Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Nyuserre Ini

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nyuserre Ini (còn được viết là Neuserre Ini hay Niuserre Ini, và đôi khi là Nyuserra; trong tiếng Hy Lạp tên của ông được gọi là Rathoris, Ραθούρης), là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ sáu của vương triều thứ năm thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Ông được cho là đã có một triều đại kéo dài từ 24 đến 35 năm tùy thuộc vào quan điểm của các học giả, và nhiều khả năng là thuộc vào giai đoạn nửa sau của thế kỷ thứ 25 trước Công nguyên. Nyuserre là một người con trai khác của vua Neferirkare Kakai với nữ hoàng Khentkaus II, ông còn là em trai của vua Neferefre. Ông có thể đã trực tiếp kế vị người anh của mình theo như các ghi chép lịch sử sau này. Ngoài ra, theo Miroslav Verner thì Shepseskare có thể đã cai trị trong một khoảng thời gian ngắn giữa triều đại của hai vị vua này, mặc dù chỉ kéo trong vài tuần hoặc vài tháng. Mối quan hệ giữa Shepseskare với Neferefre và Nyuserre hiện vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn. Nyuserre sau này đã được kế vị bởi Menkauhor Kaiu, ông ta có thể là cháu trai của ông và là một người con trai của Neferefre.

Nyuserre là vị vua đã cho xây dựng nhiều công trình nhất trong số các vị vua của vương triều thứ Năm, bao gồm ba kim tự tháp cho bản thân ông cùng các vị hoàng hậu của mình và ngoài ra còn thêm ba kim tự tháp khác cho cha, mẹ và anh trai của ông, tất cả đều tại khu nghĩa trang của Abusir. Ông còn xây dựng ngôi đền lớn nhất trong số các ngôi đền dành cho thần mặt trời Ra vào thời kỳ Cổ vương quốc, tên của nó là Shesepibre hoặc "Niềm hân hoan của trái tim thần Ra". Ông cũng đã hoàn thành Nekhenre, ngôi đền Mặt trời của UserkafAbu Gorab, và ngôi đền thung lũng của MenkauraGiza. Thông qua điều này, ông là vị vua đầu tiên kể từ thời Shepseskaf, vị vua cuối cùng của vương triều thứ tư, chú ý tới khu nghĩa trang Giza, một động thái mà có thể là để nhằm hợp pháp hóa sự cai trị của ông sau khoảng thời gian rối ren do cái chết bất ngờ của người anh trai Neferefre gây ra.

Có rất ít những chứng cứ về các hoạt động quân sự diễn ra dưới thời trị vì của Nyuserre; vương quốc Ai Cập vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ thương mại với Byblos ở khu vực ven biển Levant và tiến hành các cuộc viễn chinh để khai thác các mỏ đá quý và đá ở SinaiHạ Nubia. Triều đại của Nyuserre còn chứng kiến ​​sự phát triển của bộ máy chính quyền cũng như sự ra đời của chế độ nomarch mà có ảnh hưởng rất lớn về sau này, đây là cũng là lần đầu tiên các viên thống đốc tỉnh được phái đến sống ngay tại các tỉnh mà họ quản lý thay vì ở tại triều đình của pharaon.

Cũng giống như các vị pharaon khác của thời kỳ Cổ vương quốc, Nyuserre đã có một giáo phái thờ cúng sau khi ông qua đời. Trong trường hợp của Nyuserre, giáo phái chính thức được nhà nước bảo trợ này đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ, nó đã tồn tại qua được thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất đầy hỗn loạn và kéo dài cho đến tận thời kỳ Trung Vương quốc, dưới thời vương triều thứ Mười hai.

Nguồn đương thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nyuserre Ini được chứng thực nhiều trong các ghi chép có niên đại thuộc về triều đại của ông,[note 3] ví dụ như trong các ngôi mộ có cùng niên đại với triều đại của ông như ngôi mộ các thợ làm móng Khunumhotep và Niankhkhnum của Nyuserre, trong mộ của các viên đại thần Khufukhaf II, Ty, Rashepses, Neferefre-ankh và Khabawptah [29][30]và của các viên tư tế trong giáo phái tang lễ của ông như Nimaatsed và Kaemnefert.[31][32]

Ghi chép lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của Nyuserre đều xuất hiện trong ba cả danh sách vua Ai Cập cổ đại, tất cả chúng đều có niên đại thuộc vào thời kỳ Tân vương quốc. Bản danh sách lâu đời nhất trong số này là bản danh sách vua Karnak, nó được tạo ra theo chiếu chỉ của vua Thutmose III (1479-1425 trước Công nguyên) để nhằm tôn vinh những vị tổ tiên của ông ta và đề cập đến tên của vua Nyuserre ở trong mục thứ tư, tại đó tên gọi lúc sinh ra của ông là "Iny" được viết trong một đồ hình[33]. Tên gọi khi lên ngôi của Nyuserre nằm ở vị trí thứ 30 trong bản danh sách vua Abydos, nó được viết gần 200 năm sau dưới triều đại của Seti I (1290-1279 trước Công nguyên). Tên gọi này dường như cũng được ghi lại trong cuộn giấy cói Turin (cột thứ ba, hàng thứ 22), có niên đại dưới thời vua Ramses II (1279-1213 trước Công nguyên), nhưng giờ đây nó đã không còn nữa do nằm trong đoạn bị mất của văn kiện này. Tuy nhiên những đoạn rời rạc ghi lại độ dài triều đại của ông vẫn còn có thể quan sát được trên cuộn giấy này, nó cho thấy rằng triều đại của ông nằm trong khoảng từ 11 đến 34 năm[34]. Nyuserre là vị vua duy nhất của vương triều thứ 5 không có tên trong bản khắc Saqqara.[35]

Nyuserre cũng đã được đề cập đến trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm lịch sử của Ai Cập có lẽ đã được nhà sử học Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới triều đại của vua Ptolemaios II (283-246 TCN). Mặc dù vậy không có bất cứ bản sao nào của tác phẩm này còn tồn tại cho tới ngày nay, chúng ta chỉ biết đến nó thông qua các ghi chép sau này của Sextus Julius AfricanusEusebius. Đặc biệt, Africanus thuật lại rằng tác phẩm Aegyptiaca đã nhắc tới một vị pharaon Ραθούρης, hay là "Rathurês", ông ta đã trị vì bốn mươi bốn năm và là vị vua thứ sáu của vương triều thứ 5.[36] "Rathurês" được cho là tên gọi theo tiếng Hy Lạp của Nyuserre.[37]

Triều đại

[sửa | sửa mã nguồn]
Mảnh vỡ bức tượng của một vị vua vương triều thứ Năm, giống như là Nyuserre[25]

Hiện nay, trong ngành Ai Cập hoc đang tồn tại hai giả thuyết đối lập nhau về các sự kiện kế vị bắt đầu từ thời điểm vua Neferirkare Kakai, vị vua thứ ba của vương triều thứ năm, qua đời cho đến khi vua Nyuserre Ini, vị vua thứ sáu của vương triều này, lên ngôi. Dựa vào các ghi chép lịch sử, vốn ghi lại rằng Nyuserre đã trực tiếp kế vị Neferefre, nhiều nhà Ai Cập học như Jürgen von BeckerathHartwig Altenmüller đã tin tưởng một cách cứng nhắc[38] rằng sự kế vị diễn ra như sau: Neferirkare Kakai → Shepseskare → Neferefre → Nyuserre Ini. Trong trường hợp này, Neferefre là cha của Nyuserre, người sẽ trở thành pharaoh sau khi Neferefre qua đời một cách đột ngột.[4][39]Neferefre sẽ là người đã kế vị Shepseskare, vốn được ghi lại là đã trị vì trong 7 năm theo như tác phẩm Aegyptiaca của Manetho.[36]

Quan điểm này đã bị nhiều người phủ nhận, đáng chú ý nhất trong số đó là bởi Miroslav Verner,[40][41][42]sau các cuộc khai quật diễn ra tại khu nghĩa trang hoàng gia ở Abusir vào năm 2000 và 2001, mà cho thấy rằng dường như Shepseskare đã cai trị chỉ trong một thời gian ngắn khoảng vài tháng giữa hai triều đại của Neperefre và Nyuserre Ini. Verner đề xuất rằng sự kế vị trong hoàng gia diễn ra như sau Neferirkare Kakai → Neferefre → Shepseskare → Nyuserre Ini. Để hỗ trợ cho giả thuyết này, Verner cho rằng Neferefre và Nyuserre rất có thể là anh em ruột của nhau, cả hai đều là con trai của Neferirkare Kakai,,[note 4]Cũng có bằng chứng cho thấy Neferefre là người con trai cả của Neferirkare và ông ta đang ở độ tuổi khoảng hai muơi khi vua cha qua đời, và do đó sẽ có thể kế thừa ngai vàng.[44]Hơn nữa, do sự thiếu vắng kim tự tháp của Shepseskare và căn cứ vào vị trí kim tự tháp của Neferefre, khiến cho Verner tin chắc rằng Neferefre đã trực tiếp kế vị người cha của mình, và cũng đã qua đời chỉ sau một thời gian ngắn trị vì là khoảng hai năm[44].

Theo giả thuyết này thì Nyuserre lúc đó vẫn còn là một đứa trẻ, quyền thừa kế ngai vàng của ông đã phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng từ một người có thể là chú của ông đó là Shepseskare, ông ta có thể là một người con trai của Sahure. Ngoài ra, Shepseskare có thể là một người con trai của Neferefre[45] hoặc ít có khả năng hơn đó là một kẻ tiếm vị không thuộc hoàng tộc.[46]Trong bất kỳ trường hợp nào, Shepseskare dường như đã chiếm giữ được ngai vàng trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cuối cùng thì Nyuserre đã thắng thế, hoặc là do Shepseskare đột ngột qua đời hoặc là vì ông đã nhận được sự hậu thuẫn đến từ các vị đại thần đầy quyền lực cùng với các thành viên của hoàng gia,[47]mà quan trọng nhất trong số đó là chính là người mẹ của ông Khentkaus II và từ Ptahshepses[1]. Động cơ thúc đẩy cho giả thuyết sau cùng này đó là từ địa vị cao quý mà cả hai người này dường như đã được hưởng. Ngôi đền tang lễ của Khentkaus II đã được thiết kế theo kiểu mẫu dành cho một vị vua, ví dụ như nó hợp nhất với kim tự tháp vệ tinh của riêng nó và xếp thẳng hàng theo trục Đông-Tây [48]. Những đặc điểm này, cùng với tước hiệu đặc biệt của Khentkaus II đó là Mwt Nisw bity Nisw bity, mà ban đầu được dịch là "Người Mẹ của đức vua của Thượng và Hạ Ai Cập [với quyền hạn như là] vua của Thượng và Hạ Ai Cập", đã khiến cho một số học giả, trong đó có cả Verner, đi đến kết luận cho rằng bà thậm chí có thể đã thực sự cai trị như một vị vua[48]. Tuy vậy, giả thuyết này ngày nay được coi là khó xảy ra, và tước hiệu của bà được dịch một chính xác hơn là "Người Mẹ của hai vị vua của Thượng và Hạ Ai Cập".[note 5] Về phần Ptahshepses, ông ta đã trở thành tể tướng dưới triều đại của Nyuserre,[49]và cưới con gái của nhà vua; [50] thậm chí ông ta còn được nhận tước hiệu danh dự "Người con trai của đức vua",[note 6]và ngôi mộ của ông ta là một trong số các ngôi mộ tư nhân thuộc hàng lớn nhất ở Ai Cập[50]. Theo Verner và Nigel Strudwick, các yếu tố kiến ​​trúc[52]của ngôi mộ này như các cây cột trụ hình chồi hoa sen tương tự như các cây cột trụ được sử dụng trong ngôi đền của Nyuserre, hố thuyền và bố cục của căn phòng chôn cất,[53][50]cho thấy " Sự sủng ái của nhà vua đối với người con rể của ông ta "[53][50][54].

Độ dài triều đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng chứng lịch sử vào khảo cổ học

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm Aegyptiaca của Manetho ghi lại rằng Nyuserre đã trị vì tới 44 năm, tuy nhiên con số này đã bị các nhà Ai Cập học ngày nay bác bỏ, thay vào đó họ cho rằng triều đại của ông kéo dài khoảng ba thập kỷ,[37] điều này là do có quá ít những niên đại được xác định một cách chính xác cho triều đại của ông.[note 7][56]Những đoạn liên quan đến Nyuserre được ghi trong cuộn giấy cói Turin đã bị hư hỏng nặng và do đó rất khó để có thể đọc được độ dài triều đại của ông một cách chắc chắn. Sau khi Alan Gardiner công bố nghiên cứu về cuộn giấy cói Turin vào năm 1959,[57]các học giả như Nigel Strudwick đã cho rằng Nyuserre đã trị vì trong 11 năm[15][note 8]Tuy nhiên, cách diễn giải cuộn giấy này của Gardiner sau đó đã được điều chỉnh lại nhờ vào các bản sao và triều đại của Nyuserre được cho là khoảng từ 24 tới 25 năm. Con số này được chấp nhận bởi một số học giả bao gồm cả Nicolas Grimal[58]. Các phân tích được Kim Ryholt thực hiện gần đây đối với cuộn giấy papyrus gốc đã chỉ ra rằng độ dài triều đại của Nyuserre được ghi lại trong cuộn giấy này có thể là 11-14, 21-24 hoặc 31-34 năm.[note 9][34] Hiện nay các nhà Ai Cập học bao gồm cả Strudwick và Verner chấp thuận con số sau cùng là từ 31-34 năm.[56]

Quan điểm cho rằng Nyuserre đã trị vì hơn hai mươi năm còn được chứng minh thông qua các bằng chứng khảo cổ học, mà cho thấy rằng ông đã có một triều đại khá là dài. Verner, người đã khai quật khu nghĩa trang Abusir thay mặt cho Đại học Prague từ năm 1976, đã đặc biệt lưu ý tới các công trình xây dựng của Nyuserre bao gồm không ít hơn 3 kim tự tháp mới, ngoài ra Nyuserre còn hoàn thành thêm 3 kim tự tháp khác nữa, ông còn cho xây dựng ngôi đền mặt trời lớn nhất trong số các ngôi đền mặt trời từng được xây dựng vào thời kỳ Cổ vương quốc và tiến hành xây dựng thêm một số công trình khác như khôi phục lại ngôi đền tang lễ của Menkaure[17].

