Phẫu diện và điểm kiểu địa tầng ranh giới toàn cầu
Mặt cắt và điểm kiểu địa tầng ranh giới toàn cầu, hay Phẫu diện và điểm kiểu địa tầng ranh giới toàn cầu, viết tắt tiếng Anh là GSSP (Global Boundary Stratotype Section and Point) là điểm tham chiếu trên mặt cắt (phẫu diện) địa tầng điển hình được thừa nhận quốc tế, để xác định ranh giới dưới của một bậc địa tầng trên niên đại địa chất.
Nỗ lực xác định GSSP được tiến hành bởi Ủy ban Địa tầng Quốc tế ICS, một ủy ban thành viên của Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế IUGS. Hầu hết, nhưng không phải tất cả, GSSP dựa trên những thay đổi cổ sinh vật học. Do đó, GSSP thường được mô tả dưới dạng chuyển tiếp giữa các bậc sinh giới khác nhau, mặc dù nhiều bậc sinh giới hơn đã được mô tả so với GSSP. Nỗ lực xác định GSSP bắt đầu từ năm 1977. Tính đến năm 2020, trong số 104 bậc cần GSSP đã có 75 GSSP được phê chuẩn.[1]
GSSP đã phê duyệt
[sửa | sửa mã nguồn]Tuổi địa tầng tiêu chuẩn toàn cầu
[sửa | sửa mã nguồn]của hồ sơ địa chất |
hệ thời gian địa chất |
|
Tổng cộng 4, trải dài 500 triệu năm trở lên | ||
Đã xác định 10, trải dài vài trăm triệu năm trở lên | ||
Đã xác định 22 đơn vị, trải dài vài chục đến trăm triệu năm | ||
Đã xác định 34 đơn vị, trải dài vài chục triệu năm | ||
Đã xác định 99 đơn vị, phần lớn kéo dài vài triệu năm | ||
khi cần thiết nếu các địa tầng có các đặc trưng xác định niên đại tốt. | ||
Chỉ có tại các địa tầng gần đây, được xác định bằng sinh địa tầng hay đảo cực địa từ.* | ||
* Các đơn vị phân chia thời gian nhỏ nhất và cụ thể nhất[3] |
Do việc xác định GSSP phụ thuộc vào việc tìm kiếm các mặt cắt địa chất được bảo tồn tốt và xác định các sự kiện chính, nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn khi sắp xếp truy ngược thời gian. Trước 630 Ma BP, các ranh giới trên thang thời gian địa chất được xác định đơn giản bằng cách tham chiếu đến các niên đại cố định, được gọi là "Tuổi địa tầng tiêu chuẩn toàn cầu", viết tắt tiếng Anh là GSSA (Global Standard Stratigraphic Age), chỉ dựa vào xác định niên đại tuyệt đối bằng phương pháp vật lý như từ địa tầng (Magnetostratigraphy), định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, vv.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “International Chronostratigraphic Chart 2020”. International Commission on Stratigraphy. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
- ^ “GSSP Table - All Periods”. Geologic Timescale Foundation. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
- ^ ICS. “International Stratigraphic Chart” (PDF). Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2020.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- The Global Boundary Stratotype Section and Point (GSSP): overview
- Chart of The Global Boundary Stratotype Sections and Points (GSSP): chart
- Table of Global Boundary Stratotype Sections and Points (GSSPs) with links to summary pages for each one: chart
- GSSPs and Continental drift 3D views
- Geotime chart displaying geologic time periods compared to the fossil record – Deals with chronology and classifications for laymen (not GSSPs) Albian