Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Kyphi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
kp.t
Từ hạn định: hạt, hương
bằng chữ tượng hình
Aa9
p Z7
D12
Z2ss
,
V31G1R5p
X1
,
Aa7p
Z7
N38


Kyphi là một loại hương hỗn hợp được sử dụng cho mục đích tôn giáo và y học tại Ai Cập cổ đại.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Kyphi được Latinh hóa từ κυ̑φι trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "kap-t", hương, bắt nguồn từ "kap", xức nước hoa, dâng hương, nung nóng, đốt cháy trong tiếng Ai Cập cổ.[1][2] Gốc từ cũng tồn tại trong trong ngữ hệ Ấn-Âu với nghĩa tương đương, như कपि (kapi) "hương" trong tiếng Phạn, καπνός "khói" trong tiếng Hy Lạp và vapor "hơi" trong tiếng Latinh.[3][4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Plutarchus (De Iside et Osiride) và Souidas (mục từ "Μανήθως") cho rằng tư tế người Ai Cập Manetho (k. 300 TCN) đã viết một luận thuyết tên "Về cách chuẩn bị kyphi" (Περὶ κατασκευη̑ϛ κυφίων), nhưng không bản sao nào của tác phẩm này còn tồn tại.[5][6] Ba công thức kyphi của Ai Cập từ thời Ptolemaios được khắc trên tường đền thờ Edfu và Philae.[7]

Công thức kyphi của Hy Lạp được Dioscorides (De materia medica, I, 24), Plutarchus[6][8]Galenus (De antidotis, II, 2) ghi lại.[7]

Một thầy thuốc từ thế kỷ thứ bảy là Paul xứ Aegina chép lại kyphi "mặt trăng" với 28 nguyên liệu và kyphi "mặt trời" với 36 nguyên liệu.[cần dẫn nguồn]

Bào chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Các công thức Ai Cập đều có 16 nguyên liệu. Dioscorides có 10 nguyên liệu, được sử dụng trong mọi công thức. Plutarchus đưa ra 16 còn Galenus đưa ra 15 nguyên liệu. Plutarchus ngụ ý rằng con số 16 nguyên liệu mang ý nghĩa đặc biệt trong toán học.[7]

Một số nguyên liệu đến nay vẫn còn mơ hồ. Công thức Hy Lạp nhắc đến Aspalathus, được các tác giả La Mã miêu tả là một loại cây bụi có gai. Các học giả chưa thống nhất danh tính của loại cây này: họ đưa ra một loài trong phân họ Đậu (Cytisus, Genista hoặc Đậu móng diều),[7] Convolvulus scoparius[7]Genista acanthoclada.[9] Công thức Ai Cập cũng liệt kê nhiều nguyên liệu thực vật chưa xác định danh tính.[cần dẫn nguồn]

Quy trình bào chế kyphi bao gồm trộn và đun sôi nguyên liệu theo thứ tự. Theo Galenus, thành phẩm được vo thành viên và đặt trên than hồng để tạo khói thơm; nó cũng được dùng làm thuốc trị đau gan và phổi.[7]

Dioscorides (10 nguyên liệu)

[sửa | sửa mã nguồn]

Plutarchus (+6 nguyên liệu)

[sửa | sửa mã nguồn]

Galenus (+5 nguyên liệu)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ai Cập (+6 nguyên liệu)

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Budge, E. A. Wallis (1920). “kap-t”. Egytian Hieroglyphic Dictionary. 2. John Murray. tr. 786b.
  2. ^ Brugsch, Heinrich Karl (1868). “kep, kepu”. Hieroglyphisch-demotisches Wörterbuch. 4. Hinrich. tr. 1492.
  3. ^ Fick, August (1871). “kvap, kap”. Vergleichendes Wörterbuch der Indogermanischen Sprachen (ấn bản thứ 2). Vandenhoek & Ruprecht. tr. 52.
  4. ^ Williams, Monier (1872). “कपि”. A Sanskrit-English Dictionary. Clarendon Press. tr. 202a.
  5. ^ Budge, E. A. Wallis (1902). A History of Egypt. 1. Oxford University Press. tr. 129.
  6. ^ a b Schmitz, Leonhard (1849). “MANETHO”. Trong Smith, William (biên tập). Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology. 2. Murray. tr. 915a–916a.
  7. ^ a b c d e f Loret, Victor (1887). Le kyphi, parfum sacré des anciens égyptiens. Journal asiatique. 10. tr. 76–132.
  8. ^ Plutarchus (1936). De Iside et Osiride (§80). Harvard University Press.
  9. ^ Löw, Immanuel (1881). Aramäische Pflanzennamen. Engelmann. tr. 341.