Lễ hội Sed của Nyuserre

[sửa | sửa mã nguồn]
Phù điêu miêu tả cảnh Nyuserre đang tổ chức lễ hội Sed của ông, Bảo tàng Ai Cập ở Berlin

Giả thuyết về một triều đại kéo dài hơn ba thập niên dành cho Nyuserre Ini đã được chứng minh một cách gián tiếp thông qua các bức phù điêu được phát hiện tại ngôi đền mặt trời của ông, chúng miêu tả cảnh ông đang tham gia vào một lễ hội Sed. Lễ hội này thường được tổ chức lần đầu tiên sau khi nhà vua đã cai trị được 30 năm. Những cảnh tượng khắc hoạ về lễ hội này vốn là một trong số các kiểu mẫu trang trí đặc trưng của những ngôi đền có liên quan đến nhà vua dưới thời Cổ Vương quốc[17] và sự mô tả của nó không nhất thiết hàm ý về một triều đại trị vì lâu dài. [note 10] Ví dụ như một bức phù điêu mô tả cảnh Sahure đang mặc chiếc áo dài Của lễ hội Sed đã được tìm thấy trong ngôi đền tang lễ của ông ta [59][60] mặc dù theo như những ghi chép lịch sử và các bằng chứng khảo cổ học thì ông ta đã cai trị Ai Cập không quá 14 năm.[61][12][13] Tuy vậy, trong trường hợp này, những bức phù điêu trên cùng với các bằng chứng khảo cổ học đã thuyết phục hầu hết các nhà Ai Cập học rằng triều đại của Nyuserre đã kéo dài hơn 30 năm và "những cảnh tượng của lễ hội Sed từ Abu Gurab [nhiều khả năng là khắc họa lại] lễ kỉ niệm 30 năm ngày nhà vua lên ngôi".[17]

Những bức phù điêu miêu tả lễ hội Sed của Nyuserre đã đem đến một cái nhìn hiếm hoi về các hoạt động mang tính nghi thức được thực hiện trong buổi lễ này. Đặc biệt, trong lễ hội này dường như còn tiến hành một đám rước bằng thuyền [62][63]một chi tiết đã không có mặt hoặc đã bị mất trong tất cả các lần khắc họa tiếp theo của lễ hội này cho đến tận triều đại của Amenhotep III (khoảng năm 1390-1350 trước Công nguyên), hơn 1000 năm sau thời đại của Nyuserre[63].

Đối nội

[sửa | sửa mã nguồn]
Ptahshepses, tể tướng và là con rể của Nyuserre Ini

Triều đại của Nyuserre Ini đã chứng kiến ​​sự lớn mạnh không ngừng của tầng lớp tư tế và bộ máy quan liêu của chính quyền[1][64] một hiện tượng vốn đã bắt đầu từ giai đoạn đầu vương triều thứ Năm[65] đặc biệt là dưới thời Neferirkare Kakai[66]. Những thay đổi trong bộ máy chính quyền Ai Cập vào thời kỳ này được biểu hiện thông qua sự gia tăng theo cấp số nhân các chức tước, vốn bắt nguồn từ việc tạo ra các chức vụ hành chính mới[66]. Nó còn cho thấy một bước tiến mới trong việc tổ chức tốt hơn bộ máy hành chính của nhà nước cùng những chức vụ mới tương ứng với trọng trách và gắn liền những trách nhiệm riêng biệt.[66]Quyền lực của nhà vua dần trở nên suy yếu bởi vì bộ máy quan liêu đã phát triển,[note 11]mặc dù vậy nhà vua vẫn là một vị thần sống trong con mắt thần dân của mình [1][note 12]

Có hai bằng chứng trực tiếp về các hoạt động hành chính diễn ra dưới triều đại của Nyuserre còn tồn tại tới ngày nay. Bằng chứng đầu tiên là những mảnh vỡ thuộc về tấm bia đá biên niên sử hoàng gia của thời kỳ Cổ Vương quốc, nó được cho là đã được biên soạn dưới thời trị vì của ông. Biên niên sử này ghi lại thông tin chi tiết về các triều đại của những vua từ vương triều thứ nhất trở đi theo từng năm,[72] nó đã bị hư hỏng và gián đoạn ở ngay sau triều đại của Neferirkare Kakai. Bằng chứng thứ hai về các hoạt động hành chính lại liên quan đến việc quản lý các tỉnh. Dưới thời kỳ Cổ vương quốc, nhà nước Ai Cập đã được phân chia thành các tỉnh, được gọi là các nome. Các tỉnh này đã được thừa nhận từ tận thời kỳ trị vì của Djoser, vị vua đã sáng lập nên vương triều thứ ba, và có thể đã từ tận thời kỳ tiền triều đại xưa kia ở khu vực thung lũng Nile [73]. Bản danh sách địa đồ đầu tiên của các nome ở Thượng và Hạ Ai Cập có niên đại là thuộc về triều đại của Nyuserre,[73]ngoài ra một đoàn rước những vị thần đại diện cho các nome đã được khắc họa trên những bức phù điêu đến từ ngôi đền mặt trời của Nyuserre.[74] Cũng từ giai đoạn này, các nomarch đã bắt đầu cai trị tại tỉnh lỵ của họ hơn là hiện diện tại cung điện hoàng gia.[65]

Đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Thương mại và khai thác mỏ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phù điêu của Nyuserre từ Wadi Maghareh

Về phía bắc của Ai Cập, các mối quan hệ thương mại với Byblos nằm ở khu vực ven biển Levant, vốn đã tồn tại trong suốt thời kỳ vương triều thứ Năm, có vẻ như vẫn còn diễn ra dưới triều đại của Nyuserre, giả thuyết này bắt nguồn từ việc các nhà khảo cổ đã tìm thấy một mảnh vỡ của một chiếc bình hình trụ bằng đá thạch cao tuyết hoa có khắc tên của ông ở thành phố này.[75][76]

Ở miền đông Ai Cập, Nyuserre đã ra lệnh tiến hành ít nhất một chuyến viễn chinh đến khu vực Wadi MagharehSinai,[77] vốn có các mỏ đồngngọc lam được khai thác trong suốt thời kỳ Cổ vương quốc [78]. Ngày nay tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo còn lưu giữ một bức phù điêu lớn được tạc để kỷ niệm cuộc viễn chinh này.[note 13]Bức phù điêu này miêu tả cảnh Nyuserre "trừng phạt người Bedouin[note 14]của tất cả các vùng đất ngoại quốc, vị thần vĩ đại, chúa tể của hai vùng đất"[79]. Chuyến viễn chinh này đã rời Ai Cập từ cảng Ain Sukhna, nằm trên bờ phía tây của Vịnh Suez, theo như tiết lộ từ các vết dấu triện khắc tên của Nyuserre được tìm thấy tại nơi đây.[80]Bến cảng này còn bao gồm các căn phòng lớn được đục vào đá sa thạch để làm nơi ở và kho chứa. Trên bức tường của một trong những căn phòng như vậy vẫn còn lưu giữ một dòng chữ được viết bằng mực đề cập đến chuyến viễn chinh đến Sinai và ghi lại rằng nó diễn ra vào năm tiến hành lần kiểm kê gia súc thứ hai- có thể là năm trị vì thứ tư của Nyuserre[81].

Về phía Nam của Ai Cập, ở Hạ Nubia, Nyuserre đã cho khai thác các mỏ GơnaiGebel el-Asr gần Aswan, đây vốn là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng và các bức tượng đá[note 15] theo như những gì được ghi chép trên một tấm bia đá vỡ có khắc tên Horus của Nyuserre được phát hiện trong một khu định cư nằm gần các mỏ đá này.[82]

Hoạt động quân sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Có rất ít các bằng chứng về hoạt động quân sự diễn ra dưới triều đại của Nyuserre. William C. Hayes đã đề xuất rằng một vài mảnh vỡ của các bức tượng bằng đá vôi khắc họa những tù binh chiến tranh trong trạng thái quỳ và bị trói được phát hiện trong ngôi đền tang lễ của ông[83][84]có thể xác thực về các cuộc viễn chinh trừng phạt nhằm vào Libya ở phía tây hoặc SinaiPalestine ở phía đông dưới thời trị vì của ông.[85]Tuy nhiên, nhà sử học nghệ thuật William Stevenson Smith lại chỉ ra rằng các bức tượng như vậy thường là những họa tiết trang trí thông thường trong các ngôi đền và mastaba của hoàng gia, vì thế chúng có thể không liên quan trực tiếp đến các chiến dịch quân sự thực sự. Những bức tượng tương tự và những bức tượng nhỏ bằng gỗ miêu tả các tù binh đang quỳ gối cũng đã được phát hiện trong khu phức hợp tang lễ của Neferefre[86],Djedkare Isesi,[87]Unas,[88] Teti,[89]Pepi I[90]Pepi II[83]và cả trong ngôi mộ của viên tể tướng Senedjemib Mehi[91][92].

Công trình xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Giả sử như sự phục dựng của Verner về thứ tự kế vị của vương triều thứ Năm là đúng, thì chắc chắn Nyuserre Ini đã phải đối mặt với một nhiệm vụ cực kỳ to lớn khi lên ngôi: các kim tự tháp của cha, mẹ và anh trai của ông đều chưa hoàn thành,[93] các ngôi đền mặt trời của cha và anh trai của ông cũng chưa hoàn thành và ngoài ra ông còn phải xây dựng kim tự tháp của bản thân mình cũng như kim tự tháp dành cho các vị hoàng hậu. Nyuserre đã thích ứng với điều này bằng cách cho xây kim tự tháp của ông vào khu vực ngay sát cạnh những kim tự tháp chưa hoàn thành kia, ở góc phía đông bắc kim tự tháp của Neferirkare Kakai và ngay bên cạnh kim tự tháp của Sahure, do đó tập trung tất cả các hoạt động xây dựng kim tự tháp ở phía Nam Abusir,[93]trong một khu vực có diện tích 300 m × 300 m (980 ft × 980 ft).[94]Điều này có nghĩa là kim tự tháp của ông không nằm trên trục đường thẳng được tạo nên bởi những kim tự tháp của các vị tiên vương, khiến cho nó bị giới hạn về kích thước và làm cho bố trí của khu phức hợp tang lễ của ông trở nên không hợp lý[95][96]Điều này giúp lý giải tại sao Kim tự tháp của Nyuserre lại nhỏ hơn của vua cha và tương đương về mặt với kích cỡ với kim tự tháp của Sahure [96]mặc dù ông là một trong những vị vua cai trị lâu dài nhất của vương triều thứ Năm.

Kim tự tháp của Nyuserre

[sửa | sửa mã nguồn]
Kim tự tháp của Nyuserre Ini ở Abusir

Nyuserre đã tự xây dựng một kim tự tháp dành cho bản thân mình tại Abusir có tên là Mensut Nyuserre,[note 16]nó có nghĩa là "Vững chắc khi là Ngôi nhà của Nyuserre"[98] hoặc "Ngôi nhà của Nyuserre trường tồn"[4].

Kim tự tháp đã hoàn thiện này được bao phủ hoàn toàn bằng loại đá vôi mịn. Nó cao khoảng 52 m (171 ft), chiều dài mỗi cạnh của nó là 78.8 m (259 ft),[99] độ dốc của nó là 52 độ và tổng khối lượng đá sử dụng là khoảng 112.000 m 3 (4.000.000 ft). Căn phòng chôn cất chính và căn phòng ngoài đều được ốp bằng loại đá vôi mịn có chất lượng tốt và phần mái của nó gồm ba tầng, mỗi tầng là một xà đá khổng lồ dài 10 m (33 ft) và nặng 90 tấn mỗi xà[96].

