầu phát triển và đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 11 khi nó đạt được danh tiếng truyền thống là một trong bốn nước cộng hòa hàng hải chính yếu trong lịch sử Ý.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hưng khởi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn Trung kỳ Trung Cổ thành phố dần dần phát triển thành một trung tâm thương mại và hải quân rất quan trọng và kiểm soát một đội thương thuyền và hải quân Địa Trung Hải đáng kể.[2] Nó mở rộng ảnh hưởng của mình thông qua việc cướp phá Reggio di Calabria ở miền nam nước Ý vào năm 1005. Pisa vẫn có xung đột liên miên với người Saracen đóng bản doanh tại astersa Ý, nhằm kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải. trong lúc liên minh với Genova, Sardinia đã bị chiếm vào năm 1016 với sự thất bại của nhà lãnh đạo Saracen là Mujahid al-'Āmirī (Mogehid). Chiến thắng này đã tạo nên ưu thế cho người Pisa trên vùng biển Tyrrhenia. Rồi sau đó họ lại hất cẳng người Genova ra khỏi Sardinia, làm nảy sinh một cuộc xung đột mới và sự thù địch kể từ đấy giữa hai nước cộng hòa hàng hải. Từ năm 1030 đến năm 1035, Pisa đã đánh bại thành công một số thị thù địch trấn ở Tiểu vương quốc Sicilia và chinh phục CarthageBắc Phi. Vào năm 10511052 Đô đốc Jacopo Ciurini đã chinh phục đảo Corsica, khiến người Genova ngày càng bất bình nhiều hơn. Năm 1063, người Pisa đã tiếp cận được vị lãnh chúa NormanRoger I của Sicilia, người đã tiến hành một chiến dịch chinh phục Sicilia kéo dài hơn ba thập kỷ, với triển vọng của một cuộc tấn công chung nhằm chiếm lấy Palermo. Roger đã từ chối do các cam kết khác. Không có tiếp ứng từ trên bộ, cuộc tấn công thành Palermo của quân Pisa đã phải chịu thảm bại.

Năm 1060, Pisa tham gia vào trận chiến đầu tiên chống lại Genova và chiến thắng rực rỡ này giúp họ củng cố vị thế của mình ở Địa Trung Hải. Giáo hoàng Gregory VII đã phải công nhận bộ "luật và thuế quan trên biển" mới vào năm 1077 do người Pisa soạn ra, Hoàng đế La Mã Thần thánh Henry IV còn ban cho họ quyền chỉ định viên chức lãnh sự của mình, dưới sự cố vấn của một Hội đồng Trưởng lão. Điều này chỉ đơn giản là một sự xác nhận về tình hình hiện tại, bởi vì vào lúc này Hầu tước Toscana (vị lãnh chúa phong kiến trên danh nghĩa của Pisa) đã bị đoạt lấy quyền hành. Pisa cũng tiến hành cướp phá thành phố Mahdia của Zirid vào năm 1088. Bốn năm sau, tàu chiến của Pisa và Genova đã giúp vua Alfonso VI xứ Castile đánh đuổi El Cid ra khỏi Valencia. Năm 1092 Giáo hoàng Urban II đã trao cho Pisa quyền thống trị đảo Corsica và Sardinia và đồng thời nâng Giáo phận Pisa lên đến bậc Tổng giáo phận Thành phố Pisa.

Thập tự chinh

[sửa | sửa mã nguồn]
Dagobert nhổ neo một con tàu treo cờ thánh giá của Thánh George

Một hạm đội 120 tàu của Pisa đã tham gia vào cuộc Thập tự chinh đầu tiên và họ còn cung cấp phương tiện trong cuộc vây hãm Jerusalem vào năm 1099. Trên đường đến Đất Thánh tàu thuyền Pisa đã không bỏ lỡ cơ hội cướp bóc một số hòn đảo của Byzantine. Quân thập tự chinh Pisa dưới sự chỉ huy của Tổng giám mục Dagobert, về sau là Thượng phụ Jerusalem của Latinh trong tương lai.

Pisa và các nước cộng hòa hàng hải khác đã lợi dụng cuộc thập tự chinh để thiết lập các trạm giao thương và thuộc địa ở những vùng ven biển phía đông Syria, LibanPalestine. Đặc biệt người Pisa còn thành lập vô số thuộc địa ở Antioch, Acre, Jaffa, Tripoli, TýrosLatakia. Họ cũng thiết lập các vùng đất thuộc địa khác ở JerusalemCaesarea, ngoài số thuộc địa nhỏ hơn (với quyền tự chủ thấp hơn) tại Cairo, Alexandria và tất nhiên là Constantinopolis, nơi mà Hoàng đế Byzantine Alexius I Comnenus ban cho họ đặc quyền neo đậu và buôn bán. Trong tất cả các thành phố này người Pisa đều được cấp quyền ưu đãi và miễn thuế, nhưng phải đóng góp cho việc phòng thủ của họ trong trường hợp bị tấn công. Vào thế kỷ 12 khu phố người Pisa ở phần phía đông của Constantinopolis đã tăng lên đến 1.000 người. Đối với một vài năm của thế kỷ này thì Pisa vẫn là thương gia và đồng minh quân sự nổi bật nhất của Đế quốc Byzantine, vượt qua cả chính nước Cộng hòa Venezia.[3]

Tại phía tây Địa Trung Hải, mặc dù Giáo hoàng Gregory VII đã cấp quyền bá chủ trên quần đảo Balearic cho Pisa vào năm 1085,[4] và giới thương nhân Pisa nằm trong số những người khởi xướng cuộc viễn chinh quần đảo Balearic 1113–1115, họ đã thất bại trong cuộc chiến lâu dài nhằm đánh đuổi taifa của Hồi giáo ở đây.

Pisa trong vị thế của một cường quốc hàng hải trên thế giới rốt cuộc cũng chấm dứt bởi những thất bại nặng nề của lực lượng hải quân trong trận chiến Meloria chống lại Genova vào năm 1284. Trong trận này, hầu hết số tàu galley đều bị phá hủy và nhiều thủy thủ đoàn bị bắt làm tù binh. Năm 1290, một hạm đội tàu chiến Genova đã bất chợt tấn công Porto Pisano nhằm định đoạt số phận của quốc gia độc lập Pisa. Là một phần trong lãnh thổ tự trị của Gabriele Maria Visconti sau năm 1399, Pisa sau đó đã được bán cho Firenze vào năm 1402. Sau một cuộc kháng cự đẫm máu và vô ích, chính quyền thành phố cuối cùng phải chịu khuất phục vào năm 1406.

Lãnh đạo Cộng hòa Pisa

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ G. Petralia, Banchieri e famiglie mercantili nel Mediterraneo aragonese. L'emigrazione dei Pisani in Sicilia nel Quattrocento, Palermo 1989.
  2. ^ Aa.Vv., Le dimore di Pisa, Alinea, Firenze 2010, p. 101.
  3. ^ Aa.Vv., Memorie istoriche di più uomini illustri pisani, Volume 3, Pisa 1792, p. 202.
  4. ^ Charles Julian Bishko (1975), "The Spanish and Portuguese Reconquest, 1095–1492", A History of the Crusades, Vol. 3: The Fourteenth and Fifteenth Centuries, ed. Harry W. Hazard (Madison: University of Wisconsin Press), 405.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ottavio Banti, Breve storia di Pisa, Pacini, Pisa 1989
  • Norwich, John Julius. The Normans in the South 1016-1130. Longmans: London, 1967.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu liên quan tới Cộng hòa Pisa tại Wikimedia Commons