Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Họ Cá chép

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Họ Cá chép
Thời điểm hóa thạch: Thế Eocen - thế Holocen
Cá chép (Cyprinus carpio)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Cypriniformes
Phân bộ (subordo)Cyprinoidei
Họ (familia)Cyprinidae
Rafinesque, 1815
Chi điển hình
Cyprinus
L., 1758
Các chi
(Nhiều, xem văn bản)

Họ Cá chép (danh pháp khoa học: Cyprinidae, được đặt tên theo từ Kypris trong tiếng Hy Lạp, tên gọi khác của thần Aphrodite), bao gồm cá chép và một số loài có quan hệ họ hàng gần như cá giếc, cá trôi, cá anh vũ, cá mè vinh v.v...[1].

Đặc trưng

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loài cá trong họ này có lẽ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, châu Phiđại lục Á-Âu. Loài có kích thước lớn nhất đã biết trong họ này là cá hô (Catlocarpio siamensis), có thể dài tới 3 m (10 ft). Loài lớn nhất tại Bắc Mỹ là Ptychocheilus lucius dài tới 1,83 m (6 ft). Ngược lại, nhiều loài nhỏ hơn 5 cm (2 inch); và loài cá nước ngọt nhỏ nhất là Danionella translucidaMyanma cũng thuộc họ Cá chép nghĩa rộng, chỉ dài tối đa 12 mm[1]. Tất cả các loài trong họ này đều là cá đẻ trứng và hành vi sinh sản của phần lớn các loài là không bảo vệ trứng, tuy nhiên, có một số ít loài làm tổ và/hoặc bảo vệ trứng.

Tầm quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Cá chép là họ cá thực phẩm có tầm quan trọng cao, chúng được đánh bắt và nuôi thả tại nhiều quốc gia ở châu Âuchâu Á. Tại các quốc gia không có biển, cá dạng cá chép thường là các loài cá thực phẩm chủ yếu, mặc dù sự thịnh hành các dạng cá đông lạnh không quá đắt tiền đã làm giảm tầm quan trọng của cá dạng cá chép so với trước đây. Tuy nhiên, trong một số khu vực thì chúng vẫn là phổ biến trong việc cung cấp thực phẩm cũng như để câu cá giải trí, và vì thế chúng đã được nuôi thả trong các ao hồ một cách có chủ định trong nhiều thế kỷ vì các lý do này[2].

Một vài loài cá dạng cá chép đã được đưa vào các vùng nước bên ngoài khu vực phân bố tự nhiên của chúng nhằm mục tiêu cung cấp thực phẩm, thể thao, hay kiểm soát sinh học đối với một số loài dịch hại. Chẳng hạn, cá chépcá trắm cỏ là quan trọng nhất trong số này tại khu vực Florida[3][4]. Trong một số trường hợp, chúng lại trở thành loài xâm hại và cạnh tranh với các loài cá bản địa hay hủy hoại môi trường, ví dụ cá chép có thể sục sạo tại các bờ ao hồ, làm giảm độ trong của nước và gây khó khăn cho sự phát triển của các loài thực vật thủy sinh[5]

Một loạt các loài cá dạng cá chép là các loài cá cảnh quan trọng trong các bể cảnh, trong đó đáng chú ý có cá vàng, được nhập khẩu lần đầu tiên vào châu Âu khoảng năm 1728 nhưng đã được người Trung Quốc nuôi trước đó rất lâu[6]. Các loại cá cảnh phổ biến khác còn có cá đòng đong (Puntius spp.), cá ngựa vằn (Danio spp.) và cá lòng tong (Rasbora spp.).

Cá ngựa vằn (Danio rerio) là động vật nghiên cứu tiêu chuẩn trong các hoạt động nghiên cứu di truyền học phát triển[7].

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Cá chép nghĩa rộng là họ cá nước ngọt lớn nhất, với khoảng 3.155 loài cá dạng cá chép. Kể cả khi chia nhỏ thì họ Cá chép nghĩa hẹp vẫn chứa khoảng 1675 loài.[8] Phân chia dưới đây là của họ Cyprindae nghĩa hẹp.