Tổ hợp kim tự tháp này bất thường ở chỗ khu vực phía ngoài của ngôi đền tang lễ dịch về hướng nam mặt phía đông của khu phức hợp. Điều này giúp cho Nyuserre chặn đứng và hoàn thành con đường đắp cao của vua cha vốn chạy từ ngôi đền thung lũng nằm ngay cạnh sông Nile đến kim tự tháp của bản thân ông nằm trên bờ rìa sa mạc. Không những vậy, ngôi đền thung lũng của Nyuserre còn được xây dựng trên nền móng của ngôi đền thung lũng mà cha ông vẫn chưa xây dựng xong. Khi đã được hoàn thành, nó bao gồm một cánh cổng với tám cây cột hình cây cói, sàn của nó là từ đá bazan màu đen và các bức tường của nó được làm bằng đá vôi cùng với những bức phù điêu được sơn màu phía trên một dado làm bằng đá granit đỏ[96]. Phía sau của cánh cổng này dẫn tới con đường đắp, nền của nó đã được lát hoàn toàn bằng đá bazan, trong khi phần phía trên của nó được trang trí bằng nhiều phù điêu, một số miêu tả cảnh nhà vua như là một con nhân sư đang giày xéo lên kẻ thù của mình.[100]Con đường đắp được ốp bằng các khối đá vôi sơn màu xanh lam cùng với các ngôi sao màu vàng.[100]Khi tới gần kim tự tháp, con đường đắp dẫn vào một sân cột, nằm phía trước nó là các căn phòng chứa và tiếp theo sau đó là ngôi đền tang lễ, đây là nơi đặt các bức tượng của nhà vua và khắc họa hình ảnh của gia đình hoàng gia và Nyuserre cùng với sự hiện diện của các vị thần.[100] Khu phức hợp kim tự tháp rộng lớn được bao bọc bởi một bức tường, cùng với hai cấu trúc hình chữ nhật lớn ở hai góc Đông Bắc và Đông Nam. Cả Lehner và Verner đều cho rằng chúng có thể là tiền thân của cửa tháp Ai Cập, vốn là đặc trưng của các ngôi đền Ai Cập sau này[101][100]. Ngoài kim tự tháp chính ra còn một kim tự tháp nhỏ hơn dành cho Ka của nhà vua.[100]

Kim tự tháp Lepsius XXIV

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàn tích của kim tự tháp Lepsius XXIV

Phía nam kim tự tháp của mẹ ông, nữ hoàng Khentkaus II, Nyuserre đã xây dựng một kim tự tháp dành cho một nữ hoàng, có thể là một người vợ của ông hoặc của anh trai ông là Neferefre[102]. Kim tự tháp này ngày nay được biết đến với tên gọi là Lepsius XXIV, thứ tự của nó trong bản danh sách kim tự tháp của Karl Richard Lepsius[103]. Chiều cao ban đầu của nó là 27 m (89 ft) cùng với độ dài mỗi cạnh là 31,5 m (103 ft), phần lõi của nó được từ đá vôi và vữa đất sét.[104]

Ngày nay, kim tự tháp này đã bị tàn phá nặng nề, lớp vỏ ngoài bằng đá vôi trắng mịn đã biến mất từ lâu, và nó chỉ còn cao tới 5 m (16 ft). Trong khi các bức tranh tường do các công nhân xây dựng công trình này để lại cho chúng ta biết được rằng quá trình xây dựng kim tự tháp này diễn ra vào giai đoạn nửa sau triều đại của Nyuserre và được tiến hành dưới sự chỉ đạo của viên tể tướng Ptahshepses,[104]tên của vị hoàng hậu là chủ nhân của kim tự tháp này đã bị mất.[103]Reptynub thường được coi như là một ứng cử viên đầy tiềm năng của nó. Trong căn phòng chôn cất chính, xác ướp vỡ vụn của một phụ nữ trẻ tuổi đã được phát hiện. Bà ta cao khoảng 160 cm (5.2 ft) và qua đời trong độ tuổi từ 21 đến 23.[105]Không rõ liệu rằng xác ướp này có phải là chủ nhân ban đầu của kim tự tháp này hay không hoặc là có niên đại thuộc về giai đoạn sau này dựa trên phương pháp ướp xác được sử dụng[104]. Các cuộc khai quật căn phòng chôn cất đã phát hiện ra những mảnh vỡ của một chiếc quách bằng đá granit màu hồng cũng như các mảnh vỡ của những chiếc bình chứa nội tạng lớn bằng đá canxit cùng những đồ tùy táng nhỏ hơn.[104]

Ở phía đông của kim tự tháp này, tàn tích của một kim tự tháp vệ tinh nhỏ cùng với ngôi đền tang lễ đã được phát hiện. Cả hai công trình này đều đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nạn cướp đá xây dựng bắt đầu từ thời Tân Vương quốc và lên tới đỉnh điểm trong thời kỳ Saite (664-525 TCN) và dưới thời người Ba Tư cai trị (525-402 TCN), điều này khiến cho việc tái phục dựng lại ngôi đền theo phương pháp hiện đại trở thành bất khả thi.[104]

Lepsius XXV

[sửa | sửa mã nguồn]
Phế tích của Lepsius XXV ở Abusir

Những tàn tích được biết đến ngày nay với tên gọi Lepsius XXV vốn là hai ngôi mộ lớn liền kề được xây dựng thành một lăng mộ duy nhất nằm ở rìa phía đông nam của khu nghĩa trang Abusir. Công trình xây dựng khác thường này được Verner gọi là "kim tự tháp kép", nó còn được người Ai Cập cổ đại gọi tên là "Hai người canh gác"[note 17]. Cả hai kim tự tháp cụt này có phần móng hình chữ nhật với kích thước tương ứng là 27,7 m × 21,5 m (91 ft × 71 ft) đối với kim tự tháp phía đông và 21.7 m x 15.7 m (71 ft × 52 ft) đối với kim tự tháp phía tây, các bức tường của chúng tạo một góc nghiêng khoảng 78 độ so với bề mặt. Điều này có nghĩa rằng chúng được xây dựng giống như là hai mastaba hơn là hai kim tự tháp,[102] vì thế Dušan Magdolen đã đề xuất rằng Lepsius XXV thực chất là một mastaba[107].

Một đặc điểm khác thường nữa của công trình này đó là nó thiếu vắng ngôi đền tang lễ đi kèm.[102]Thay vào đó, ngôi mộ phía đông lại có một nhà nguyện nhỏ được xây dựng bằng đá vôi trắng nhưng lại không được trang trí. Nó có chiều cao là 5 m (16 ft). Các cuộc khai quật đã tìm thấy những mảnh giấy cói nhỏ ghi lại danh sách các vật phẩm được hiến tế cũng như những mảnh vỡ của một bức tượng miêu tả một người phụ nữ mặc một chiếc áo dài giản dị, bức tượng này được tạc bằng đá thạch cao tuyết hoa. Trong căn phòng chôn cất, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một vài phần di hài còn sót lại của nữ chủ nhân ngôi mộ này cùng với một vài mảnh vỡ của các đồ tùy táng.[102]

Ngôi mộ phía tây đã được xây dựng vào giai đoạn sau đó và dường như nó đã được dùng để làm nơi chôn cất một người phụ nữ khác. Các bức tranh tường của những người công nhân xây dựng đã được phát hiện ra trong các cuộc khai quật của đội khảo cổ học người Séc đã giúp chứng minh rằng dường như hai công trình này đều đã xây dựng dưới thời Nyuserre, chủ nhân của nó có thể nằm trong số những người phụ nữ cuối cùng của gia đình hoàng gia được chôn ở Abusir, khu nghĩa trang này sau đó đã bị từ bỏ dưới thời vị vua kế vị của Nyuserre là Menkauhor[102]

Ngôi đền Mặt trời

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản phục dựng ngôi đền Shesepibre của Ludwig Borchardt[108]
Cổng vào bằng đá granite đỏ có khắc vương hiệu của Nyuserre, nhiều khả năng là từ ngôi đền mặt trời của ông, Bảo tàng Ai Cập

Nyuserre là một trong hai vị pharaoh Ai Cập cuối cùng còn cho xây dựng một ngôi đền mặt trời. Bằng việc làm này, ông đã tiếp nối truyền thống vốn được thiết lập bởi Userkaf nhằm khẳng định vai trò tối cao của việc thờ cúng thần Ra dưới thời vương triều thứ năm. Các đền thờ mặt trời được xây dựng trong thời kỳ này được dự định là nơi nghỉ ngơi dành cho thần Ra, giống như vai trò của các kim tự tháp dành cho nhà vua: chúng là những ngôi đền tang lễ dành cho thần mặt trời, tại đây ngài sẽ hồi phục và trẻ lại, vốn là điều cần thiết để nhằm duy trì trật tự thế giới. Sự thờ cúng diễn ra trong ngôi đền này chủ yếu liên quan đến vai trò là vị thần sáng tạo của thần Ra cũng như vai trò của Ra như là người cha của đức vua. Trong suốt cuộc đời mình, nhà vua sẽ bổ nhiệm những cận thần của ông ta giữ trọng trách trông nom ngôi đền, điều này cho phép họ được hưởng lợi từ nguồn lợi tức của ngôi đền và do đó đảm bảo sự trung thành của họ. Sau khi pharaon băng hà, nguồn lợi tức của ngôi đền mặt trời sẽ hợp nhất với khu phức hợp kim tự tháp và chu cấp cho giáo phái tang lễ của Nyuserre[109].

Nằm ở Abu Ghurob, phía bắc của Abusir, ngôi đền mặt trời của Nyuserre là ngôi đền lớn nhất và được bảo tồn tốt nhất,[4]điều này đã khiến một số nhà Ai Cập học như von Beckerath cho rằng triều đại của Nyuserre là giai đoạn đỉnh cao của sự thờ cúng Mặt Trời,[110] một điều được Grimal coi là sự phóng đại.[111] Ngôi đền này được người Ai Cập cổ đại gọi là Shesepibre,[note 18] nó được dịch theo nhiều cách khác nhau như là "Niềm hân hoan của trái tim Re",[4] "Ngôi nhà yêu thích của Re",[112]"Sự vui mừng của Ra",[113]hoặc "Ngôi nhà vừa ý với Ra".[98] Một điều đáng ngạc nhiên đó là[113]ban đầu ngôi đền mặt trời của Nyuserre được xây dựng bằng gạch bùn, sau này nó được xây dựng lại toàn bộ bằng đá[113]. Nó là công trình duy nhất được xây dựng như vậy, [note 19][111][110]nhờ vậy mà phần lớn những đặc điểm kiến trúc và các bức phù điêu đã còn tồn tại được cho tới ngày nay[111][114].Dẫu vậy, lý do dẫn đến sự thay đổi này vẫn còn chưa rõ ràng, Lehner đã đề xuất rằng điều này có thể liên quan đến lễ hội Sed của Nyuserre hoặc là do hệ tư tưởng xung quanh các ngôi đền mặt trời đã thay đổi.[113]

Bệ thờ trong ngôi đền mặt trời của Nyuserre

Ngôi đền cổng vào nằm ở phía đông và nối với ngôi đền thung lũng nằm gần sông Nile bằng một con đường đắp dài. Ngôi đền này chủ yếu giữ vai trò như là một cánh cổng của ngôi đền cao, nó có một cánh cổng với hàng cột trụ xây bằng gạch bùn và được ốp đá vôi màu vàng.[113]Ngôi đền cao còn bao gồm một sân trong lớn có hình chữ nhật và để có thể đi vào sân trong này cần phải đi qua năm cửa bằng đá granit nằm ở mặt phía đông của nó. Một bệ thờ được đặt ở chính giữa của sân trong này và nó vẫn còn tồn tại cho tới ngày hôm nay. Bệ thờ này được xây dựng từ năm khối đá thạch cao tuyết hoa lớn, trong đó có một khối đá có hình dạng giống như ký tự chữ tượng hình biểu thị cho từ Ra và một khối đá khác có hình dạng giống như nét khắc biểu thị cho từ hotep. Chúng đã được sắp xếp để đọc thành Ra Hotep, có nghĩa là "Cầu mong cho Ra được hài lòng"[115]. Kí hiệu biểu thị cho từ Hotep còn mang nghĩa là "hiến tế" hay "bệ hiến tế" theo tiếng Ai Cập cổ đại, vì thế bệ thờ này còn mang nghĩa là bệ hiến tế dành cho thần Ra.[116]

Ở đoạn cuối phía Tây của khoảng sân hình chữ nhật này là một cột tháp khổng lồ, nó là một biểu tượng của thần mặt trời Ra. Nó được xây trên một bệ lớn với các cạnh dốc và một đỉnh vuông, trông giống như một kim tự tháp cụt, với chiều cao là 20 m (66 ft) và được xây dựng bằng đá vôi cùng đá granite màu đỏ quanh phần đế. Phần phía trên của cột tháp có chiều cao hơn 36 m (118 ft),[116] và được xây dựng hoàn toàn bằng đá vôi.[113]

Ngôi đền này được trang trí bằng rất nhiều các bức phù điêu tinh xảo, chúng miêu tả lễ hội Sed của Nyuserre, ngoài ra còn có một "nhà nguyện các mùa" nằm liền kề với phần bệ của cột tháp, nó cũng được trang trí bằng các phù điêu miêu tả hoạt động của con người trong suốt các mùa.[117][113]

Hoàn thành và khôi phục các công trình khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Phức hợp Kim tự tháp của Neferirkare

