Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Kháng nguyên CEA

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Kháng nguyên Carcinoembryonic (CAE) là một tập hợp các glycoprotein liên quan chặt chẽ với nhau tham gia trong quá trình kết dính tế bào. CEA thông thường được sản xuất trong mô đường tiêu hóa trong giai đoạn phát triển bào thai và ngừng sản xuất trước khi sinh. Do đó, CEA thường chỉ tồn tại ở một lượng rất nhỏ trong máu người lớn khỏe mạnh (khoảng 2-4 ng/mL).[1]. Tuy nhiên, nồng độ trong huyết thanh của nó có thể tăng trong một vài loại ung thư, nhờ đó có thể dùng nó như một dấu ấn ung thư bằng các xét nghiệm cận lâm sàng. Nồng độ CEA trong huyết thanh cũng có thể tăng ở người nghiện thuốc lá nặng.[2] CEA là một glycoprotein bám màng glycosyl phosphatidyl inositol (GPI) mà dạng sialofucosylated có vai trò như chất bám L-selectinE-selectinung thư đại tràng, các chất quyết định sự lan tràn của các tế bào ung thư đại tràng.[3][4][5] Trong miễn dịch, chúng thuộc nhóm dấu ấn CD66. Các protein nàyy bao gồm CD66a, CD66b, CD66c, CD66d, CD66e, CD66f.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

CEA lần đầu tiên được xác định vào năm 1965 bởi Phil GoldSamuel O. Freedman ở mẫu bệnh phẩm bệnh nhân ung thư đại tràng.[6]

Giá trị chẩn đoán

[sửa | sửa mã nguồn]

