Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Lavochkin-Gorbunov-Gudkov LaGG-3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Lavochkin-Gorbunov-Goudkov LaGG-3)
LaGG-3
LaGG-3 taị Mát-xcơ-va
KiểuMáy bay tiêm kích
Hãng sản xuấtLavochkin-Gorbunov-Goudkov
Chuyến bay đầu tiên30 tháng 3-1939
Được giới thiệuCuối năm 1941
Khách hàng chínhLiên Xô Không quân Xô Viết
Được chế tạo1941-1942
Số lượng sản xuất6.258
Phiên bản khácLavochkin La-5
Lavochkin La-7

Lavochkin-Gorbunov-Gudkov LaGG-3 (Лавочкин-Горбунов-Гудков ЛаГГ-3) là một máy bay tiêm kích của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới II. Đây là một máy bay được thừa hưởng những thành quả từ LaGG-1, và là một trong những máy bay hiện đại nhất của Không quân Xô Viết có thể sử dụng được để chống lại quân Đức trong cuộc xâm lược vào năm 1941.

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thiếu hụt chính của thiết kế LaGG-1 là sức mạnh. Do đó LaGG-3 đã được thiết kế nhằm thừa hưởng những điểm mạnh và loại bỏ những điểm yếu của LaGG-1. Một phiên bản mạnh hơn của động cơ Klimov M-105 đã được thử nghiệm. Những cải tiến hạn chế và không có động cơ thay thế đã khiến sức mạnh của máy bay giảm xuống, giải pháp duy nhất là làm nhẹ khung máy bay. Đội thiết kế LaGG đã tái kiểm tra thiết kế và loại bỏ những phần thừa của kết cấu máy bay càng nhiều càng tốt. Những thanh gỗ mỏng cố định được thêm vào cánh để cải thiện tốc độ bay lên, tính linh hoạt và việc giảm trọng lượng nhằm tăng cường trang bị vũ khí hạng nhẹ. LaGG-3 đã thay thế LaGG-1 ngay lập tức.

Kết quả vẫn chưa để tốt mặc dù nó đã có thể ngang ngửa với đối thủ là Bf-109F trong hiệu suất nhưng lại có khả năng cơ động vượt trội hơn[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, thậm chí với khung máy bay được làm nhẹ và động cơ tăng áp, nhưng LaGG-3 vẫn chỉ biểu hiện ở dưới sức mạnh của mình và không được các phi công ưa chuộng. Điểm lạ của LaGG-3 là cấu trúc thân máy bay được sử dụng gỗ dán khiến máy bay vẫn tiếp tục gặp phải vấn đề chất lượng kém (như mẫu máy bay trước đó) và những phi công thường nói đùa bằng một từ viết tắt tên của các nhà thiết kế (Lavochkin, Gorbunov, và Goudkov) "LaGG" để chỉ lakirovanny garantirovanny grob ("quan tài bảo đảm được tô vẽ" - лакированный гарантированный гроб). Một số máy bay được cung cấp tới mặt trận tiền tuyến có tốc độ chậm hơn tốc độ chúng cần có là 40 km/h (25 mph) và một số không thích hợp cho hoạt động bay. Trong chiến đấu, lợi thế chính của LaGG-3 là thân máy bay mạnh mẽ. Mặc dù gỗ dán không cháy vỡ mãnh liệt khi trúng phải đạn chứa lượng thuốc nổ lớn.

Mặc dù được đưa vào sử dụng 5 năm sau tiêm kích Bf-109 của Đức nhưng LaGG-3 về cơ bản là vô vọng trong việc vượt qua đối thủ. Chiến đấu cơ này là sự kết hợp giữa phần vỏ bằng gỗ nhẹ với một động cơ yếu ớt có nghĩa là nó phải nỗ lực rất nhiều để giành được lợi thế chiến thuật trước các máy bay hạng nặng của Đức, và cũng dễ dàng vỡ nát nếu bị trúng đạn. LaGG-3 sớm bị coi là thảm họa và các phi công Liên Xô đã phải ví nó như “chiếc quan tài được phục chế”.[cần dẫn nguồn]

LaGG-3 được cải tiến trong thời gian sản xuất, dẫn đến 66 phương án phụ trong số 6.258 chiếc được chế tạo. Những cuộc thử nghiệm với động cơ bố trí hình tròn lớn trên thân LaGG-3 cuối cùng chỉ giải quyết được vấn đề công suất động cơ, và do đó đã xuất hiện mẫu máy bay tuyệt vời Lavochkin La-5.

