Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Naringin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Naringin
Danh pháp IUPAC7-[[2-O-(6-Deoxy-α-L-mannopyranosyl)-β-D-
glucopyranosyl]]oxy]-2,3-dihydro-5-hydroxy-
2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-benzopyran-4-one
Tên khácNaringin
Naringoside
4',5,7-Trihydroxyflavanone-7-rhamnoglucoside
4',5,7-Trihydroxyflavanone-7-rutinoside
Nhận dạng
Số CAS10236-47-2
PubChem442428
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • O=C4c5c(O)cc(O[C@@H]2O[C@H](CO)[C@@H](O)[C@H](O)[C@H]2O[C@H]1O[C@@H]([C@H](O)[C@H](O)[C@H]1O)C)cc5O[C@H](c3ccc(O)cc3)C4

InChI
đầy đủ
  • 1/C27H32O14/c1-10-20(32)22(34)24(36)26(37-10)41-25-23(35)21(33)18(9-28)40-27(25)38-13-6-14(30)19-15(31)8-16(39-17(19)7-13)11-2-4-12(29)5-3-11/h2-7,10,16,18,20-30,32-36H,8-9H2,1H3/t10-,16+,18-,20+,21-,22+,23+,24-,25-,26-,27-/m1/s1
Thuộc tính
Công thức phân tửC27H32O14
Khối lượng mol580,54 g/mol
Điểm nóng chảy166 °C
Điểm sôi
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Naringin là một flavanone glycoside. Nó là thành phần flavonoid chủ yếu trong bưởi chùm, làm cho nước bưởi có vị đắng. Trong cơ thể người, naringin được chuyển hóa thành naringenin, một dạng flavanone. Cả naringeninhesperetin là những aglycone của naringin và hesperidin có mặt tự nhiên trong quả có múi (họ Cam chanh).

Hoạt tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Naringin có nhiều tác dụng dược lý rất mạnh như chống oxy hóa, làm giảm lipid máu, chống ung thư ác tính và sự ức chế chọn lọc các enzym chuyển hóa thuốc cytochrome P450, bao gồm CYP3A4 và CYP1A2, mà có thể gây tương tác thuốc-thuốc trong cơ thể.[1] Việc uống các flavonoid naringin cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu đường ruột của một số loại thuốc, dẫn đến tăng hoặc giảm mức độ lưu hành thuốc. Để tránh sự can thiệp với sự hấp thu thuốc và sự trao đổi chất, việc ăn các loại quả có múi (đặc biệt là bưởi) và các loại nước quả từ chúng cần được chỉ định khi uống thuốc. [2]

Naringin là chất có hoạt tính mạnh thứ 2 (sau rutin) trong số 21 flavonoid, về khả năng ức chế sự giải phòng VEGF gây co mạch..[3]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi xử lý naringin bằng kali hydroxide hoặc một base mạnh khác sau đó thực hiện phản ứng khử nước bằng chất xúc tác thì thu được naringin dihydrochalcone, hợp chất này có độ ngọt gấp 300-1800 lần đường mía tại nồng độ giới hạn.[4].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Grapefruit Juice and Medications”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2011.
  2. ^ “BBC NEWS, Health, Fruit juice 'could affect drugs'. ngày 20 tháng 8 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ Schindler R, Mentlein R (2006). “Flavonoids and vitamin E reduce the release of the angiogenic peptide vascular endothelial growth factor from human tumor cells”. J. Nutr. 136 (6): 1477–82. PMID 16702307.
  4. ^ Tomasik, Piotr (2004). Chemical and functional properties of food saccharides. Boca Raton: CRC Press. tr. 389. ISBN 0-8493-1486-0.

Bản mẫu:Flavanon

Bản mẫu:Glycosid