[sửa | sửa mã nguồn]
Kim tự tháp của Neferirkare ở Abusir

Kim tự tháp của Neferirkare đã được lên kế hoạch là sẽ lớn hơn đáng kể so với kim tự tháp của các tiên vương trước đó thuộc vương triều thứ Năm, mỗi cạnh đế của nó dài 105 m (344 ft) và chiều cao của nó là 72 m (236 ft). Mặc dù quá trình xây dựng vẫn đang tiến triển tốt vào thời điểm vị pharaon này qua đời, kim tự tháp trên còn chưa có lớp vỏ đá vôi bên ngoài và ngôi đền tang lễ đi kèm cũng vẫn chưa được xây dựng. Neferefre đã bắt đầu cho ốp lớp vỏ đá vôi lên bề mặt bên ngoài của kim tự tháp này và đã xây dựng phần móng của một ngôi đền bằng đá ở mặt phía đông kim tự tháp; Nyuserre sau đó đã hoàn thành khu phức hợp kim tự tháp của cha mình,[118] mặc dù vậy ông đã tiến hành một cách dè dặn hơn nhiều so với người anh trai của mình. Ông đã từ bỏ việc ốp hoàn toàn bề mặt ngoài của kim tự tháp này và hoàn thành ngôi đền tang lễ bằng những vật liệu ít tốn kém hơn so với loại thường được sử dụng cho các công trình như vậy. Các bức tường của nó được xây bằng gạch bùn chứ không phải là đá vôi và nền của nó là bằng đất sét.[119]Phần phía ngoài của ngôi đền bao gồm một cổng cột trụ và một sân cột, tất cả các cây cột trụ đều được làm bằng gỗ chứ không phải là đá granit như bình thường[119]. Không những vậy, ngôi đền cùng với kim tự tháp còn được bao quanh bởi một bức tường bằng gạch bùn. Con đường đắp dẫn đến ngôi đền tang lễ nằm ở dưới chân của kim tự tháp chưa bao giờ được xây dựng, ngoài ra không có bất cứ kim tự tháp vệ tinh nào khác được xây dựng và ngôi đền thung lũng đã bị bỏ dở, điều này có lẽ là do nguyên nhân về kinh tế.[120]Do đó, các tư tế của giáo phái thờ cúng Neferirkare đã phải sống ngay tại ngôi đền này, trong những ngôi nhà xây bằng gạch bùn và cói, chứ không phải là ở trong thị trấn kim tự tháp nằm gần thung lũng Nile.[120]

Kim tự tháp của Neferefre

[sửa | sửa mã nguồn]
Kim tự tháp dang dở của Neferefre

Quá trình xây dựng kim tự tháp của Neferefre chỉ mới vừa bắt đầu vào thời điểm Neferefre qua đời một cách đột ngột ở độ tuổi đầu 20. Vào thời điểm khi mà Nyuserre lên ngôi, chỉ mới có duy nhất một bậc trong phần lõi của kim tự tháp Neferefre là đã được hoàn thành. Phần nền móng được xây dựng trong một hố trống lớn nằm ở trung tâm của kim tự tháp cũng có thể chưa được hoàn thành. Nyuserre đã vội vã[121] hoàn tất kim tự tháp này bằng cách biến đổi nó theo kiểu thành một gò đất nguyên thủy[121]giống với một mastaba: các bức tường của lớp lõi đã được ốp bằng đá vôi và phần đỉnh của nó đã được lấp đầy bằng đất sét và đá lấy từ sa mạc địa phương.[122]

Ngôi đền tang lễ đi kèm vốn trước đó chỉ bao gồm một nhà nguyện nhỏ bằng đá được xây dựng bởi Shepseskare,[38]đã được hoàn thành dưới thời Nyuserre[96]. Ngôi đền này chạy dọc theo toàn bộ chiều dài 65 m (213 ft) của một cạnh kim tự tháp, nó được xây dựng bằng gạch bùn và còn có một đại sảnh cột thuộc hàng lâu đời của Ai Cập cổ đại, phần mái của nó được đỡ bởi các cột gỗ. Có một bức tượng lớn bằng gỗ của vị vua đã khuất được đặt trong sảnh đường này[96]. Nyuserre còn cho xây dựng các phòng kho nằm ở phía bắc của đại sảnh này, và ở phía đông của nó là "Thánh địa của dao", đây là nơi tiến hành các nghi lễ hiến tế bằng động vật. Một sân cột nằm án ngữ ngay tại lối vào của ngôi đền, nó được trang hoàng bằng hai cột trụ đá và 24 cột trụ gỗ.[96]

Phức hợp Kim tự tháp của Khentkaus II

[sửa | sửa mã nguồn]
Cận cảnh tàn tích ngôi đền tang lễ của Khentkaus

Quá trình xây dựng kim tự tháp và ngôi đền tang lễ của nữ hoàng Khentkaus II, thân mẫu của Nyuserre, đã bắt đầu trong thời kỳ trị vì của chồng bà nhưng nó đã bị đình chỉ vào năm trị vì thứ mười của ông ta[48]. Sau 12 năm trì hoãn,[123]Nyuserre Ini đã tái khởi động lại quá trình xây dựng nó và dành nhiều công sức[124]để hoàn thành phần lớn công trình này.[125][126]Động lực cho hành động này có thể là để nhằm hợp pháp hóa sự cai trị của ông sau khi Neferefre đột ngột qua đời.[127]

Kim tự tháp của Khentkaus nằm ở Abusir, ngay cạnh kim tự tháp của Neferirkare Kakai, chồng của bà.[124] Sau khi được hoàn thành, kim tự tháp này có chiều cao 17 m (56 ft), với chiều dài mỗi cạnh đáy là 25 m (82 ft) và nghiêng một góc 52 độ.[48]Dường như đã từng có một chiếc quách bằng đá granite đỏ được đặt trong căn phòng chôn cất của kim tự tháp này. Ngày nay, kim tự tháp này chỉ còn là một đống gạch vụn với chiều cao là 4 m (13 ft).[123]

Ngôi đền tang lễ của nữ hoàng nằm ở phía đông của kim tự tháp[123].Mặc dù ngày nay đã hoàn toàn đổ nát, ngôi đền này trước kia dường như đã được thiết kế theo kiểu mẫu của những ngôi đền tang lễ dành cho các vị vua[126], ví dụ như là có thêm một kim tự tháp vệ tinh,[128]và được sắp xếp theo trục Đông-Tây[48]. Ngôi đền này đã có được một sự độc lập nhất định về mặt hành chính[129]với ngôi đền của Neferirkare Kakai, tuy vậy chúng cũng đã có chung một vài nghi lễ tôn giáo,[130]nó vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chức năng của mình cho tới tận thời kỳ cuối vương triều thứ sáu, khoảng 300 năm sau khi Khentkaus qua đời.[48]

Ngôi đền thung lũng của Menkaure

[sửa | sửa mã nguồn]

Các cuộc khai quật khảo cổ học diễn ra vào năm 2012-2015 cho chúng ta biết được rằng Nyuserre Ini đã tiến hành quá trình xây dựng tại ngôi đền thung lũng của Menkaure, bằng chứng xác thực cho điều này đó chính là một số lượng lớn những vết dấu triện có khắc serekh của ông đã được phát hiện tại nơi đây[131][14]. Ngoài ngôi đền thung lũng của Menkaure, Nyuserre dường như cũng đã tỏ ra quan tâm hơn đến việc quản lý thị trấn kim tự tháp của Khafra và khôi phục lại giáo phái thờ cúng Menkaure cùng nữ hoàng Khentkaus I.[132] Theo Mark Lehner, vị nữ hoàng này có cùng tên với người mẹ của Nyuserre và giống như người mẹ của ông, bà ta cũng là mẹ của hai vị pharaon, điều này đã giúp cho Nyuserre tạo được một sự liên kết về mặt phả hệ để kết nối ông với các vị tiên vương của vương triều thứ tư[133]. John Nolan tin rằng sự tương đồng về địa vị cũng như tên tuổi của cả hai vị nữ hoàng Khentkaus đã được Nyuserre nhấn mạnh để nhằm hợp thức hóa sự cai trị của ông sau khoảng thời gian rối ren do cái chết bất ngờ của Neferefre gây ra.[134]

Tại ngôi đền thung lũng của Menkaure, Nyuserre đã mở rộng khu vực nhà phụ phía đông, tại đây ông đã cho xây dựng thêm hai hàng cột bằng đá thạch cao tuyết hoa,[131] ngoài ra ông còn cho xây dựng lại lối vào chính và tu sửa con đường đắp chạy từ ngôi đền thung lũng đến ngôi đền cao[135]. Không những vậy, Mark Lehner còn đưa ra giả thuyết cho rằng Nyuserre đã mở rộng phần chính điện của ngôi đền cao,[136][137]mà đáng chú ý đó là xây dựng thêm cho nó một tiền sảnh hình vuông với duy nhất một cột trụ trung tâm[131].

Ngôi đền mặt trời của Userkaf

[sửa | sửa mã nguồn]

Userkaf, vị vua sáng lập nên vương triều thứ năm, cũng là vị pharaon đầu tiên xây dựng một ngôi đền dành cho thần Ra ở Abu Gurob. Ngôi đền này được người Ai Cập cổ đại gọi là Nekhenre, có nghĩa là "Pháo đài của thần Ra", quá trình xây dựng nó được tiến hành qua bốn giai đoạn và dưới triều đại của ba vị pharaon. Đầu tiên, Userkaf đã cho xây dựng một gò đất lớn cùng với những bức tường bao quanh. Neferirkare Kakai sau đó đã biến đổi gò đất này thành một cột tháp granite và được xây trên một bệ lớn cùng với hai miếu thờ tượng nằm sát phần đế của nó. Hai giai đoạn cuối cùng của quá trình xây dựng được thực hiện dưới triều đại của Nyuserre. Đầu tiên, Nyuserre cho xây dựng thêm một hệ thống tường bao bằng đá vôi ở phía trong khoảnh sân sẵn có, mở rộng phần tường bao bên ngoài và có lẽ đã hoàn thành hoặc xây dựng toàn bộ ngôi đền thung lũng. Trong giai đoạn xây dựng cuối cùng, Nyuserre đã cho bao bọc bức tường phía trong bằng gạch bùn, xây thêm một bệ thờ và năm ghế đá dài ở giữa sân, và ngoài ra còn xây dựng thêm một nhà phụ cho ngôi đền[138].

Ngôi đền Satet

[sửa | sửa mã nguồn]

Một ngôi đền dành riêng cho nữ thần Satet, hiện thân của dòng nước lũ sông Nile, đã được xây dựng sớm nhất trên đảo Elephantine ở miền Nam Ai Cập là từ cuối thời kỳ Tiền triều đại khoảng năm 3200 TCN. Ngôi đền này đã được mở rộng và cải tạo nhiều lần từ giai đoạn Sơ kỳ triều đại trở đi và một lần nữa nó đã được xây dựng lại trong thời kỳ vương triều thứ năm, có thể là dưới triều đại của Nyuserre. Một tấm thẻ bằng sứ có khắc tên của Nyuserre đã được phát hiện tại nơi đặt đồ lễ cúng nằm phía dưới sàn của khu vực thiêng liêng.[139]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Cha mẹ và anh em ruột

[sửa | sửa mã nguồn]
Mảnh phù điêu gốm cho thấy nữ hoàng Khentkaus II đang ngồi trên ngai vàng, Bảo tàng Náprstek

Danh tính người mẹ của Nyuserre đa được xác định một cách chắc chắn: đó chính là nữ hoàng Khentkaus II, trong ngôi đền tang lễ của bà có một bức phù điêu chắp vá miêu tả cảnh bà đang đối mặt với người con trai của bà, Nyuserre, cùng với gia đình của ông.[140][141][142] Trên bức phù điêu này, cả Khentkaus và Nyuserre dường như được vẽ với cùng tỷ lệ.[141]

Như là hệ quả tất yếu, Nyuserre gần như chắc chắn chính là con trai của Neferirkare Kakai bởi vì Khentkaus II là nữ hoàng của Neferirkare.[143] Mối quan hệ này còn được biểu lộ thông qua vị trí kim tự tháp của Nyuserre ở Abusir nằm ngay sát bên kim tự tháp của Neferirkare, cũng như việc ông đã sử dụng lại các vật liệu từ những công trình chưa hoàn thành của Neferikare cho ngôi đền thung lũng của riêng ông [144].

Nyuserre chắc chắn đã có ít nhất một người anh em ruột: Neferefre, con trai của Neferirkare với Khentkaus II và cũng là anh trai của Nyuserre[145]. Bởi vì mối quan hệ giữa Shepseskare với Nyuserre hiện vẫn còn chưa rõ cho nên cả hai người có thể cũng là anh em ruột của nhau theo như giả thuyết của Roth,[146] mặc dù vậy giả thuyết đang chiếm ưu thế hiện nay cho rằng Shepseskare là con trai của Sahure và do đó ông ta là chú của Nyuserre. Cuối cùng, có thể ông vẫn còn một người anh em khác,[147], trẻ tuổi hơn[148]: Iryenre, một hoàng tử Iry-pat[note 20], giả thuyết về mối quan hệ này dựa trên thực tế đó là ông ta đã được thờ cúng cùng với mẹ của ông trong ngôi đền tang lễ của Khentkaus II[150][151].

