Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

HMNZS Leander

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu tuần dương HMS Leander
Lịch sử
Anh Quốc
Tên gọi HMS Leander
Xưởng đóng tàu Devonport
Đặt lườn 1 tháng 8 năm 1928
Hạ thủy 13 tháng 7 năm 1929
Nhập biên chế 23 tháng 7 năm 1931
Tái biên chế 27 tháng 8 năm 1945
Xuất biên chế tháng 2 năm 1948
Ngừng hoạt động Chuyển cho Hải quân Hoàng gia New Zealand 30 tháng 4 năm 1937
Số phận Bán để tháo dỡ 15 tháng 12 năm 1949
Lịch sử
New Zealand
Tên gọi HMNZS Leander
Nhập biên chế 30 tháng 4 năm 1937
Xuất biên chế Hoàn trả cho Hải quân Hoàng gia 27 tháng 8 năm 1945
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Lớp tàu tuần dương Leander
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 7.270 tấn (tiêu chuẩn)
  • 9.740 tấn (đầy tải)
Chiều dài 554,9 ft (169,1 m)
Sườn ngang 56 ft (17 m)
Mớn nước 19,1 ft (5,8 m)
Động cơ đẩy
  • 4 × turbine hơi nước hộp số Parsons
  • 6 × nồi hơi ống nước Admiralty
  • 4 × trục
  • công suất 72.000 shp (53.700 kW)
Tốc độ 32,5 kn (60 km/h)
Tầm xa 5.730 nmi (10.610 km) ở tốc độ 13 hải lý trên giờ (24 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 570
Vũ khí
Bọc giáp
  • hầm đạn: 76 mm (3 inch)
  • sàn tàu: 25 mm (1 inch)
  • tháp pháo: 25 mm (1 inch)
Máy bay mang theo
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng xoay

HMNZS Leander là một tàu tuần dương hạng nhẹ phục vụ cùng Hải quân Hoàng gia New Zealand trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ban đầu có tên là HMS Leander trong lực lượng Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, nó là chiếc dẫn đầu của lớp tàu tuần dương hạng nhẹ Leander. Sau chiến tranh nó được hoàn trả cho Anh và bị bán để tháo dỡ vào năm 1949.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Leander được đặt lườn tại Devonport vào ngày 1 tháng 8 năm 1928, được hạ thủy vào ngày 13 tháng 7 năm 1929. Nó được đưa ra hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia Anh như là chiếc HMS Leander vào ngày 23 tháng 7 năm 1931. Cùng với chiếc HMS Achilles ở cùng lớp, nó hoạt động cho Phân hạm đội New Zealand của Hải quân Hoàng gia. Vào năm 1941 Phân hạm đội New Zealand phát triển trở thành Hải quân Hoàng gia New Zealand và nó trở thành HMNZS Leander vào tháng 9 năm 1941.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, HMNZS Leander thoạt tiên phục vụ tại Thái Bình DươngẤn Độ Dương. Trung tá Hải quân Stephen Roskill được bổ nhiệm làm thuyền trưởng vào năm 1941. Vào ngày 27 tháng 2 năm 1941, nó đánh chìm chiếc tàu buôn vũ trang Italy Ramb I gần quần đảo Maldives, cứu 113 người trong sốthành viên thủy thủ đoàn của nó. Đến ngày 23 tháng 3 năm 1941, Leander ngăn chặn và chiếm chiếc tàu buôn Charles L.D. thuộc phe Vichy Pháp tại Ấn Độ Dương giữa MauritiusMadagascar. Ngày 14 tháng 4, Leander được bố trí để hỗ trợ cuộc Chiến tranh Anh-Iraq, rồi đến ngày 18 tháng 4, nó sáp nhập cùng tàu sân bay HMS Hermes và tàu tuần dương hạng nhẹ HMS Emerald. Ngày 22 tháng 4, Leander được cho tách khỏi nhiệm vụ hỗ trợ tại vùng vịnh Ba Tư để tham gia truy lùng chiếc tàu cướp tàu buôn Đức Pinguin về phía Nam Maldives.

Vào tháng 6 năm 1941, Leander được cho chuyển sang Hạm đội Địa Trung Hải, hoạt động chống lại lực lượng Vichy Pháp trong Chiến dịch Syria-Liban tại Địa Trung Hải. Leander quay trở lại Thái Bình Dương vào năm 1943.

Ngày 13 tháng 7 năm 1943, HMNZS Leander tham gia Đội Đặc nhiệm 36.1 dưới quyền Chuẩn Đô đốc Walden Lee Ainsworth bao gồm ba tàu tuần dương hạng nhẹ: Leander, USS HonoluluUSS St. Louis cùng mười tàu khu trục. Lúc 01 giờ 00, các tàu chiến Đồng Minh phát hiện qua màn hình radar tàu tuần dương Nhật Bản Jintsu, được năm tàu khu trục tháp tùng gần Kolombangara trong quần đảo Solomon. Trong trận Kolombangara diễn ra sau đó, Jintsu bị đánh chìm, và cả ba tàu tuần dương Đồng Minh đều bị trúng ngư lôi và bị hư hại nặng. Leander bị hỏng nặng đến mức nó không còn tham gia hoạt động nào khác trong chiến tranh. Nó được sửa chữa, thoạt tiên là tại Auckland và sau đó được cho chuyển đến Boston cho một đợt tái trang bị rộng rãi.

Sau đó nó được hoàn trả về cho Hải quân Hoàng gia. Vào năm 1946 nó từng tham gia trong vụ sự cố eo biển Corfu. Nó bị bán để tháo dỡ vào ngày 15 tháng 12 năm 1949.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lenton & Colledge 1968 trang 39
  2. ^ Campbell 1985 trang 34

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 0-87021-459-4.
  • Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475.
  • Lenton, H.T. & Colledge, J.J (1968). British and Dominion Warships of World War Two. Doubleday and Company.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]