Xét nghiệm máu CEA không phải là một xét nghiệm đáng tin cậy để chẩn đoán hoặc sàng lọc sớm ung thư.[7] Phần lớn các loại ung thư không có nồng độ CEA cao ở giai đoạn sớm.[8] Nồng độ CEA huyết thanh ở các bệnh nhân ung thư biểu mô đại trực tràng thường cao hơn người khỏe mạnh (khoảng trên 2.5 µg/L).[9] CEA chủ yếu được dùng để theo dõi quá trình điều trị ung thư đại trực tràng, xác định ung thư tái phát sau phẫu thuật, để phân giai đoạn hoặc chẩn đoán di căn qua nồng độ dịch sinh học.[10] Nồng độ CEA cũng tăng trong ung thư dạ dày, ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư vú, và ung thư tuyến giáp thể tủy, cũng như một số trường hợp không ung thư như viêm đại trực tràng chảy máu, viêm tụy, xơ gan,[11] COPD, bệnh Crohn, suy giáp[12] cũng như người hút thuốc.[13] Nồng độ CEA có thể trở về bình thường sau khi phẫu thuật khối u thành công và sử dụng để theo dõi đặc biệt là ung thư đại trực tràng.[14] Sự tăng nồng độ CEA bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nó thay đổi ngược lại với phân độ u; khối u càng biệt hóa càng tiết nhiều CEA. CEA tăng nhiều hơn ở những khối u có di căn hạch và di căn xa so với những khối u tại chỗ và do đó có thể thể phản ánh giai đoạn u. Các khối u ở bên trái có xu hướng có nồng độ CEA cao hơn ở bên phải. Các khối u gây tắc ruột cũng có nồng độ CEA cao hơn. Các khối u lệch bội sản xuất nhiều CEA hơn những khối u lưỡng bội. Suy giảm chức năng gan làm tăng nồng độ CEA do gan là nơi chuyển hóa ban đầu của CEA.[15] Vị trí trong cơ thể có nồng độ CEA cao có thể xác định bằng kháng thể đơn dòng arcitumomab.[16] Kháng thể kháng CEA cũng thường được sử dụng trong hóa mô miễn dịch để xác định sự bộc lộ glycoprotein tế bào trong mẫu mô. Ở người trưởng thành, CEA bộc lộ ở các tế bào u (một số ác tính, một số lành tính)[cần dẫn nguồn] nhưng có liên quan đặc biệt với ung thư biểu mô tuyến như đại tràng, phổi, vú, dạ dày hay tụy.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gan N, Jia L, Zheng L (ngày 28 tháng 10 năm 2011). “A sandwich electrochemical immunosensor using magnetic DNA nanoprobes for carcinoembryonic antigen”. International Journal of Molecular Sciences. 12 (11): 7410–23. doi:10.3390/ijms12117410. PMC 3233412. PMID 22174606.
  2. ^ Duffy, Michael J. (ngày 1 tháng 4 năm 2001). “Carcinoembryonic Antigen as a Marker for Colorectal Cancer: Is It Clinically Useful?”. Clinical Chemistry (bằng tiếng Anh). 47 (4): 624–630. ISSN 0009-9147. PMID 11274010.
  3. ^ Thomas SN, Zhu F, Schnaar RL, Alves CS, Konstantopoulos K (tháng 6 năm 2008). “Carcinoembryonic antigen and CD44 variant isoforms cooperate to mediate colon carcinoma cell adhesion to E- and L-selectin in shear flow”. The Journal of Biological Chemistry. 283 (23): 15647–55. doi:10.1074/jbc.M800543200. PMC 2414264. PMID 18375392.
  4. ^ Konstantopoulos K, Thomas SN (2009). “Cancer cells in transit: the vascular interactions of tumor cells”. Annual Review of Biomedical Engineering. 11: 177–202. doi:10.1146/annurev-bioeng-061008-124949. PMID 19413512.
  5. ^ Thomas SN, Tong Z, Stebe KJ, Konstantopoulos K (2009). “Identification, characterization and utilization of tumor cell selectin ligands in the design of colon cancer diagnostics”. Biorheology. 46 (3): 207–25. doi:10.3233/BIR-2009-0534. PMID 19581728.
  6. ^ Gold P, Freedman SO (tháng 3 năm 1965). “Demonstration of tumor-specific antigens in human colonic carcinomata by immunological tolerance and absorption techniques”. The Journal of Experimental Medicine. 121 (3): 439–62. doi:10.1084/jem.121.3.439. PMC 2137957. PMID 14270243.
  7. ^ Duffy MJ, van Dalen A, Haglund C, Hansson L, Klapdor R, Lamerz R, Nilsson O, Sturgeon C, Topolcan O (tháng 4 năm 2003). “Clinical utility of biochemical markers in colorectal cancer: European Group on Tumour Markers (EGTM) guidelines”. European Journal of Cancer. 39 (6): 718–27. doi:10.1016/S0959-8049(02)00811-0. PMID 12651195.
  8. ^ Asad-Ur-Rahman F, Saif MW (tháng 6 năm 2016). “Elevated Level of Serum Carcinoembryonic Antigen (CEA) and Search for a Malignancy: A Case Report”. Cureus. 8 (6): e648. doi:10.7759/cureus.648. PMC 4954749. PMID 27446768.
  9. ^ Ballesta AM, Molina R, Filella X, Jo J, Giménez N (1995). “Carcinoembryonic antigen in staging and follow-up of patients with solid tumors”. Tumour Biology. 16 (1): 32–41. doi:10.1159/000217926. PMID 7863220.
  10. ^ Duffy MJ (tháng 4 năm 2001). “Carcinoembryonic antigen as a marker for colorectal cancer: is it clinically useful?”. Clinical Chemistry. 47 (4): 624–30. PMID 11274010.
  11. ^ Maestranzi S, Przemioslo R, Mitchell H, Sherwood RA (tháng 1 năm 1998). “The effect of benign and malignant liver disease on the tumour markers CA19-9 and CEA”. Annals of Clinical Biochemistry. 35 (Pt 1) (1): 99–103. doi:10.1177/000456329803500113. PMID 9463746.
  12. ^ De Mais D (2009). ASCP Quick Compendium of Clinical Pathology (ấn bản thứ 2). ASCP Press. ISBN 978-0-89189-567-1.
  13. ^ Sajid KM, Parveen R, Durr-e-Sabih, Chaouachi K, Naeem A, Mahmood R, Shamim R (tháng 12 năm 2007). “Carcinoembryonic antigen (CEA) levels in hookah smokers, cigarette smokers and non-smokers”. JPMA. The Journal of the Pakistan Medical Association. 57 (12): 595–9. PMID 18173042.
  14. ^ Goldstein MJ, Mitchell EP (2005). “Carcinoembryonic antigen in the staging and follow-up of patients with colorectal cancer”. Cancer Investigation. 23 (4): 338–51. doi:10.1081/CNV-58878. PMID 16100946.
  15. ^ Duffy MJ (tháng 4 năm 2001). “Carcinoembryonic antigen as a marker for colorectal cancer: is it clinically useful?”. Clinical Chemistry. 47 (4): 624–30. PMID 11274010.
  16. ^ Cheng KT (2013). 99mTc-Arcitumomab”. Molecular Imaging and Contrast Agent Database (MICAD). Bethesda (MD): National Center for Biotechnology Information (US).