Hôn phối

[sửa | sửa mã nguồn]
Lối vào kim tự tháp Lepsius XXIV, được tin là thuộc về một hoàng hậu của Nyuserre

Nyuserre Ini dường như đã có ít nhất hai vị hoàng hậu, điều này được chứng thực bởi hai kim tự tháp nhỏ nằm về phần cuối phía nam khu vực kim tự tháp ở Abusir [103]. Ngày nay chúng được biết đến với tên gọi là Lepsius XXIVLepsius XXV, đây là tên gọi của chúng được Lepsius ghi lại trong bản danh sách các kim tự tháp của ông, cả hai công trình này đều đã bị tàn phá nặng nề và tên vị chủ nhân của chúng đã không thể được xác định một cách chắc chắn[103]. Một trong hai vị hoàng hậu này có thể là Reptynub,[152] bà là người vợ duy nhất của Nyuserre được biết đến. Sự tồn tại của bà và mối quan hệ với Nyuserre đã được chứng minh nhờ vào một mảnh vỡ từ bức tượng của bà vốn được tạc từ đá thạch cao tuyết hoa[153][note 21], nó đã được tìm thấy trong ngôi đền thung lũng[154] thuộc khu phức hợp kim tự tháp của Nyuserre.[155] Bức phù điêu từ ngôi mộ của viên tể tướng Ptahshepses đã nhắc tới tước hiệu của một hoàng hậu, mặc dù tên của vị hoàng hậu này đã bị mất, thế nhưng tước hiệu này lại giống với tước hiệu mà Reptynub đã từng giữ[156], vì thế các nhà Ai Cập học đã cho rằng vị hoàng hậu được nhắc đến này chính là bà.[157][155]

Nyuserre và Reptynub có thể đã có một người con gái tên là công chúa Khamerernebty,[145][4][note 22]giả thuyết này dựa trên hai luận điểm đó là tước hiệu "Người con gái của đức Vua" cũng như cuộc hôn nhân của bà ta với Ptahshepses.[158][159]Tuy nhiên, điều này vẫn còn được xem như là một sự phỏng đoán cho tới khi nào có được những bằng chứng trực tiếp chứng minh cho mối quan hệ này.[156] Không những vậy, chỉ có duy nhất một bằng chứng về mối quan hệ giữa Reptynub và Khamerernebty được biết tới đó là những bức phù điêu đến từ ngôi mộ của Ptahshepses, và nếu Reptynub là mẹ của Khamerernebty[160] thì sự hiện diện của chúng sẽ là một điều bình thường[161][156]Hartwig Altenmüller còn đưa ra giả thiết cho rằng Nyuserre đã có hai người con gái khác nữa, và ông ta tin rằng họ đã được chôn ngay gần kim tự tháp của Nyuserre[4].

Chúng ta biết được rằng Nyuserre Ini có ít nhất một người con trai: người con trai cả hiện vẫn chưa rõ tên của ông,[162][163] hình ảnh của ông ta xuất hiện trên một vài mảnh phù điêu vỡ đến từ ngôi đền cao nằm trong khu phức hợp kim tự tháp của ông[155]. Ngoài tước hiệu Iry-pat và "Người con trai cả của đức Vua", ông ta dường như đã giữ hai tước hiệu của tầng lớp tư tế: "Thầy Tư tế"[164]và "tư tế của Min"[note 23][165]. Mặc dù tên gọi của người con trai cả đã bị mất, Michel Baud quan sát thấy rằng trên một mảnh phù điêu vỡ có một ký tự "r[e]", nó có thể là một phần trong tên của vị hoàng tử này. Nếu vậy thì tên của ông ta sẽ hoàn toàn khác biệt với tên của Menkauhor Kaiu, vị vua kế vị Nyuserre[167].

Mối quan hệ chính xác giữa Nyuserre và Menkauhor hiện vẫn chưa rõ ràng nhưng thông qua những bằng chứng gián tiếp đến từ mastaba của Khentkaus III, vốn được phát hiện vào năm 2015, đã giúp củng cố giả thuyết cho rằng Menkauhor là con trai của Neferefre và do đó là cháu trai của Nyuserre chứ không phải là con trai của ông[168]. Khentkaus được gọi là "Người vợ của đức Vua" và "Người mẹ của đức vua" trong những dòng chữ khắc được các công nhân xây dựng ngôi mộ để lại. Cùng với đó là vị trí của mastaba này lại nằm gần kim tự tháp của Neferefre, do đó người chồng của bà có thể chính là vị pharaoh này [169][170]Bởi vì bà còn là người mẹ của một vị vua khác và còn vì Nyuserre là anh trai của Neferefre, do đó người con trai được đề cập đến có lẽ là vị vua tương lai Menkauhor Kaiu, ông ta đã kế vị người chú của mình sau này[168].

Dù sao đi nữa, sự kế vị của Nyuserre dường như đã diễn ra suôn sẻ. Một con dấu có khắc cả tên của Nyuserre và Menkauhor đã được tìm thấy trong ngôi đền tang lễ của Khentkaus II, người mẹ của Nyuserre.[171][172] Một con dấu khác nữa được cho là có cả tên của Nyuserre và Djedkare trên đó, Djedkare Isesi là vị vua kế vị thứ hai của Nyuserre [173][172]Tất cả những con dấu này đều cho thấy rằng dường như Menkauhor và Djedkare đã không xem Nyuserre là một kẻ tiếm vị.[174][175][176]

Bức tượng không rõ lai lịch của Nyuserre Ini, ngày nay nằm tại Bảo tàng Ai Cập[note 24]

Vì là một pharaon, Nyuserre Ini đã có được một giáo phái thờ cúng dành riêng cho mình được thiết lập sau khi ông qua đời. Thuật ngữ "giáo phái tang lễ" là cách gọi chung cho các hoạt động tôn giáo khác nhau thuộc về hai trường phái điển hình. Trường phái thứ nhất là giáo phái chính thức được tiến hành trong khu phức hợp tang lễ của nhà vua và được chu cấp nhờ vào các điền trang nông nghiệp mà đã được thiết lập dưới thời trị vì của Nyuserre. Giáo phái này chủ yếu tồn tại đến hết thời kỳ Cổ vương quốc, nhưng nó cũng đã kéo dài ít nhất cho đến tận thời kỳ vương triều thứ mười hai trong giai đoạn Trung Vương quốc,[178]vào thời điểm này vẫn còn có một vị tư tế phục sự trong ngôi đền tang lễ của Nyuserre[179]. Tuy nhiên vào giai đoạn sau đó, giáo phái chính thức này đã bị thu hẹp lại và Nyuserre đã được thờ cúng như là một tổ tiên của hoàng gia, một "phiên bản hạn chế của việc thờ cúng các vị thần" theo như Jaromir Malek viết,[180]nó được biểu hiện thông qua việc hiến dâng các bức tượng và việc biên soạn các bản danh sách những vị vua được tôn kính[181].

Tồn tại song song với giáo phái chính thức còn có những giáo phái riêng lẻ khác của các tín đồ ngoan đạo, họ tôn kính Nyuserre như một "vị thánh", một người giữ vai trò trung gian giữa các tín đồ với những vị thần.[180]Giáo phái bình dân này đã phát triển một cách tự phát, có lẽ bởi vì do kim tự tháp của Nyuserre nằm gần với Memphis[180] hoặc có liên quan đến việc Nyuserre sử dụng tên gọi lúc sinh ra của ông là Iny,[182]​​và nó có thể bao gồm cả việc cầu khẩn và tế lễ các bức tượng của nhà vua hoặc trong ngôi đền tang lễ của ông.[180]Do đó, các dấu tích khảo cổ của giáo phái này rất khó phân biệt[183], không những vậy địa vị đặc biệt này của Nyuserre còn được thể hiện thông qua một số cách thức tôn giáo khác như việc tên của ông được nhắc đến trong những lời cầu khấn cũng như trong tên riêng của những cá nhân khác, đặc biệt là vào thời kỳ Trung vương quốc, những tên gọi đi cùng với "Iny" bao gồm như Inhotep, Inemsaf, Inankhu và nhiều tên gọi khác nữa.[184]Mặc dù ban đầu sự tôn kính Nyuserre vốn là một hiện tượng địa phương xuất phát từ Abusir, Saqqara và các khu vực xung quanh,[180]cuối cùng thì nó có lẽ cũng đã vươn xa ra khỏi biên giới Ai Cập, tới tận Sinai, Byblos và Nubia và ở những nơi này các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những mảnh vỡ của các bức tượng, bình chậu và bia đá có khắc tên của Nyuserre[185].

Thời kỳ Cổ vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới thời kỳ Cổ vương quốc, những điền trang nông nghiệp vốn được thiết lập dưới triều đại của Nyuserre Ini đã sản xuất ra các sản vật nông nghiệp cung cấp cho giáo phái tang lễ của ông[186]. Tên của một số điền trang này đã được tìm thấy trên những bức tường của các ngôi mộ ở Saqqara hoặc trong ngôi đền tang lễ của Nyuserre[186], chẳng hạn như "Con Đường của Ini"[note 25]và "Lễ vật của Ini"[note 26]. Một số lãnh địa Ḥwt của nhà vua, bao gồm những điền sản thuộc sở hữu của ngôi đền tang lễ của Nyuserre[189], cũng đã được biết đến như: "Hathor cầu ước cho Nyuserre sống mãi", [note 27] "Horus cầu ước cho Nyuserre sống mãi",[note 28]"Bastet cầu ước cho Nyuserre sống mãi",[note 29] và "Ptah mong muốn Nyuserre sống mãi"[note 30] Một số vị tư tế đã từng phục sự trong khu phức hợp kim tự tháp và ngôi đền mặt trời của Nyuserre mãi cho tới thời điểm cuối vương triều thứ Sáu cũng đã được biết đến thông qua các ngôi mộ của họ, điều này chứng tỏ rằng giáo phái tang lễ chính thức này đã tồn tại đến hết thời kỳ Cổ vương quốc.[183]

Ngoài ra, Nyuserre còn nhận được sự quan tâm đặc biệt đến từ ít nhất hai vị vua đã kế vị ông trong thời kỳ này: Djedkare Isesi đã khôi phục hoặc hoàn thành ngôi đền tang lễ của ông,[note 31][195]Pepi II Neferkare đã cho dựng một khung cửa có khắc một dòng chữ đề cập đến cả lễ hội Sed đầu tiên của ông ta và Nyuserre ở tại ngôi đền thung lũng.[195][note 32]

Thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất

[sửa | sửa mã nguồn]
Đầu tượng của một vị vua, có lẽ là Nyuserre[3]

Nyuserre là một trong số ít những vị vua của thời kỳ Cổ vương quốc mà còn có bằng chứng cho thấy giáo phái tang lễ vẫn tiếp tục tồn tại liên tục trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất,[note 33] khi mà chính quyền trung ương của các vị pharaon đã bị sụp đổ và vương quốc Ai Cập đang trong tình trạng hỗn loạn[182][197]. Các ngôi mộ của hai vị tư tế Heryshefhotep I và II sống trong thời kỳ này,[note 34]đã đề cập đến vai trò và bổn phận của họ trong việc tổ chức các nghi lễ thờ cúng Nyuserre, và chứng kiến ​​sự tồn tại của giáo phái tang lễ chính thức[201].

Ảnh hưởng của việc sùng bái và tôn kính Nyuserre một cách rộng rãi đã phát triển song song cùng với giáo phái thờ cúng chính thức trong suốt thời kỳ này, ví dụ như được biểu hiện thông qua những dòng chữ khắc trong ngôi mộ của một người có tên là Ipi, ông ta muốn được "tôn trọng trước Iny",[note 35] một thuật ngữ mà trong đó Nyuserre giữ vai trò bình thường vốn là dành cho các vị thần.[202]Những bằng chứng tương tự chứng minh cho địa vị của Nyuserre cũng đã được tìm thấy trong các ngôi mộ có niên đại vào đầu thời kỳ Trung Vương quốc, chẳng hạn như trên chiếc rương xác ướp của một người tên là Inhotep, có nhắc đến rằng ông ta sẽ được "tôn trọng trước Osiris, chúa tể của sự sống, và Iny, chúa tể của sự tôn kính "[note 36]

Thời kỳ Trung Vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời kỳ Trung Vương quốc đã chứng kiến sự suy tàn của giáo phái thờ cúng Nyuserre. Bằng chứng đến từ thời kỳ này là từ những công trình được vua Senusret I cho thực hiện tại ngôi đền Karnak, ông ta đã dâng hiến một số bức tượng của các vị vua thời Cổ vương quốc [181], trong đó có ít nhất một bức tượng của Nyuserre,[note 37]cho một giáo phái thờ cúng Amun và các vị tổ tiên của hoàng gia.[205]Đồng thời, dưới thời kỳ vương triều thứ Mười Hai, nhiều ngôi đền tang lễ của thời Cổ vương quốc đã bị phá dỡ một cách rộng rãi để lấy nguồn vật liệu dùng của chúng tái sử dụng cho các công trình xây dựng khác, mà nổi bật nhất trong số đó là các phức hợp kim tự tháp của Amenemhat ISenusret I.[180] Những sự kiện trên diễn ra cùng thời với cuộc đời của vị tư tế cuối cùng phục sự trong giáo phái thờ cúng chính thức của Nyuserre, một người tên là Inhotep[201]. Tất cả các sự kiện trên còn ngầm cho thấy rằng hoàng gia đã tỏ ra không còn quan tâm đến những giáo phái thờ cúng các vị vua thời Cổ vương quốc vốn được nhà nước bảo trợ nữa.[180]

Tân Vương quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Một phần trong bản danh sách vua Karnak dưới thời Thutmosis III, Nyuserre là vị vua thứ Tư đang ngồi thuộc hàng trên cùng

Sự tôn kính Nyuserre vốn phổ biến trong giai đoạn trước đó vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến những giáo phái tồn tại trong thời kỳ Tân Vương Quốc. Điều này được minh hoạ rõ nhất trong bản danh sách vua Karnak, nó được biên soạn dưới thời Thutmosis III để nhằm mục đích tôn vinh các vị tổ tiên của hoàng gia và gồm cả đồ hình ghi rõ "Iny" để chỉ Nyuserre. Điều này là một sự bất bình thường, bởi vì đồ hình thường chỉ bao gồm tên gọi khi lên ngôi của nhà vua hơn là tên được đặt lúc sinh ra, lý do cho tên gọi "Iny" có thể được lựa chọn ở đây là bởi vì với tên gọi này Nyuserre đã được tôn sùng và đã được phong thần.[33]

Sau này, trong suốt thời kỳ Ramesses, các bức tượng của những vị pharaon thời Cổ Vương quốc bao gồm cả một bức tượng của Nyuserre Ini đã được lưu giữ trong một cachette (một nơi cất giấu) ở ngôi đền Ptah tại Memphis, điều này cho thấy rằng chúng vẫn tiếp tục được sử dụng vào các mục đích tôn giáo cho tới tận thời điểm đó[206]. Cũng trong khoảng thời gian này, công cuộc khôi phục các công trình trên quy mô lớn ở Abusir và Saqqara đã được thực hiện trong suốt triều đại của Ramses II và dưới sự chỉ đạo của hoàng tử Khaemweset. Ngôi đền mặt trời của Nyuserre cũng nằm trong số những di tích được hưởng lợi từ quá trình này[207].

