Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Kyrillô và Mêthôđiô

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thánh Kirilô
Thánh Mêthôđiô
Bức ikon về thánh Mêthôđiô, giám mục và thánh Kirilô, đan sĩ
Đan sĩ và Giám mục,
Tông đồ cho các dân tộc Slavơ
Sinhkh. 827
kh. 815
Thessalonica,
Đế quốc Byzantine (nay thuộc Hy Lạp)
Mất(869-02-14)14 tháng 2 năm 869
(885-04-06)6 tháng 4 năm 885
Tôn kínhChính thống giáo Đông phương
Công giáo Rôma
Anh giáo
Giáo hội Lutheran
Lễ kính11 tháng 5 hoặc 24 tháng 5[1] (Chính thống giáo)
14 tháng 2 (lịch Công giáo Rôma hiện nay) 5 tháng 7 (1880–1886), 7 tháng 7 (1887–1969)
5 tháng 7 (Công giáo Rôma ở Cộng hòa CzechSlovakia)
Biểu trưnghai anh em được vẽ cùng nhau; thánh Mêthôđiô thường trong trang phục giám mục và khoác khăn omophorion, còn thánh Kirilô trong trang phục đan sĩ
Quan thầy củaChâu Âu, Bulgaria, Cộng hòa Macedonia, Cộng hòa Czech, Slovakia, Transnistria,
Đại kết Chính thống giáo-Công giáo như trước năm 1054

Các Thánh Kirilô và Mêthôđiô (tiếng Hy Lạp: Κύριλλος καὶ Μεθόδιος, tiếng Slavơ Giáo hội Cổ: Кѷриллъ и Меѳодїи) là hai anh em người Hy Lạp Byzantine sinh ở Thessalonica thế kỷ thứ 9, là những nhà truyền giảng Kitô giáo cho người Slavơ ở vùng Đại MoraviaPannonia.[2][3][4][5][6][7][8][9] Các đóng góp của hai ông đã ảnh hưởng lên sự phát triển văn hóa của tất cả các sắc dân Slavơ, vì vậy hai ông được tôn vinh là "các tông đồ cho người Slavơ". Hai ông đã sáng chế ra bảng chữ cái Glagolitsa, hệ thống chữ viết đầu tiên cho tiếng Slavơ Giáo hội Cổ.[10] Sau khi hai ông qua đời, các môn đệ và học trò của hai ông đã tiếp tục sự nghiệp truyền giáo cho các dân tộc Slavơ, họ cũng sáng chế ra bảng chữ cái Kyrill, đặt tên theo người thầy của mình. Hai anh em Mêthôđiô và Kirilô được tôn kính là thánh trong Chính thống giáo Đông phương với danh hiệu "đồng đẳng sứ đồ". Vào năm 1880, Giáo hoàng Lêô XIII đưa lễ kính hai thánh vào lịch Công giáo Rôma. Năm 1980, Giáo hoàng Gioan Phaolô II tuyên bố hai vị là các thánh đồng-bảo trợ của châu Âu, cùng với thánh Bênêđictô thành Nursia.[11]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Nơi sinh của Kyrillô và Mêthôđiô được cho là thành phố Thessaloniki, thuộc đế chế Byzantine. Cha của 2 ông có tên là Lêô, rất giàu có, từng là một sĩ quan phụ tá cho Strategos (thống đốc toàn quyền) của thành phố Thessaloniki. Gia đình các ông có 7 bảy người con trai, với Mêthôđiô lớn nhất và Kyrillô là người trẻ nhất trong số họ.[12].

Bấy giờ, Thessaloniki là một thành phố song ngữ. Ngoài tiếng Hy Lạp, ngôn ngữ Slavic cũng được sử dụng như một phương ngữ[13]. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy Kyrillô và Mêthôđiô sử dụng ngôn ngữ Slav như tiếng mẹ đẻ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hiện nay, ngày 11 tháng 5 trong lịch Julius tương ứng với ngày 24 tháng 5 trong lịch Gregory
  2. ^ Columbia Encyclopedia, Sixth Edition. 2001–05, s.v. "Cyril and Methodius, Saints"; Encyclopædia Britannica, Encyclopædia Britannica Incorporated, Warren E. Preece – 1972, p.846, s.v., "Cyril and Methodius, Saints" and "Eastern Orthodoxy, Missions ancient and modern"; Encyclopedia of World Cultures, David H. Levinson, 1991, p.239, s.v., "Social Science"; Eric M. Meyers, The Oxford Encyclopedia of Archaeology in the Near East, p.151, 1997; Lunt, Slavic Review, June 1964, p. 216; Roman Jakobson, Crucial problems of Cyrillo-Methodian Studies; Leonid Ivan Strakhovsky, A Handbook of Slavic Studies, p.98; V.Bogdanovich, History of the ancient Serbian literature, Belgrade, 1980, p.119
  3. ^ The Columbia Encyclopaedia, Sixth Edition. 2001–05, O.Ed. Saints Cyril and Methodius "Cyril and Methodius, Saints, 869 and 884, respectively, "Greek missionaries, brothers, called Apostles to the Slavs and fathers of Slavonic literature."
  4. ^ Encyclopædia Britannica, Major alphabets of the world, Cyrillic and Glagolitic alphabets, 2008, O.Ed. "The two early Slavic alphabets, the Cyrillic and the Glagolitic, were invented by St. Cyril, or Constantine (c. 827–869), and St. Methodius (c. 825–884). These men were Greeks from Thessalonica who became apostles to the southern Slavs, whom they converted to Christianity.
  5. ^ Hastings, Adrian (1997). The construction of nationhood: ethnicity, religion, and nationalism. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 126. ISBN 0-521-62544-0. The activity of the brothers Constantine (later renamed Cyril) and Methodius, aristocratic Greek priests who were sent from Constantinople.
  6. ^ Fletcher, R. A. (1999). The barbarian conversion: from paganism to Christianity. Berkeley, California: University of California Press. tr. 327. ISBN 0-520-21859-0.
  7. ^ Cizevskij, Dmitrij; Zenkovsky, Serge A.; Porter, Richard E. Comparative History of Slavic Literatures. Vanderbilt University Press. tr. vi. ISBN 0-8265-1371-9. Two Greek brothers from Salonika, Constantine who later became a monk and took the name Cyril and Methodius.
  8. ^ The illustrated guide to the Bible. New York: Oxford University Press. 1998. tr. 14. ISBN 0-19-521462-5. In Eastern Europe, the first translations of the Bible into the Slavoruic languages were made by the Greek missionaries Cyril and Methodius in the 860s
  9. ^ Smalley, William Allen (1991). Translation as mission: Bible translation in the modern missionary movement. Macon, Ga.: Mercer. tr. 25. ISBN 978-0-86554-389-8. The most important instance where translation and the beginning church did coincide closely was in Slavonic under the brothers Cyril and Methodius, with the Bible completed by A.D. 880. This was a missionary translation but unusual again (from a modern point of view) because not a translation into the dialect spoken where the missionaries were. The brothers were Greeks who had been brought up in Macedonia.
  10. ^ Liturgy of the Hours, Volume III, 14 February.
  11. ^ “Egregiae Virtutis”. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2009. Apostolic letter of Pope John Paul II, ngày 31 tháng 12 năm 1980 (tiếng Latinh)
  12. ^ Кирилл и Мефодий, равноапостольные, учители Словенские
  13. ^ С. Б. Бернштейн. Славянские языки. Лингвистический энциклопедический словарь. — М., 1990. — С. 460—461

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]