Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Joel Asaph Allen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Joel Asaph Allen
Joel Asaph Allen năm 1920
Sinh(1838-07-19)19 tháng 7, 1838
Springfield, Massachusetts
Mất29 tháng 8, 1921(1921-08-29) (83 tuổi)
Quốc tịchHoa Kỳ
Trường lớpĐại học Harvard
Nổi tiếng vìQuy tắc Allen
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tácViện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ
Bảo tàng Động vật học so sánh Harvard
Hiệp hội Vì sự tiến bộ khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science)
Hiệp hội Audubon (Audubon Society)
Hiệp hội Triết học Hoa Kỳ (American Philosophical Society)
Joel Asaph Allen đọc sách tại bàn, năm 1890

Joel Asaph Allen (19 tháng 7 năm 1838 - 29 tháng 8 năm 1921) là một nhà động vật học, nhà thú học và nhà điểu học người Mỹ. Ông trở thành chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Điểu học Hoa Kỳ, người phụ trách đầu tiên về chimđộng vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ, và là trưởng khoa đầu tiên của Khoa Điểu học của bảo tàng đó. Ông nổi tiếng vì quy tắc Allen, phát biểu rằng cơ thể của động vật hằng nhiệt (động vật máu nóng) có hình dạng khác nhau phụ thuộc khí hậu khác nhau. Tỉ số diện tích bề mặt với thể tích cơ thể ở vùng khí hậu nóng sẽ tăng lên để thoát nhiệt và giảm đi ở vùng khí hậu lạnh để giữ nhiệt.

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Allen được sinh ra tại Springfield, Massachusetts, con trai của Harriet Trumbull và Joel Allen. Ông đã nghiên cứu và thu thập mẫu vật về lịch sử tự nhiên từ rất sớm, nhưng sau đó buộc phải bán bộ sưu tập công phu của mình để có thể theo học Học viện Wilbraham & Monson vào năm 1861. Năm sau, ông chuyển đến Đại học Harvard, nơi ông nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của Louis Agassiz.[1]

Nhà sưu tầm lịch sử tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Allen tham gia chuyến thám hiểm năm 1865 của thầy mình tới Brasil, nơi Agassiz sau đó tuyên bố đã tìm thấy bằng chứng về một kỷ băng hà. Sau khi trở về Massachusetts, bệnh mãn tính khiến anh trở về trang trại của gia đình ở Springfield.[2]

Đến năm 1867, sức khỏe của Allen đã được cải thiện đủ để anh ta tiếp tục tham gia các chuyến đi, bao gồm tại Vịnh Sodus, và sau đó ở Illinois, MichiganIndiana. Khi trở về Massachusetts, ông đảm nhận vị trí curator về chim và động vật có vú tại Bảo tàng Động vật học so sánh của Harvard. Vào mùa đông năm 1868-1869, ông là một trong hai nhà nghiên cứu về loài chim, người còn lại là Charles Johnson Maynard, để khám phá tiểu bang Florida tương đối xa lạ, nơi vẫn còn rất hoang dã vào cuối những năm 1860.[2]

Khi trở về, ông đã viết một bài phân tích nổi tiếng về chuyến đi của mình mang tên On the Mammals and Winter Birds of Eastern Florida, được xuất bản năm 1871. Cùng năm đó, ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ.[3]

Trong vài năm tiếp theo, Allen mạo hiểm đến Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, dãy núi Rockylãnh thổ Dakota để thu thập mẫu vật cho bảo tàng Harvard. Ngoại trừ chuyến đi thu thập năm 1882 ở Colorado cùng với nhà điểu học William Brewster, Allen không bao giờ đi thực địa nữa, chủ yếu vì sức khỏe giảm sút.[2]

Nhà nghiên cứu lịch sử tự nhiên

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi kết thúc những ngày thu mẫu vật thực địa, Allen dành cuộc đời còn lại để nghiên cứu và biên tập xuất bản. Vào đầu mùa hè năm 1876, Allen được Câu lạc bộ Điểu học Nuttall bầu chọn để thay thế Charles Johnson Maynard và Henry Augustus Purdie làm biên tập viên tờ Bulletin của họ. Năm 1883, Allen, cùng với William Brewster và Elliott Coues, đã sáng lập Hiệp hội Điểu học Hoa Kỳ. Allen, người đang bị bệnh nặng, không thể tham dự cuộc họp khai mạc nhưng vẫn được bầu làm chủ tịch đầu tiên. Ông cũng trở thành tổng biên tập tạp chí của hiệp hội, The Auk.[2]

Năm 1885, ông được bổ nhiệm làm curator về các loài chimđộng vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York, sau đó trở thành trưởng khoa đầu tiên của Khoa Điểu học của bảo tàng. Năm 1886, ông là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Audubon (tiếng Anh: Audubon Society), New York. Ông cũng là thành viên của Hiệp hội Vì sự tiến bộ khoa học Hoa Kỳ (tiếng Anh: American Association for the Advancement of Science) và Hội Triết học Hoa Kỳ (tiếng Anh: American Philosophical Society).[4]

Hàng trăm bức thư mà Elliott Coues gửi cho ông trong nhiều thập kỷ tạo thành một trong những nền tảng của lịch sử dân tộc học Hoa Kỳ. Allen đã tưởng niệm Coues[5] sau cái chết của ông năm 1899 trong tờ The Auk. Ông đã cũng đề xuất quy tắc Allen, nêu rõ mối tương quan giữa kích thước cơ thể động vật hằng nhiệt và khí hậu vào năm 1877.[6][7]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Allen, Joel Asaph (1916). Autobiographical notes and a bibliography of the scientific publications of Joel Asaph Allen. New York: American Museum of Natural History.
  2. ^ a b c d Chapman, Frank M. (1922). “In Memoriam: Joel Asaph Allen” (PDF). Auk. 39 (1): 1–14.
  3. ^ “Book of Members, 1780-2010: Chapter A” (PDF). American Academy of Arts and Sciences. Truy cập ngày 15 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ “Whonamedit - dictionary of medical eponyms”. whonamedit.com. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2017.
  5. ^ Allen, Joel Asaph. Biographical Memoir of Elliott Coues 1842-1899. National Academy of Sciences, 1909.
  6. ^ Allen, Joel Asaph (1877). “The influence of Physical conditions in the genesis of species”. Radical Review. 1: 108–140.
  7. ^ Lopez, Barry Holstun (1986). Arctic Dreams: Imagination and Desire in a Northern Landscape. Scribner. ISBN 0-684-18578-4.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]