Thời kỳ Chuyển Tiếp Thứ Ba

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong giai đoạn cuối thời kỳ Chuyển tiếp thứ ba, các ngôi đền tang lễ của thời Cổ Vương quốc đã được khôi phục nhờ vào sự quan tâm mà trước tiên là đến phong cách Cổ điển của các vị vua thuộc vương triều thứ Hai mươi lăm của Ai Cập (khoảng 760-656 TCN)[208]. Đặc biệt, vua Taharqa (khoảng 690-664 TCN) đã cho sao chép lại những bức phù điêu dựa theo các ngôi đền của Sahure, Nyuserre và Pepi II tại ngôi đền Amun của Gem-Aten ở Karnak trong suốt quá trình ông ta cho phục chế tại đó[208].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Proposed dates for Nyuserre's reign: 2474–2444 BCE,[1][2][3] 2470–2444 BCE,[4] 2465–2435 BCE,[5] 2453–2422 BCE,[6] 2453–2420 BCE,[7] 2445–2421 BCE,[8][9][10] 2445–2414 BCE,[11] 2420–2389 BCE,[12] 2402–2374 BCE,[13][14] 2398–2388 BCE.[15] In a 1978 work, the Egyptologist William C. Hayes credited Nyuserre with 30+2(?) years of reign, starting c. 2500 BCE.[16]
  2. ^ The only date known reliably in relation with Nyuserre Ini comes from radiocarbon dating of a piece of wood discovered in the mastaba of Ptahshepses, a vizier and son in law of Nyuserre. The wood was dated to 2465–2333 BCE.[17][18]
  3. ^ Numerous artefacts and architectural elements either bearing Nyuserre's nomen, prenomen or serekh or simply contemporary with his reign have been unearthed. These are now scattered throughout the world in many museums including the Boston Museum of Fine Arts,[24] Brooklyn Museum,[25] Los Angeles County Museum of Art,[3] Metropolitan Museum of Art,[26] Petrie Museum,[27][28] the Egyptian Museum of Cairo and many more.
  4. ^ Neferefre was the eldest son of Neferirkare with queen Khentkaus II,[43][1][4] as shown by a relief on limestone slab depicting Neferirkare and his wife Khentkaus with "the king's eldest son Ranefer", the future pharaoh Neferefre.[43] At the same time, Nyuserre Ini undertook numerous construction works in the mortuary temple of Khentkaus II, who bore the title of "Mother of Two Kings of Upper and Lower Egypt", indicating that two of her sons ascended the throne. See below for a detailed discussion.
  5. ^ That is, Neferefre and Nyuserre Ini.
  6. ^ Verner proposes that he received the title upon marrying Nyuserre's daughter.[51]
  7. ^ During the Old Kingdom, Ancient Egyptians did not have a system of absolute dating as we do today, rather they counted years from the beginning of a king's reign and gave them names relating to important events that occurred or would occur during this year. The most important such event was the cattle count, and many documents and inscriptions thus mentions the year of the Xth cattle count under king Y. In the case of Nyuserre, the latest such event attested in a document contemporaneous with his reign is the 8th cattle count, that is at most Nyuserre's 16th year on the throne.[55]
  8. ^ Between his 1985 book on the Egyptian administration and his 2005 book on Egyptian texts of the Old Kingdom, Nigel Strudwick has changed his opinion on Nyuserre's reign length and now credits him with 31 years on the throne.[11]
  9. ^ Ryholt writes "Nyuserre's reign is damaged. There is a distinct trace of a 10, 20 or 30, followed by a stroke after which the papyrus breaks off. Accordingly, the possibilities are 11–14, 21–24, and 31–34 years [for Nyuserre], and not just 24 years" as is conventionally assumed.[34]
  10. ^ Verner writes that such scenes are part of a standard decoration program for the funerary complex of the king: "Beautiful reliefs with the scenes of the sed-festival from this sun temple are occasionally considered as indirect evidence of a long reign for this king. Generally, the historical authenticity [...] of such reliefs is doubted since the sed-festival scenes very probably belonged in the Old Kingdom to the standard 'Bildprogram' of the royal funerary monuments.[17]
  11. ^ Joyce Tyldesley instead sees the reign of Djedkare Isesi as the very beginning of the decline in the importance of the king,[67] given the decentralisation stemming from his reforms. Yet for Nigel Strudwick and Klaus Baer, these reforms were precisely undertaken as a reaction to the rapid growth of the central administration[68] which had amassed too much political or economic power[69] in the eyes of the king.[70]
  12. ^ This situation went unchecked until the reign of Nyuserre's second successor Djedkare Isesi, who implemented the first comprehensive reforms of the system of ranking titles and thus of the administration.[71]
  13. ^ Catalogue number Cairo JE 38570.[79]
  14. ^ Egyptian Mnṯjw
  15. ^ The primary example of Old Kingdom gneiss statue is the Khafre Enthroned
  16. ^ Transliteration Mn-s.wt-Nj-wsr-Rˁ.[97]
  17. ^ Ancient Egyptian transliteration: rś mrwj, variously translated as "The two are watchful / vigilant / alert".[106]
  18. ^ Transliteration Šsp-jb-Rˁ.[97]
  19. ^ As noted in this article, Lehner states that Userkaf's sun temple underwent a similar transformation,[113] albeit less total, while Grimal and von Beckerath emphasise the uniqueness of the Shesepibre in this respect.[111][110]
  20. ^ Often translated as "Hereditary prince" or "Hereditary noble" and more precisely "Concerned with the nobility", this title denotes a highly exalted position.[149]
  21. ^ The statuette is now in the Egyptian Museum, Berlin, under the catalogue number 17438.[154]
  22. ^ Known more completely as Khamerernebty A in modern Egyptology, a denomination aimed at distinguishing her from later Khamerernebtys. For the same reason, Ptahshepses is known as Ptahshepses B.[158]
  23. ^ In Egyptian sm3-Mnw, meaning Sema priest of Min.[165][166]
  24. ^ Catalogue number CG 38, the statue is 65 cm (26 in) high.[177]
  25. ^ Ancient Egyptian Mṯn-Ini.[187]
  26. ^ Ancient Egyptian Ḥtpwt-Ini[188]
  27. ^ Ancient Egyptian ḥwt Ny-wsr-Rˁ mr Ḥwt-Ḥr ˁnḫ Ny-wsr-Rˁ.[190]
  28. ^ Ancient Egyptian ḥwt Ny-wsr-Rˁ mr Ḥr ˁnḫ Ny-wsr-Rˁ.[191]
  29. ^ Ancient Egyptian ḥwt Ny-wsr-Rˁ mr B3stt ˁnḫ Ny-wsr-Rˁ.[192]
  30. ^ Ancient Egyptian mr Ptḥ ˁnḫ Ny-wsr-Rˁ.[193]
  31. ^ This is witnessed by a fragmentary inscription where Djedkare claims to have undertaken works in Nyuserre's temple. The block bearing the inscription is currently housed in the Berlin Museum, under the catalogue No. 17933.[194]
  32. ^ The fragmented jamb is now in the Berlin Museum, catalogue No. 17934.[196]
  33. ^ The Old Kingdom kings whose funerary cult continued to exist during the First Intermediate period are, according to Jaromir Malek, Nyuserre and Teti.[197] Antonio Morales adds Unas to this list,[182] but this is contested by Malek, who sees Unas' funerary cult during the Middle Kingdom as a revival rather than a continuation of existing practices.[198]
  34. ^ Malek states that these priests date "probably" to the late Eleventh Dynasty, that is early Middle Kingdom,[199] but does not exclude the possibility of an earlier date, in First Intermediate Period.[200]
  35. ^ Ancient Egyptian jm3ḫw ḫr Jnjj.[202]
  36. ^ Ancient Egyptian jm3ḫ(w) ḫr Wsir nb ˁnḫ Jnj nb jm3ḫ.[203]
  37. ^ The statue in question is fragmentary, the lower half being now in the Egyptian Museum of Cairo under the catalogue number CG 42003 and the upper half in the Rochester Memorial Art Gallery, catalogue no. 42.54.[204] The lower part of a black granite statue of Nyuserre, now in the British museum under the catalogue number BM EA 870, may come from Karnak as well.[205]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Verner 2001b, tr. 589.
  2. ^ Hawass & Senussi 2008, tr. 10.
  3. ^ a b c LACMA 2016.
  4. ^ a b c d e f g h Altenmüller 2001, tr. 599.
  5. ^ Encyclopædia Britannica 2016.
  6. ^ Clayton 1994, tr. 60.
  7. ^ Ziegler 2007, tr. 215.
  8. ^ Malek 2000a, tr. 100.
  9. ^ Rice 1999, tr. 141.
  10. ^ Van de Mieroop 2011, tr. 55.
  11. ^ a b Strudwick 2005, tr. xxx.
  12. ^ a b von Beckerath 1999, tr. 283.
  13. ^ a b Hornung 2012, tr. 491.
  14. ^ a b Nolan 2012, tr. 3.
  15. ^ a b Strudwick 1985, tr. 3.
  16. ^ Hayes 1978, tr. 58.
  17. ^ a b c d e Verner 2001a, tr. 404.
  18. ^ von Beckerath 1997, tr. 56.
  19. ^ Clayton 1994, tr. 61.
  20. ^ a b Leprohon 2013, tr. 40.
  21. ^ Leprohon 2013, tr. 40, see also footnote 59.
  22. ^ von Beckerath 1999, tr. 59.
  23. ^ a b Leprohon 2013, tr. 40, see also footnote 58.
  24. ^ Boston Museum of fine Arts 2016.
  25. ^ a b Brooklyn Museum 2016.
  26. ^ Metropolitan Museum of Art 2016.
  27. ^ Petrie Museum 2016, UC11103.
  28. ^ Digital Egypt for Universities 2016.
  29. ^ Mariette 1885, tr. 294–295.
  30. ^ de Rougé 1918, tr. 89.
  31. ^ Mariette 1885, tr. 242–249.
  32. ^ de Rougé 1918, tr. 88.
  33. ^ a b Morales 2006, tr. 320.
  34. ^ a b c Ryholt 1997, tr. 13.
  35. ^ Mariette 1864, tr. 4, pl. 17.
  36. ^ a b Waddell 1971, tr. 51.
  37. ^ a b Verner 2001a, tr. 401.
  38. ^ a b Baker 2008, tr. 427–428.
  39. ^ von Beckerath 1999, tr. 56–59.
  40. ^ Verner 2000.
  41. ^ Verner 2001a.
  42. ^ Verner 2001b.
  43. ^ a b Verner 1985, tr. 282.
  44. ^ a b Verner 2000, tr. 589.
  45. ^ Krejčí, Arias Kytnarová & Odler 2015, tr. 40.
  46. ^ Verner 2000, tr. 596–597.
  47. ^ Verner 1980b, tr. 266–267.
  48. ^ a b c d e f Lehner 2008, tr. 146.
  49. ^ Baud 1999b, tr. 451.
  50. ^ a b c d Strudwick 1985, tr. 89.
  51. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 189.
  52. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 180.
  53. ^ a b Verner 1976, tr. 672.
  54. ^ Brovarski 2001, tr. 12.
  55. ^ Verner 2001a, tr. 416.
  56. ^ a b Hornung 2012, tr. 484.
  57. ^ Gardiner 1959.
  58. ^ Grimal 1992, tr. 77.
  59. ^ Borchardt 1913, Blatt 45.
  60. ^ Richter 2013.
  61. ^ Rice 1999, tr. 173.
  62. ^ Bissing, Kees & Borchardt 1905–1928, vol. 2: pl. 15 p. 38; vol. 3: pl. 9 p. 193, pl. 10 pp 198 & 201–204.
  63. ^ a b Brovarski 2001, tr. 98.
  64. ^ Strudwick 1985, tr. 338.
  65. ^ a b Altenmüller 2001, tr. 597.
  66. ^ a b c Strudwick 1985, tr. 337.
  67. ^ Tyldesley 2005, tr. 238.
  68. ^ Strudwick 1985, tr. 340.
  69. ^ Strudwick 1985, tr. 341.
  70. ^ Baer 1960, tr. 297 & 300.
  71. ^ Strudwick 1985, tr. 339.
  72. ^ Wilkinson 2000, tr. 1.
  73. ^ a b Grimal 1992, tr. 58.
  74. ^ Van de Mieroop 2011, tr. 65.
  75. ^ Dunand 1939, tr. 280.
  76. ^ Porter, Moss & Burney 1951, tr. 390.
  77. ^ Hayes 1978, tr. 67.
  78. ^ Mumford 1999, tr. 875–876.
  79. ^ a b Strudwick 2005, tr. 136, text 58.
  80. ^ Tallet 2015, tr. 41 & 60.
  81. ^ Tallet 2015, tr. 39.
  82. ^ Shaw 2003, tr. 451.
  83. ^ a b Smith 1949, tr. 58.
  84. ^ Hayes 1978, tr. 115.
  85. ^ Hayes 1978, tr. 66.
  86. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 146–147 & 148–149.
  87. ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 424.
  88. ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 421.
  89. ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 394.
  90. ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 422.
  91. ^ Smith 1949, pl. 126d & e; fig. 130b.
  92. ^ Brovarski 2001, tr. 158.
  93. ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 141.
  94. ^ Verner 2000, tr. 586, footnote 15d.
  95. ^ Verner 2000, tr. 586, footnote 15.
  96. ^ a b c d e f g Lehner 2008, tr. 148.
  97. ^ a b Zibelius-Chen 1978, tr. 97–98 & 232–234.
