Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

NGC 7331

Tọa độ: Sky map 22h 37m 04.1s, +34° 24′ 56″
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
NGC 7331
Được chụp bởi Vicent Peris bằng kính viễn vọng 3,5 mét tại Đài thiên văn Calar Alto ở miền nam Tây Ban Nha.
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên J2000)
Chòm saoPhi Mã
Xích kinh22h 37m 04.1s[1]
Xích vĩ+34° 24′ 56″[1]
Dịch chuyển đỏ816 ± 1 km/s[1]
Khoảng cách39,8 ± 3,3 Mly (12,2 ± 1,0 Mpc) 40 ± 3 e6ly (12.2 ± 1.0 Mpc)[2]
Cấp sao biểu kiến (V)10.4[1]
Đặc tính
KiểuSA(s)b[1]
Kích thước120,000 ly (diameter)
Kích thước biểu kiến (V)10′.5 × 3′.7[1]
Tên gọi khác
UGC 12113, PGC 69327,[1] Caldwell 30

NGC 7331 (hay còn được gọi là Caldwell 30) là tên của một thiên hà xoắn ốc không có thanh chắn nằm trong chòm sao Phi Mã. Khoảng cách của nó tới Trái Đất là 40 triệu năm ánh sáng. Vào năm 1784, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel đã phát hiện ra nó.[3] Thiên hà này là thiên thể sáng nhất trong nhóm thiên hà NGC 7331. Các thiên hà khác trong nhóm này là thiên hà xoắn ốc không có thanh chắn hoặc thiên hà hình hạt đậu NGC 7335NGC 7336, thiên hà xoắn ốc có thanh chắn NGC 7337thiên hà elip NGC 7340. Những thiên hà này nằm cách Trái Đất xấp xỉ và lần lượt là 332, 365, 348 và 294 triệu năm ánh sáng[4]. Trên hình ảnh hồng ngoại hay hình ảnh ánh sáng khả kiến của NGC 7331 thì nó hơi lệch tâm do một bên của đĩa thiên hà kéo ra dài hơn bên còn lại.

Thiên hà này có cấu trúc và kích thước xấp xỉ giống với Ngân Hà của chúng ta nên nó còn có biệt danh là "anh em song sinh của Ngân Hà"[5]. Tuy nhiên, những nghiên cứu của những năm 2000 lại cho rằng sự tương đồng này là vô lý khi Ngân Hà là thiên hà xoắn ốc có thanh chắn còn NGC 7331 thì không.[6]

Bình thường trong các thiên hà xoắn ốc thì điểm phình của nó có chiều quay giống với đĩa thiên hà, nhưng của NGC 7331 thì lại quay theo chiều ngược lại.[7]

Siêu tân tinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Một siêu tân tinh loại IIL tên là SN 1959D[8] được quan sát là năm trong thiên hà này[1]. Nó được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Milton Lasell Humason và H. S. Gates trong một lần quan sát ở đài thiên văn Palomar[9].

Hai siêu tân tinh gần đây nhất được nhìn thấy là SN 2013bu và SN 2014C, đây là một sự "biển đổi" rất bất thường là do từ một siêu tân tinh loại Ib nghèo hydro và sau một năm lại xuất hiện một siêu tân tinh loại IIn giàu hydro chỉ chưa đầy một năm.[10]

Dữ liệu hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo như quan sát, đây là thiên hà thuộc chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 37m 04.1s[1]

Độ nghiêng +34° 24′ 56″[1]

Giá trị dịch chuyển đỏ 816 ± 1 km/s[1]

Cấp sao biểu kiến 10.4[1]

Kích thước biểu kiến 10′.5 × 3′.7[1]

Loại thiên hà SA(s)b[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for NGC 7331. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  2. ^ Jensen, Joseph B.; Tonry, John L.; Barris, Brian J.; Thompson, Rodger I.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2003). “Measuring Distances and Probing the Unresolved Stellar Populations of Galaxies Using Infrared Surface Brightness Fluctuations”. Astrophysical Journal. 583 (2): 712–726. arXiv:astro-ph/0210129. Bibcode:2003ApJ...583..712J. doi:10.1086/345430.
  3. ^ The NGC/IC Project Lưu trữ 2011-02-28 tại Wayback Machine: NGC Discoverers List by Bob Erdmann.
  4. ^ “Spiral Galaxy NGC 7331, Galaxy Group (NGC 7335, 7336, 7337)”.
  5. ^ “Seeing Double: Spitzer Captures Our Galaxy's Twin”. Spitzer Space Telescope Newsroom. Spitzer Science Center. ngày 28 tháng 6 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.
  6. ^ “The Milky Way Has Only Two Spiral Arms”. ngày 3 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2008.
  7. ^ A Counter-rotating Bulge in the Sb Galaxy NGC 7331 , F. Prada, C. Gutierrez, R.F. Peletier, C.D. McKeith, the Astrophysical Journal, 463:L9–L12, 20/5/1996
  8. ^ “NASA/IPAC Extragalactic Database”. Results for SN 1959D. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2006.
  9. ^ M. L. Humason; H. S. Gates (1960). “The 1959 Palomar Supernova Search”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 72 (426): 208–209. Bibcode:1960PASP...72..208H. doi:10.1086/127513.
  10. ^ D. Milisavljevic; và đồng nghiệp (2015). “Metamorphosis of SN 2014C: Delayed Interaction Between a Hydrogen Poor Core-collapse Supernova and a Nearby Circumstellar Shell”. The Astrophysical Journal. 815 (2): 120. arXiv:1511.01907. Bibcode:2015ApJ...815..120M. doi:10.1088/0004-637X/815/2/120.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]