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2016, Stout đã phân chia và sắp xếp lại họ Cyprinidae nghĩa rộng (sensu lato) thành họ Cyprinidae nghĩa hẹp (sensu stricto) và một loạt các họ khác; bao gồm Danionidae, Paedocyprididae, Sundadanionidae, Xenocyprididae, Acheilognathidae, Gobionidae, TanichthyidaeLeuciscidae.[18]

Cây phát sinh chủng loài dưới đây vẽ cho họ Cyprinidae nghĩa hẹp (sensu stricto).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nelson Joseph S. (2006). Fishes of the World. John Wiley & Sons, Inc. ISBN 0-471-25031-7
  2. ^ A. F. Magri MacMahon (1946). Fishlore, trang 149-152. Pelican Books.
  3. ^ “Florida's Exotic Freshwater Fishes”. Bang Florida. 2006. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
  4. ^ “Florida's Exotic Freshwater Fishes”. Bang Florida. 2006. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
  5. ^ Đại học Southern Mississippi (ngày 3 tháng 8 năm 2005). “Fact Sheet for Cyprinus carpio (Linnaeus, 1758)”. Ủy ban nghề cá biển các quốc gia vùng vịnh (Mexico). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2007.
  6. ^ Riehl R. & Baensch H (1996) Aquarium Atlas Volume 1 trang 410. Voyageur Press, ISBN 3-88244-050-3
  7. ^ Helfman G., Collette B., & Facey D. (1997). The Diversity of Fishes trang 228. Blackwell Publishing, ISBN 0-86542-256-7
  8. ^ Ron Fricke, William Eschmeyer & Jon David Fong, 2018. Catalog of Fishes.
  9. ^ Zhao, H.-T.; Sullivan, J.P.; Zhang, Y.-G.; Peng, Z.-G. (2014). “Paraqianlabeo lineatus, a new genus and species of labeonine fishes (Teleostei: Cyprinidae) from South China” (PDF). Zootaxa. 3841 (2): 257–270. doi:10.11646/zootaxa.3841.2.5.
  10. ^ Zhang, E; Zhou, W (2012). Sinigarra napoense, a new genus and species of labeonin fishes (Teleostei: Cyprinidae) from Guangxi Province, South China” (PDF). Zootaxa. 3586: 17–25.
  11. ^ Huang, Y.; Yang, J.; Chen, X. (2014). Stenorynchoacrum xijiangensis, a new genus and a new species of Labeoninae fish from Guangxi, China (Teleostei: Cyprinidae)” (PDF). Zootaxa. 3793 (3): 379–386. doi:10.11646/zootaxa.3793.3.6.
  12. ^ Borkenhagen, K (2014). “A new genus and species of cyprinid fish (Actinopterygii, Cyprinidae) from the Arabian Peninsula, and its phylogenetic and zoogeographic affinities”. Environmental Biology of Fishes. 97: 1179–1195. doi:10.1007/s10641-014-0315-y.
  13. ^ a b c d Skelton, P.H., Swartz, E. & Vreven, E.J. (2018): The identity of Barbus capensis Smith, 1841 and the generic status of southern African tetraploid cyprinids (Teleostei, Cyprinidae). European Journal of Taxonomy, 410: 1–29.
  14. ^ a b Pethiyagoda, R.; Meegaskumbura, M.; Maduwage, K. (2012). “A synopsis of the South Asian fishes referred to Puntius (Pisces: Cyprinidae)” (PDF). Ichthyological Exploration of Freshwaters. 23 (1): 69–95. ISSN 0936-9902.
  15. ^ a b c d Kottelat, M. (2013). “The Fishes of the Inland Waters of Southeast Asia: A Catalogue and Core Bibliography of the Fishes Known to Occur in Freshwaters, Mangroves and Estuaries” (PDF). The Raffles Bulletin of Zoology (Supplement No. 27): 1–663. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2013.
  16. ^ Pethiyagoda, R (2013). Haludaria, a replacement generic name for Dravidia (Teleostei: Cyprinidae)” (PDF). Zootaxa. 3646 (2): 199. doi:10.11646/zootaxa.3646.2.9.
  17. ^ Chang, Meemann (2008). “Extraordinarily thick-boned fish linked to the aridification of the Qaidam Basin (northern Tibetan Plateau)”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 105 (36): 13246–13251. doi:10.1073/pnas.0805982105. PMC 2533176.
  18. ^ Stout C. C., Tan M., Lemmon A. R., Moriarty Lemmon E. & Armbruster J. W., 2016. Resolving Cypriniformes relationships using an anchored enrichment approach.BMC Evolutionary Biology 2016: 244. doi:10.1186/s12862-016-0819-5
  19. ^ Lei Yang, Richard L. Mayden, 2015. Phylogenetic relationships, subdivision, and biogeography of the cyprinid tribe Labeonini (sensu) (Teleostei: Cypriniformes), with comments on the implications of lips and associated structures in the labeonin classification.Mol. Phylogenet. Evol. 54(1): 254-265. doi:10.1016/j.ympev.2009.09.027

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]