  98. ^ a b Grimal 1992, tr. 116.
  99. ^ Grimal 1992, tr. 117.
  100. ^ a b c d e Lehner 2008, tr. 149.
  101. ^ Verner 1997a, tr. 316.
  102. ^ a b c d e Verner 2007.
  103. ^ a b c d Verner & Zemina 1994, tr. 83.
  104. ^ a b c d e Krejčí 2005.
  105. ^ Strouhal, Černý & Vyhnánek 2000, tr. 549–550.
  106. ^ Magdolen 2008, tr. 211.
  107. ^ Magdolen 2008, tr. 205.
  108. ^ Bissing, Kees & Borchardt 1905–1928, Band 1: Der Bau.
  109. ^ Janák, Vymazalová & Coppens 2010, tr. 441–442.
  110. ^ a b c von Beckerath 1982, tr. 517–518.
  111. ^ a b c d Grimal 1992, tr. 78.
  112. ^ Goelet 1999, tr. 86.
  113. ^ a b c d e f g h Lehner 2008, tr. 151.
  114. ^ Reliefs in the Petrie Museum 2017.
  115. ^ Lehner 2008, tr. 152.
  116. ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 110.
  117. ^ Bissing 1955, pl. I–XXIII.
  118. ^ Lehner 2015, tr. 293.
  119. ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 77–79.
  120. ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 79.
  121. ^ a b Verner 2001a, tr. 400.
  122. ^ Lehner 2008, tr. 147.
  123. ^ a b c Verner & Zemina 1994, tr. 123.
  124. ^ a b Baud 1999b, tr. 553.
  125. ^ Verner 1980b, tr. 250–252 & 265–267.
  126. ^ a b Baud 1999b, tr. 554.
  127. ^ Roth 2001, tr. 317.
  128. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 143–163.
  129. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 133–142.
  130. ^ Posener-Kriéger 1976, tr. 532.
  131. ^ a b c Lehner 2015, tr. 292.
  132. ^ Nolan 2012, tr. 4.
  133. ^ Lehner 2011, tr. 13.
  134. ^ Nolan 2012, tr. 4–5.
  135. ^ Lehner 2015, tr. 306.
  136. ^ Lehner và đồng nghiệp 2011, tr. 175–176.
  137. ^ Lehner 2011, tr. 12–13.
  138. ^ Lehner 2008, tr. 150.
  139. ^ Dreyer 1986, tr. 93 & 148–149, no. 426.
  140. ^ Verner 1980a, tr. 161, fig. 5.
  141. ^ a b Baud 1999a, tr. 234.
  142. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 126.
  143. ^ Baud 1999a, tr. 335.
  144. ^ Grimal 1992, tr. 77–78.
  145. ^ a b Dodson & Hilton 2004, tr. 64.
  146. ^ Roth 2001, tr. 106.
  147. ^ Schmitz 1976, tr. 29.
  148. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 171.
  149. ^ Strudwick 2005, tr. 27.
  150. ^ Baud 1999b, tr. 418, see n. 24.
  151. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 70.
  152. ^ Baud 1999b, tr. 486.
  153. ^ Borchardt 1907, tr. 25, 109, fig. 88.
  154. ^ a b Baud 1999b, tr. 485.
  155. ^ a b c Baud 1999a, tr. 233.
  156. ^ a b c Callender 1992, tr. 115.
  157. ^ Verner 2001a, tr. 403.
  158. ^ a b Dodson & Hilton 2004, tr. 68–69.
  159. ^ Verner & Zemina 1994, tr. 183.
  160. ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 69.
  161. ^ Vachala 1979, tr. 176.
  162. ^ Baud 1999a, tr. 326.
  163. ^ Baud 1999b, tr. 621–622.
  164. ^ Baud 1999b, tr. 621.
  165. ^ a b Baud 1999a, tr. 297.
  166. ^ Baud 1999b, tr. 665.
  167. ^ Baud 1999b, tr. 622.
  168. ^ a b Discovery of the tomb of Khentkaus III 2015, Charles University website.
  169. ^ The Express Tribune 2015.
  170. ^ Verner 2014, tr. 58.
  171. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 121.
  172. ^ a b Baud 1999a, tr. 9.
  173. ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 129.
  174. ^ Munro 1993, tr. 17–19.
  175. ^ Altenmüller 1990, tr. 1–2 & 5.
  176. ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 57–58.
  177. ^ Borchardt 1911, tr. 36, num. 38.
  178. ^ Morales 2006, tr. 314.
  179. ^ Morales 2006, tr. 340.
  180. ^ a b c d e f g Malek 2000b, tr. 257.
  181. ^ a b Grimal 1992, tr. 180.
  182. ^ a b c Morales 2006, tr. 313.
  183. ^ a b Morales 2006, tr. 333.
  184. ^ Morales 2006, tr. 337.
  185. ^ Morales 2006, tr. 339–340.
  186. ^ a b Morales 2006, tr. 318–319, footnote 26.
  187. ^ Brovarski 2001, tr. 55.
  188. ^ Brovarski 2001, tr. 70.
  189. ^ Brewer & Teeter 1999, tr. 52.
  190. ^ Jacquet-Gordon 1962, tr. 157, num. 25.
  191. ^ Jacquet-Gordon 1962, tr. 156, num. 18.
  192. ^ Jacquet-Gordon 1962, tr. 155, num. 16.
  193. ^ Morales 2006, tr. 319, footnote 26.
  194. ^ Borchardt 1907, tr. 157–158, fig. 131.
  195. ^ a b Morales 2006, tr. 317.
  196. ^ Borchardt 1907, tr. 158–159, fig. 132.
  197. ^ a b Malek 2000b, tr. 245.
  198. ^ Malek 2000b, tr. 250 & 256.
  199. ^ Malek 2000b, tr. 248.
  200. ^ Malek 2000b, tr. 246.
  201. ^ a b Morales 2006, tr. 336.
  202. ^ a b Morales 2006, tr. 318.
  203. ^ Morales 2006, tr. 326.
  204. ^ Bothmer 1974.
  205. ^ a b Morales 2006, tr. 321.
  206. ^ Morales 2006, tr. 322.
  207. ^ Wildung 1969, tr. 170.
  208. ^ a b Grimal 1992, tr. 348.
AFP (ngày 4 tháng 1 năm 2015). “Tomb of previously unknown pharaonic queen found in Egypt”. The Express Tribune. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015.
Altenmüller, Hartwig (1990). “Bemerkungen zur Gründung der 6. Dynastie”. Hildesheimer Ägyptologische Beiträge. Festschrift Jürgen von Beckerath zum 70. Geburtstag am 19. Februar 1990 (bằng tiếng Đức). Hildesheim: Pelizaeus-Museum. 30: 1–20.
Altenmüller, Hartwig (2001). “Old Kingdom: Fifth Dynasty”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 597–601. ISBN 978-0-19-510234-5.
Baer, Klaus (1960). Rank and Title in the Old Kingdom. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-03412-6.
Baker, Darrell (2008). The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC. Stacey International. ISBN 978-1-905299-37-9.
Baud, Michel; Dobrev, Vassil (1995). “De nouvelles annales de l'Ancien Empire Egyptien. Une "Pierre de Palerme" pour la VIe dynastie” (PDF). Bulletin de l'Institut Francais d'Archeologie Orientale (BIFAO) (bằng tiếng Pháp). 95: 23–92. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Baud, Michel (1999a). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 1 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/1 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
Baud, Michel (1999b). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 2 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/2 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
Bissing, Friedrich Wilhelm von; Kees, Hermann; Borchardt, Ludwig (1905–1928). Das Re-Heiligtum des Königs Ne-Woser-Re (Rathures), I, II, III (bằng tiếng Đức). Leipzig: J.C. Hinrichs. OCLC 78854326.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
Bissing, Friedrich Wilhelm von (1955). “La chambre des trois saisons du sanctuaire solaire du roi Rathourès (Ve dynastie) à Abousir”. Annales du Service des Antiquités de l'Égypte. 53: 319–338.
Borchardt, Ludwig (1907). Das grabdenkmal des königs Ne-user-reʻ. Ausgrabungen der Deutschen orient-gesellschaft in Abusir 1902–1904 (bằng tiếng Đức). Leipzig: J.C. Hinrichs. OCLC 6724337.
Borchardt, Ludwig (1911). Catalogue Général des Antiquités Égyptiennes du Musée du Caire Nos 1–1294. Statuen und Statuetten von Königen und Privatleuten. Teil 1 (PDF) (bằng tiếng Đức). Berlin: Reichsdruckerei. OCLC 71385823. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
Borchardt, Ludwig (1913). Das Grabdenkmal des Königs S'aḥu-Re (Band 2): Die Wandbilder: Abbildungsblätter (bằng tiếng Đức). Leipzig: Hinrichs. ISBN 978-3-535-00577-1.
Bothmer, Bernard V. (1974). “The Karnak statue of Ny-user-ra: Membra dispersa IV”. Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts Abteilung Kairo. Mainz am Rhein: Philip von Zabern. 30: 165–170.
Brewer, Douglas J.; Teeter, Emily (1999). Egypt and the Egyptians. Cambridge, New York: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-44518-4.
Brovarski, Edward (2001). Der Manuelian, Peter; Simpson, William Kelly (biên tập). The Senedjemib Complex, Part 1. The Mastabas of Senedjemib Inti (G 2370), Khnumenti (G 2374), and Senedjemib Mehi (G 2378). Giza Mastabas. 7. Boston: Art of the Ancient World, Museum of Fine Arts. ISBN 978-0-87846-479-1. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
Callender, Vivienne (1992). “Volume III: A prosopographical register of the wives of Egyptian kings (Dynasties I-XVII)”. The wives of the Egyptian kings: dynasties I-XVII (Ph.D.). Macquarie University. OCLC 221450400. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ 2019-04-07 tại Wayback Machine
Clayton, Peter (1994). Chronicle of the Pharaohs. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
“Czech expedition discovers the tomb of an ancient Egyptian unknown queen”. Charles University website. ngày 21 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
de Rougé, Emmanuel (1918). Maspero, Gaston; Naville, Édouard (biên tập). Œuvres diverses, volume sixième (PDF). Bibliothèque égyptologique (bằng tiếng Pháp). 21–26. Paris: Editions Ernest Leroux. OCLC 39025805.
Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. London: Thames & Hudson Ltd. ISBN 978-0-500-05128-3.
Dreyer, Günter (1986). Elephantine VIII: der Tempel der Satet: die Funde der Frühzeit und des alten Reiches. Archäologische Veröffentlichungen (bằng tiếng Đức). 39. Mainz am Rhein: Zabern. ISBN 978-3-8053-0501-3.
Dunand, Maurice (1939). Fouilles de Byblos I. 1926–1932. Direction de l'instruction publique et des beaux-arts; Études et documents d'archéologie (bằng tiếng Pháp). Paris: P. Geuthner, Librarie Adrien Maisonneuve. OCLC 79292312.
Gardiner, Alan (1959). The Royal Canon of Turin. Griffith Institute. OCLC 21484338.
Goelet, Ogden (1999). “Abu Gurab”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 85–87. ISBN 978-0-203-98283-9.
Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Translated by Ian Shaw. Oxford: Blackwell publishing. ISBN 978-0-631-19396-8.
Hawass, Zahi; Senussi, Ashraf (2008). Old Kingdom Pottery from Giza. American University in Cairo Press. ISBN 978-977-305-986-6.
Hayes, William (1978). The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in The Metropolitan Museum of Art. Vol. 1, From the Earliest Times to the End of the Middle Kingdom. New York: Metropolitan Museum of Art. OCLC 7427345.
“Head and torso of a king”. Brooklyn Museum. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2012). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
Jacquet-Gordon, Helen (1962). Les noms des domaines funéraires sous l'ancien empire égyptien. Bibliothèque d'étude (bằng tiếng Pháp). 34. Le Caire: Imprimerie de l'Institut français d'archéologie orientale. OCLC 18402032.
Janák, Jiří; Vymazalová, Hana; Coppens, Filip (2010). “The Fifth Dynasty 'sun temples' in a broader context”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2010. Prague: Charles University, Faculty of Arts. tr. 430–442.
Krejčí, Jaromir (2005). “Pyramid "Lepsius no. XXIV". Czech Institute of Egyptology. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2016.
Krejčí, Jaromír; Arias Kytnarová, Katarína; Odler, Martin (2015). “Archaeological excavation of the mastaba of Queen Khentkaus III (Tomb AC 30)” (PDF). Prague Egyptological Studies. Czech Institute of Archaeology. XV: 28–42.
Lehner, Mark (2008). The Complete Pyramids. New York: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-28547-3.
Lehner, Mark (2011). “A Hundred and One Years Later: Peering into the Menkaure Valley Temple” (PDF). AERA, Working Through Change, Annual Report 2010–2011. Boston: Ancient Egypt Research Associates. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
