Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Ornithischia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khủng long hông chim
Khoảng thời gian tồn tại:
Jura sớmPhấn Trắng muộn, 197–70 triệu năm trước đây (
Một số bộ xương khủng long hông chim. Theo chiều kim đồng hồ từ trái xuống: khủng long răng lạ Heterodontosaurus, kiếm long Stegosaurus, giáp long Scolosaurus, áp long Edmontosaurus, hậu đầu long Stegoceraskhủng long mặt sừng Triceratops.
Phân loại khoa học e
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Reptilia
nhánh: Dinosauria
Bộ: Ornithischia
Seeley, 1888
Các nhóm con
Các đồng nghĩa

Ornithischia (/ɔːrnɪˈθɪskiə/) (khủng long hông chim) là một bộ đã tuyệt chủng, chủ yếu là khủng long ăn cỏ. Tên ornithischia có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp ornitheos (ορνιθειος) có nghĩa là 'của chim' và ischion (ισχιον) có nghĩa là 'hông'. Chúng được biết đến là khủng long hông chim bởi cấu trúc xương hông giống chim của chúng, mặc dù chính xác thì chim thuộc nhóm khủng long hông thằn lằn (Saurischia).

Một số khủng long hông chim thường được biết đến bao gồm các khủng long mặt sừng (Ceratopsia), kiếm long (Stegosauria, giáp long Ankylosauria) và áp long (Hadrosauroidea. Là động vật ăn cỏ mà đôi khi sống theo bầy đàn, chúng đông hơn khủng long hông thằn lằn. Nhiều loài là thức ăn cho khủng long chân thú và thường thì chúng nhỏ hơn khủng long chân thằn lằn.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Cấu trúc xương chậu khủng long hông chim (bên trái)

Siêu bộ khủng long được Harry Seeley chia thành hai bộ là Ornithischia (khủng long hông chim) và Saurischia (khủng long hông thằn lằn) năm 1887. Sự phân chia này, nhìn chung đã được chấp nhận, dựa trên sự phát triển của khung xương chậu tạo thành một cấu trúc giống của chim (mặc dù các loài chim không bắt nguồn từ những khủng long này), các chi tiết trên cột sốnggiáp xương, việc chúng sở hữu 'xương tiền răng'. Xương tiền răng là một xương phụ ở phía trước hàm dưới - phần mở rộng của quai hàm dưới (xương chính hàm dưới). Xương tiền răng trùng với xương tiền hàm ở hàm trên. Chúng cùng nhau tạo thành một bộ phận như mỏ chim sử dụng để cắn và giật thức ăn.

Xương mu của khủng long hông chim hướng xuống dưới về phía đuôi, song song với đốt háng - một mỏm xương hướng về phía trước để nâng đỡ phần bụng. Điều này tạo nên một cấu trúc xương chậu bốn hướng. Ngược lại, xương mu của khủng long hông thằn lằn xuôi và hướng về phía đầu, như tổ tiên của chúng. Khủng long hông chim cũng có hốc trước mắt (lỗ ở phía trước hốc mắt) nhỏ hơn so với khủng long hông thằn lằn, và xa hơn, xương chậu ổn định hơn. Sự sắp xếp xương mu giống chim, song song với cột sống, đã tiến hóa độc lập ba lần trong tiến hóa của khủng long, cụ thể ở khủng long hông chim, TherizinosauroidaeDromaeosauridae giống như chim.

Khủng long hông chim chuyển từ tư thế hai chân sang tư thế bốn chân ít nhất ba lần trong lịch sử tiến hóa của chúng và đã chứng minh được rằng chúng sớm đã có khả năng sử dụng cả hai tư thế trong quá trình tiến hóa.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách phân loại đơn giản của Ornithischia trình bày ở đây trong một bản tóm tắt xuất bản bởi Thomas R. Holz, Jr.năm 2011.[3]

Biểu đồ phân nhánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Genasauria của được chia thành hai nhánh: ThyreophoraCerapoda. Thyreophora bao gồm Stegosauria (như Stegosaurus) và Ankylosauria (như Ankylosaurus). Trong khi Cerapoda bao gồm Marginocephalia (Ceratopsia: ceratopsidaePachycephalosauria) và Ornithopoda (bao gồm cả Hadrosauridae, chẳng hạn như Edmontosaurus). Cerapoda là một khái niệm gần đây do Sereno nêu ra, 1986.

Biểu đồ phân nhánh dưới đây được đề xuất vào năm 2009 bởi Zheng và cộng sự. Tất cả các thành viên của Heterodontosauridae đã được kiểm chứng tạo thành một đa phân (polytomy).[4]

Ornithischia

Pisanosaurus

Heterodontosauridae

Genasauria
Thyreophora

Lesothosaurus

Scutellosaurus

Emausaurus

Scelidosaurus

Stegosauria

Ankylosauria

Neornithischia

Stormbergia

Agilisaurus

Hexinlusaurus

Cerapoda

Othnielia

Hypsilophodon

Jeholosaurus

Yandusaurus

Orodromeus

Zephyrosaurus

Ornithopoda

Marginocephalia

Pachycephalosauria

Ceratopsia

Biểu đồ phân nhánh của Butler năm 2011. Ornithopoda bao gồm Hypsilophodon, Jeholosaurus và một số khác.[5]

Ornithischia

Pisanosaurus

Heterodontosauridae

Eocursor

Genasauria

Lesothosaurus

Thyreophora

Scutellosaurus

Emausaurus

Scelidosaurus

Stegosauria

Ankylosauria

Neornithischia

Stormbergia

Agilisaurus

Hexinlusaurus

Othnielosaurus

Cerapoda

Ornithopoda

Marginocephalia

Pachycephalosauria

Ceratopsia

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ferigolo, J.; Langer, M. C. (2007). “A Late Triassic dinosauriform from south Brazil and the origin of the ornithischian predentary bone”. Historical Biology. 19: 23–33. doi:10.1080/08912960600845767.
  2. ^ http://www.plosone.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pone.0007331;jsessionid=CE8F3EE637FFD712F6BF85FF02711889
  3. ^ Holtz, Thomas R. Jr. (2012) Dinosaurs: The Most Complete, Up-to-Date Encyclopedia for Dinosaur Lovers of All Ages, Winter 2011 Appendix.
  4. ^ Zheng, Xiao-Ting; You, Hai-Lu; Xu, Xing; Dong, Zhi-Ming (ngày 19 tháng 3 năm 2009). “An Early Cretaceous heterodontosaurid dinosaur with filamentous integumentary structures”. Nature. 458 (7236): 333–336. doi:10.1038/nature07856. PMID 19295609.
  5. ^ Richard J. Butler, Jin Liyong, Chen Jun, Pascal Godefroit (2011). “The postcranial osteology and phylogenetic position of the small ornithischian dinosaur Changchunsaurus parvus from the Quantou Formation (Cretaceous: Aptian–Cenomanian) of Jilin Province, north-eastern China”. Palaeontology. 54 (3): 667–683. doi:10.1111/j.1475-4983.2011.01046.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Dữ liệu liên quan tới Ornithischia tại Wikispecies
  • Butler, R.J. 2005. The 'fabrosaurid' ornithischian dinosaurs of the Upper Elliot Formation (Lower Jurassic) of South Africa and Lesotho. Zoological Journal of the Linnean Society 145(2):175–218.
  • Sereno, P.C. 1986. Phylogeny of the bird-hipped dinosaurs (order Ornithischia). National Geographic Research 2(2):234–256.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]