Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Molybden(VI) oxide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Molybden(VI) oxide
Danh pháp IUPACMolybdenum trioxide
Tên khácMolybdic anhydride
Molybdit
Molybden triOxide
Nhận dạng
Số CAS1313-27-5
PubChem14802
Thuộc tính
Công thức phân tửMoO3
Khối lượng mol143,9482 g/mol (khan)
148,45202 g/mol (¼ nước)
149,95329(3) g/mol (⅓ nước)
152,95584 g/mol (½ nước)
161,96348 g/mol (1 nước)
179,97876 g/mol (2 nước)
Bề ngoàiChất rắn vàng hoặc xanh da trời
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng4,69 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy 795 °C (1.068 K; 1.463 °F)
Điểm sôi 1.155 °C (1.428 K; 2.111 °F)
Độ hòa tan trong nước,1066 g/100 mL (18 ℃)
,49 g/100 mL (28 ℃)
2,055 g/100 mL (70 ℃)
Độ hòa tantạo phức với amonia, urê
MagSus+3,0·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Molybden(VI) Oxide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố molybdenoxy, với công thức hóa học được quy định là MoO3. Hợp chất này là chất được sản xuất với số lượng lớn nhất so với bất kỳ hợp chất nào của nguyên tố molybden. Nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng sản hiếm molybdit.

Trạng thái oxy hóa của molybden trong hợp chất này là +6.

Điều chế và phản ứng chính

[sửa | sửa mã nguồn]

MoO3 được sản xuất trong công nghiệp bằng cách nung chiết molybden(IV) sulfide, quặng chính của kim loại molybden, với phương trình phản ứng được miêu tả:

2MoS2 + 7O2 → 2MoO3 + 4SO2

Việc tổng hợp trong phòng thí nghiệm đòi hỏi phải axit hóa các dung dịch nước của natri molybdat với axit perchloric:[1]

Na2MoO4 + H2O + 2HClO4 → MoO3(H2O)2 + 2NaClO4

Dạng hợp chất ngậm nước đihydrat dễ mất nước để tạo thành dạng ngậm nước monohydrat và cả hai hợp chất đều có màu vàng nhạt.

Molybden(VI) Oxide là một hợp chất ít tan trong nước để tạo ra các loại axit molybdic.

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

MoO3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:

  • MoO3·⅕NH3·4⁄3H2O (15MoO3·3NH3·20H2O) là tinh thể dạng lăng kính;
  • MoO3·¼NH3·H2O (12MoO3·3NH3·12H2O) là tinh thể dạng lăng kính. Dạng 4MoO3·NH3·6H2O là tinh thể không màu;[2]
  • MoO3·⅓NH3 là tinh thể không màu, D = 4,14 g/cm³;[3]
  • MoO3·½NH3·⅚H2O (6MoO3·3NH3·5H2O) là tinh thể giống nước;
  • MoO3·3NH3 là chất rắn màu trắng tuyết.[2]

MoO3 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như MoO3·CO(NH2)2 là chất rắn màu trắng, D = 2,81 g/cm³.[3]

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Molybden trioxide được sử dụng làm nguyên liệu thô để sản xuất kim loại molybden. Ngoài ra, nó còn được dùng trong các thiết bị điện tử cũng như chất xúc tác oxy hóa trong ngành công nghiệp dầu khí.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Heynes, J. B. B.; Cruywagen, J. J. (1986). Yellow Molybdenum(VI) Oxide Dihydrate Inorganic Syntheses. 24. tr. 191. doi:10.1002/9780470132555.ch56. ISBN 0-471-83441-6.
  2. ^ a b Gmelin-Kraut's Handbuch der anorganischen chemie... unter mitwirkung hervorragender fachgenossen (Gmelin, Leopold, 1788-1853; Kraut, Karl Johann, 1829-1912; 1905), trang 912. Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b Handbook… (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang). Truy cập 25 tháng 4 năm 2021.