Lehner, Mark; Jones, Daniel; Yeomans, Lisa Marie; Mahmoud, Hanan; Olchowska, Kasia (2011). “Re-examining the Khentkawes Town”. Trong Strudwick, Nigel; Strudwick, Helen (biên tập). Old Kingdom, New Perspectives: Egyptian Art and Archaeology 2750–2150 BC. Oxford: Oxbow Books. ISBN 978-1-84217-430-2.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
Lehner, Mark (2015). “Shareholders: the Menkaure valley temple occupation in context”. Trong Der Manuelian, Peter; Schneider, Thomas (biên tập). Towards a new history for the Egyptian Old Kingdom: perspectives on the pyramid age. Harvard Egyptological studies. 1. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-30189-4.
Leprohon, Ronald J. (2013). The great name: ancient Egyptian royal titulary. Writings from the ancient world, no. 33. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-736-2.
Magdolen, Dušan (2008). “Lepsius No XXV: a problem of typology”. Asian and African Studies. 17 (2): 205–223.
Malek, Jaromir (2000a). “The Old Kingdom (c.2160–2055 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815034-3.
Malek, Jaromir (2000b). “Old Kingdom rulers as "local saints" in the Memphite area during the Old Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000. Prag: Academy of Sciences of the Czech Republic – Oriental Institute. tr. 241–258. ISBN 80-85425-39-4.
Mariette, Auguste (1864). “La table de Saqqarah”. Revue archéologique (bằng tiếng Pháp). Paris: Didier. 10: 168–186. OCLC 458108639.
Mariette, Auguste (1885). Maspero, Gaston (biên tập). Les mastabas de l'ancien empire: fragment du dernier ouvrage de Auguste Édouard Mariette (PDF). Paris: F. Vieweg. OCLC 722498663.
Morales, Antonio J. (2006). “Traces of official and popular veneration to Nyuserra Iny at Abusir. Late Fifth Dynasty to the Middle Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2005, Proceedings of the Conference held in Prague (June 27–ngày 5 tháng 7 năm 2005). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 311–341. ISBN 978-80-7308-116-4.
Mumford, G. D. (1999). “Wadi Maghara”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Steven Blake (biên tập). Encyclopedia of the Archeology of Ancient Egypt. New York: Routledge. tr. 875–876. ISBN 978-0-415-18589-9.
Munro, Peter (1993). Das Unas-Friedhof Nord-West I: topographisch-historische Einleitung (bằng tiếng Đức). Mainz am Rhein: Philipp von Zabern. ISBN 978-3-8053-1353-7.
“Neuserre”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2016.
Nolan, John (2012). “Fifth Dynasty Renaissance at Giza” (PDF). AERA Gram. 13 (2). Boston: Ancient Egypt Research Associates. ISSN 1944-0014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
“Niuserre BMFA catalog”. Boston Museum of Fine Arts. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2016.
“Nyuserre on the MMA online catalog”. Metropolitan Museum of Art. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2016.
“Nyuserre Ini”. Digital Egypt for Universities. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
“Petrie museum, online collection”. Petrie Museum. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016.
“Reliefs from the Shesepibre in the Petrie museum, online collection”. Petrie Museum. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2017.
Porter, Bertha; Moss, Rosalind L. B.; Burney, Ethel W. (1981). Topographical bibliography of ancient Egyptian hieroglyphic texts, reliefs, and paintings. III/1. Memphis. Abû Rawâsh to Abûṣîr (PDF) . Oxford: Griffith Institute, Clarendon Press. ISBN 978-0-900416-19-4.
Porter, Bertha; Moss, Rosalind L. B.; Burney, Ethel W. (1951). Topographical bibliography of ancient Egyptian hieroglyphic texts, reliefs, and paintings. VII Nubia, the deserts, and outside Egypt (PDF). Oxford: Griffith Institute, Clarendon Press. OCLC 312542797.
Posener-Kriéger, Paule (1976). Les archives du temple funéraire de Neferirkare-Kakai (Les papyrus d'Abousir). Tomes I & II (complete set). Traduction et commentaire. Bibliothèque d'études (bằng tiếng Pháp). 65. Le Caire: Institut français d'archéologie orientale. OCLC 4515577.
Rice, Michael (1999). Who is who in Ancient Egypt. Routledge London & New York. ISBN 978-0-203-44328-6.
Richter, Barbara (2013). “Sed Festival Reliefs of the Old Kingdom”. Paper presented at the annual meeting of the 58th Annual Meeting of the American Research Center in Egypt, Wyndham Toledo Hotel, Toledo, Ohio, Apr 20, 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
“Royal Head, Probably King Nyuserre”. Los Angeles County Museum of Art. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2016.
Roth, Silke (2001). Die Königsmütter des Alten Ägypten von der Frühzeit bis zum Ende der 12. Dynastie. Ägypten und Altes Testament (bằng tiếng Đức). 46. Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN 978-3-447-04368-7.
Ryholt, Kim (1997). The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c. 1800–1550 B.C. CNI publications, 20. Carsten Niebuhr Institute of Near Eastern Studies, University of Copenhagen: Museum Tusculanum Press. ISBN 978-87-7289-421-8.
Schmitz, Bettina (1976). Untersuchungen zum Titel s3-njśwt "Königssohn". Habelts Dissertationsdrucke: Reihe Ägyptologie (bằng tiếng Đức). 2. Bonn: Habelt. ISBN 978-3-7749-1370-7.
Shaw, Ian (2003). “New fieldwork at Gebel el-Asr: "Chephren's diorite quarries"”. Trong Hawass, Zahi; Pinch Brock, Lyla (biên tập). Egyptology at the Dawn of the Twenty-first Century: Archaeology. Cairo, New York: American University in Cairo Press. ISBN 978-977-424-715-6.
Smith, William Stevenson (1949). A History of Egyptian Sculpture and Painting in the Old Kingdom . Oxford: Oxford University Press for the Museum of Fine Arts, Boston. OCLC 558013099.
Strouhal, Eugen; Černý, Viktor; Vyhnánek, Luboš (2000). “An X-ray examination of the mummy found in pyramid Lepsius no. XXIV at Abusir”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000 (PDF). Prag: Academy of Sciences of the Czech Republic – Oriental Institute. tr. 543–550. ISBN 80-85425-39-4. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Strudwick, Nigel (1985). The Administration of Egypt in the Old Kingdom: The Highest Titles and Their Holders (PDF). Studies in Egyptology. London; Boston: Kegan Paul International. ISBN 978-0-7103-0107-9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
Strudwick, Nigel C. (2005). Texts from the Pyramid Age. Writings from the Ancient World (book 16). Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-680-8.
Tallet, Pierre (2015). “Les "ports intermittents" de la mer Rouge à l'époque pharaonique: caractéristiques et chronologie”. NeHeT - Revue numérique d'Égyptologie (bằng tiếng Pháp). 3.
Tyldesley, Joyce (2005). À la découverte des pyramides d'Égypte. Champollion (bằng tiếng Pháp). Nathalie Baum biên dịch. Monaco: Éditions du Rocher. ISBN 978-2-268-05326-4.
Vachala, Břetislav (1979). “Ein weiterer Beleg für die Königin Repewetnebu?”. Zeitschrift für Ägyptische Sprache und Altertumskunde (bằng tiếng Đức). 106. tr. 176. ISSN 2196-713X.
Van de Mieroop, Marc (2011). A history of ancient Egypt. Blackwell history of the ancient world. Chichester, West Sussex; Malden, MA: Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-6071-1.
Verner, Miroslav (1976). “Czechoslovak Excavations at Abusir”. Abstracts of Papers, First International Congress of Egyptology, October 2–10, 1976. Munich. tr. 671–675.
Verner, Miroslav (1980a). “Excavations at Abusir”. Zeitschrift für Ägyptische Sprache und Altertumskunde. 107. tr. 158–169.
Verner, Miroslav (1980b). “Die Königsmutter Chentkaus von Abusir und einige Bemerkungen zur Geschichte der 5. Dynastie”. Studien zur Altägyptischen Kultur (bằng tiếng Đức). 8. tr. 243–268.
Verner, Miroslav (1985). “Un roi de la Ve dynastie. Rêneferef ou Rênefer ?”. Bulletin de l'Institut Français d'Archéologie Orientale (bằng tiếng Pháp). 85: 281–284.
Verner, Miroslav; Zemina, Milan (1994). Forgotten pharaohs, lost pyramids: Abusir (PDF). Praha: Academia Škodaexport. ISBN 978-80-200-0022-4. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Verner, Miroslav; Posener-Kriéger, Paule; Jánosi, Peter (1995). Abusir III: the pyramid complex of Khentkaus. Excavations of the Czech Institute of Egyptology. Praha: Universitas Carolina Pragensis: Academia. ISBN 978-80-200-0535-9.
Verner, Miroslav (1997a). The Pyramids: the mystery culture, and science of Egypt's great monuments. New York: Grove Press. ISBN 978-0-8021-3935-1.
Verner, Miroslav (1997b). “Further thoughts on the Khentkaus problem” (PDF). Discussions in Egyptology. 38. tr. 109–117. ISSN 0268-3083. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.
Verner, Miroslav (2000). “Who was Shepseskara, and when did he reign?”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000 (PDF). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 581–602. ISBN 978-80-85425-39-0. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
Verner, Miroslav (2001a). “Archaeological Remarks on the 4th and 5th Dynasty Chronology” (PDF). Archiv Orientální. 69 (3): 363–418. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
Verner, Miroslav (2001b). “Old Kingdom: An Overview”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 585–591. ISBN 978-0-19-510234-5.
Verner, Miroslav (2007). “New Archaeological Discoveries in the Abusir Pyramid Field”. Archaeogate. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết) Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
Verner, Miroslav (2014). Sons of the Sun. Rise and decline of the Fifth Dynasty. Prague: Charles University in Prague, Faculty of Arts. ISBN 978-80-7308-541-4.
von Beckerath, Jürgen (1982). “Niuserre”. Trong Helck, Wolfgang; Otto, Eberhard (biên tập). Lexikon der Ägyptologie. Band IV: Megiddo - Pyramiden (bằng tiếng Đức). Wiesbaden: Harrassowitz. tr. 517–518. ISBN 978-3-447-02262-0.
von Beckerath, Jürgen (1997). Chronologie des pharaonischen Ägypten: die Zeitbestimmung der ägyptischen Geschichte von der Vorzeit bis 332 v. Chr. Münchner ägyptologische Studien (bằng tiếng Đức). 46. Mainz am Rhein: Philipp von Zabern. ISBN 978-3-8053-2310-9.
von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen (bằng tiếng Đức). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
Waddell, William Gillan (1971). Manetho. Loeb classical library, 350. Cambridge, Massachusetts; London: Harvard University Press; W. Heinemann. OCLC 6246102.
Wildung, Dietrich (1969). Die Rolle ägyptischer Könige im Bewußtsein ihrer Nachwelt. Teil I. Posthume Quellen über die Könige der ersten vier Dynastien. Münchner Ägyptologische Studien (bằng tiếng Đức). 17. Berlin: Verlag Bruno Hessling. OCLC 635608696.
Wilkinson, Toby (2000). Royal annals of ancient Egypt: the Palermo stone and its associated fragments. Studies in Egyptology. London, New York: Kegan Paul International: distributed by Columbia University Press. ISBN 978-0-7103-0667-8.
Zibelius-Chen, Karola (1978). Ägyptische Siedlungen nach Texten des Alten Reiches. Beihefte zum Tübinger Atlas des Vorderen Orients (bằng tiếng Đức). 19, Reihe B. Wiesbaden: Reichert. ISBN 978-3-88226-012-0.
Ziegler, Christiane (2007). Le Mastaba d'Akhethetep. Fouilles du Louvre à Saqqara (bằng tiếng Pháp). 1. Paris, Louvain: Musée du Louvre, Peeters. ISBN 978-2-35031-084-8.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tiền nhiệm
Neferefre
Pharaon
Vương triều thứ Năm của Ai Cập
Kế nhiệm
Menkauhor Kaiu