Latace
Latace | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocots |
Bộ (ordo) | Asparagales |
Họ (familia) | Amaryllidaceae |
Phân họ (subfamilia) | Allioideae |
Tông (tribus) | Gilliesieae hoặc Leucocoryneae[1] |
Chi (genus) | Latace Phil., 1889[2] |
Loài điển hình | |
Latace volkmanni Phil., 1889 | |
Các loài | |
xem trong bài | |
Danh pháp đồng nghĩa[3] | |
Zoellnerallium Crosa, 1975 |
Latace là một chi thực vật thân thảo sống lâu năm trong họ Amaryllidaceae. Nó là bản địa Nam Mỹ. Trước đây người ta xếp nó trong tông Gilliesieae thuộc phân họ Allioideae.[3][4] Khi đó nó được coi là một phần của nhóm gồm 4 chi trong Gilliesieae được nói tới như là Ipheieae nom. nud.. Năm 2014 người ta đề xuất việc tạo ra một tông mới là Leucocoryneae với 6 chi, bao gồm cả Zoellnerallium, bằng cách chia Gilliesieae thành 2 tông tách biệt có quan hệ họ hàng gần với nhau.[1]
Chi này được Rudolph Amandus Philippi mô tả lần đầu tiên năm 1889,[2] với loài duy nhất là Latace volkmanni có trong khu vực dãy núi Andes ở miền trung Chile. Sau này nó chỉ được coi như là đồng nghĩa của Leucocoryne hoặc Nothoscordum. Ngược lại, chi Zoellnerallium được Crosa mô tả năm 1975 để chuyển loài dị thường Nothoscordum andinum sang thành Zoellnerallium andinum, và sau đó bổ sung thêm loài tương tự là Nothoscordum serenense. Ravenna (2000) nhận thấy Zoellnerallium andinum và Latace volkmanni chỉ là một loài.[5]
Năm 2015, Sassone phục hồi chi Latace và hạ Zoellnerallium thành đồng nghĩa của nó theo quy tắc về độ ưu tiên của ICN cho các tên gọi này.[6]
Các loài
[sửa | sửa mã nguồn]- Latace andina (Poepp.) Sassone, 2015 (đồng nghĩa: Zoellnerallium andinum (Poepp.) Crosa, 1975, Latace volkmanni): Chile (Vùng Santiago Metropolitana, Coquimbo, Valparaíso, O'Higgins, Maule và Los Lagos) và Argentina (Jujuy, Mendoza, Neuquén, San Juan). Sinh sống trong vùng đất khô cằn miền núi, ở độ cao 1.500-3.500 m trên mực nước biển.
- Latace serenense (Ravenna) Sassone, 2015 (đồng nghĩa: Zoellnerallium serenense (Ravenna) Crosa, 2004): Chile (Vùng Atacama, Coquimbo). Sinh sống trong vùng đồi cát.
Phát sinh chủng loài
[sửa | sửa mã nguồn]Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Sassone et al. (2014)[7]
Leucocoryneae |
| ||||||||||||||||||||||||||||||
Cây phát sinh chủng loài vẽ theo Souza et al. (2016).[8]
Leucocoryneae |
| ||||||||||||||||||||||||
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Sassone, Agostina B.; Arroyo-Leuenberger, Silvia C.; Giussani, Liliana M. (2014). “Nueva Circunscripción de la tribu Leucocoryneae (Amaryllidaceae, Allioideae)”. Darwinia nueva serie. 2 (2): 197–206. doi:10.14522/darwiniana/2014.22.584. ISSN 0011-6793. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2015.
- ^ a b Gartenflora. 1889. Monatschrift für deutsche und schweizerische Garten- und Blumenkunde. Tr. 369. Erlangen, Stuttgart, Berlin.
- ^ a b Crosa, O (1975). “Zoellnerallium, un género nuevo para la tribu Allieae (Liliaceae)”. Darwiniana (bằng tiếng Tây Ban Nha). 19: 331–334.
- ^ Crosa, O (2004). “Segunda especie y justificación del género Zoellnerallium (Alliaceae)”. Darwiniana (bằng tiếng Tây Ban Nha). 42 (1–4): 165–168. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2015.
- ^ Ravenna P.F. 2000. Nothoscordum subgen. Latace and the illegitimacy of Zoellnerallium (Alliaceae). Onira 4: 15–18.
- ^ Sassone A. B., Belgrano M. J., Guaglianone E. R., 2015. The reinstatement of Latace Phil. (Amaryllidaceae, Allioideae). Phytotaxa 239(3): 253-263. doi:10.11646/phytotaxa.239.3.6
- ^ Sassone A. B., Giussani L. M. & Guaglianone E. R. (2014). Beauverdia, a resurrected genus of Amaryllidaceae (Allioideae, Gilliesieae). Syst. Bot. 39(3): 767-775. doi:10.1600/036364414X681527
- ^ Souza G., Crosa O., Speranza P. & Guerra M. (2016). Phylogenetic relations in tribe Leucocoryneae (Amaryllidaceae, Allioideae) and the validation of Zoellnerallium based on DNA sequences and cytomolecular data. Botanical Journal of the Linnean Society 182(4): 811-824. doi:10.1111/boj.12484
Thư viện ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Latace tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Latace tại Wikispecies