Các quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Phần Lan
Finnish Air Force LaGG-3
 Germany
 Nhật Bản
 Liên Xô

Thông số kỹ thuật LaGG-3

[sửa | sửa mã nguồn]

(thông tin của LaGG-3 series 66)[3]

LaGG-3

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phi đoàn: 1
  • Chiều dài: 8.81 m (28 ft 11 in)
  • Sải cánh: 9.80 m (32 ft 1.75 in
  • Chiều cao: 2.54 m (8 ft 4 in)
  • Diện tích cánh: 17.4 m² (188 ft²)
  • Trọng lượng rỗng: 2.205 kg (4.851 lb)
  • Trọng lượng cất cánh: 2.620 kg (5.764 lb)
  • Trọng lượng cất cánh tối đa: 3.190 kg (7.018 lb)
  • Động cơ: 1× động cơ V-12 làm lạnh bằng chất lỏng Klimov M-105PF, 924 kW (1.260 hp)

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 2× súng máy 12.7 mm (0.50 in) Berezin BS
  • pháo ShVAK 20 mm
  • 6× tên lửa RS-82 hoặc RS-132 với tổng cộng 200 kg (441 lb)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Keskinen et all 1977, p. 74-87 and 126.
  2. ^ Green and Swanborough 1977, p. 13.
  3. ^ Jane 1946, p. 194-195.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Abanshin, Michael E. and Gut, Nina. Fighting Lavochkin, Eagles of the East No.1. Lynnwood, WA: Aviation International, 1993. ISBN unknown.
  • Gordon, Yefim. Lavochkin's Piston-Engined Fighters (Red Star Volume 10). Earl Shilton, Leicester, UK: Midland Publishing Ltd., 2003. ISBN 1-85780-151-2.
  • Gordon, Yefim and Khazanov, Dmitri. Soviet Combat Aircraft of the Second World War, Volume One: Single-Engined Fighters. Earl Shilton, Leicester, UK: Midland Publishing Ltd., 1998. ISBN 1-85780-083-4.
  • Green, William. Warplanes of the Second World War, Volume Three: Fighters. London: Macdonald & Co. (Publishers) Ltd., 1961 (seventh impression 1973). ISBN 0-356-01447-9.
  • Green, William and Swanborough, Gordon. WW2 Aircraft Fact Files: Soviet Air Force Fighters, Part 1. London: Macdonald and Jane's Publishers Ltd., 1977. ISBN 0-354-01026-3.
  • Jane, Fred T. "The LaGG-3". Jane’s Fighting Aircraft of World War II. London: Studio, 1946. ISBN 1-85170-493-0.
  • Keskinen, Kalevi; Stenman, Kari and Niska, Klaus. Venäläiset Hävittäjät (Suomen Ilmavoimien Historia 7) (in Finnish with English Summary). Espoo, Finland: Tietoteos, 1977. ISBN 951-9035-25-7.
  • Kotelnikov, Vladimir; Orlov, Mikhail and Yakubovich, Nikolay. LaGG-3 (Wydawnictwo Militaria 249) (in Polish). Warszawa, Poland: Wydawnictwo Militaria, 2006. ISBN 83-7219-249-9.
  • Stapfer, Hans-Heiri. LaGG Fighters in Action (Aircraft in Action Number 163). Carrollton, TX: Squadron/Signal Publications, Inc., 1996. ISBN 0-89747-634-7.

Máy bay có cùng sự phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]

Trình tự thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

LaGG-1 - LaGG-3 - La-5 - La-7 - La-9

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]