Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Park Hang-seo

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Park Hang-seo
박항서
Park Hang-seo tại Seoul, tháng 2 năm 2018
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Park Hang-seo
Ngày sinh 1 tháng 10, 1957 (67 tuổi)
Nơi sinh Sancheong, Gyeongsang Nam, Hàn Quốc
Chiều cao 1,65 m (5 ft 5 in)[1]
Vị trí Tiền vệ
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1977–1980 Đại học Hanyang
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
1981 Korea First Bank FC (bán chuyên)
1981–1983 Army FC (nghĩa vụ quân sự)
1984–1988 Lucky-Goldstar Hwangso 99 (15)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
1977-1978 U-20 Hàn Quốc
1979–1980 Hàn Quốc B
1981 Hàn Quốc 1 (0)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2000–2002 Hàn Quốc (Trợ lý)
2002 U-23 Hàn Quốc
2005–2007 Gyeongnam FC
2008–2010 Jeonnam Dragons
2012–2015 Sangju Sangmu
2017 Changwon FC
2017–2022 U-23 Việt Nam
2017–2023 Việt Nam
2019–2021 U-22 Việt Nam
Thành tích huy chương
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia
Park Hang-seo
Hangul
박항서
Hanja
朴恒緖
Romaja quốc ngữBak Hang-seo
McCune–ReischauerPak Hang-sŏ
Hán-ViệtPhác Hằng Tự

Park Hang-seo (Hangul: 박항서, Hanja: 朴恒緖, Hán-Việt: Phác Hằng Tự, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1957)[2] là một huấn luyện viên bóng đá và cựu cầu thủ bóng đá người Hàn Quốc. Ông từng dẫn dắt đội tuyển Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2023 và được xem là huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Tiểu sử

Park Hang-seo sinh ra và lớn lên tại huyện Sancheong, tỉnh Gyeongsang Nam, Hàn Quốc.[3] Ông từng học tại trường trung học Gyeongsin (경신고등학교), tốt nghiệp xong cấp ba, ông tiếp tục theo học chuyên ngành nghiên cứu về thảo dược tại Đại học Hanyang (한양대학교).[4] Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, ông đã đi theo con đường bóng đá khác hoàn toàn với chuyên môn được đào tạo.[5]

Sự nghiệp cầu thủ

Sự nghiệp câu lạc bộ

Ông khởi đầu sự nghiệp cầu thủ của mình tại đội tuyển trường Đại học Hanyang từ năm 1977 đến năm 1980 khi mới 18 tuổi.[6] Nhờ những thành tích trong quá trình tập luyện và thi đấu, ông đã trở thành đại diện thanh thiếu niên lứa tuổi U-20 tham dự Giải vô địch bóng đá trẻ châu Á 1978.[4][5]

Park Hang-seo bắt đầu sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp sau đó tại Korea First Bank FC vào năm 1981, nhưng vài năm sau câu lạc bộ này đã giải thể. Ông nhập ngũ và thi đấu cho Army FC, hoàn thành nghĩa vụ quân sự.[4] Sau đó ông tiếp tục gia nhập Lucky-Goldstar Hwangso năm 1984 cũng như ghi bàn thắng đầu tiên trong sự nghiệp vào lưới Jeju United ngày 22 tháng 4 cùng năm. Trong suốt 4 năm thi đấu, ông đã ra sân 99 trận, ghi 15 bàn và là một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần vào chức vô địch của câu lạc bộ tại giải K League 1985,[4] đồng thời lọt vào đội hình tiêu biểu của mùa giải với 4 bàn thắng và 3 bàn kiến tạo cũng như đạt danh hiệu á quân trong mùa giải sau đó.[7]

Sự nghiệp quốc tế

Ở cấp độ đội trẻ, Park Hang-seo từng là đội trưởng U-20 Hàn Quốc vô địch AFC Youth Championship (nay là Cúp bóng đá U-20 châu Á) vào năm 1978 tại Dhaka, Bangladesh.[8][9] Ông có trận đấu duy nhất cho đội tuyển quốc gia khi Hàn Quốc thắng 1–0 trong trận đấu giao hữu thường niên với Nhật Bản ngày 8 tháng 3 năm 1981.[10] Tuy nhiên Park Hang-seo đã giải nghệ sau đó vào mùa giải năm 1988.[11]

Sự nghiệp trợ lý

Ngay sau khi giải nghệ sự nghiệp cầu thủ vào năm 1988, Park Hang-seo làm trợ lý huấn luyện viên tại FC Seoul cho đến 1996 và sau đó làm vị trí tương tự tại câu lạc bộ Suwon Samsung Bluewings từ năm 1997 đến năm 1999.[12][13]

Ông từng là một trong hai trợ lý của huấn luyện viên trưởng Guus Hiddink tại FIFA World Cup 2022, trước đó ông cũng có mặt trong thành phần ban huấn luyện đội tuyển Hàn Quốc dự World Cup 1994.[14]

Sự nghiệp huấn luyện viên

Trong sự nghiệp huấn luyện của mình, Park Hang-seo hay lựa chọn cho các đội bóng mình dẫn dắt phô diễn lối chơi bóng ngắn, phối hợp đến tận cầu môn của đối phương.[15] Tuy nhiên, vì vậy mà ông thường bị giới chuyên môn ở quê nhà Hàn Quốc chê bai về sự đơn điệu trong chiến thuật và từng bị truyền thông đặt cho biệt danh Sleeping One (Ngài ngủ gật) khi bắt gặp ông đang nhắm mắt trên băng ghế trong lúc chỉ đạo một trận đấu.[14][16]

U-23 Hàn Quốc

Vào tháng 8 năm 2002, ông được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội chủ nhà Olympic Hàn Quốc tham dự Đại hội Thể thao châu Á 2002 nhờ những thành tích xuất sắc trong vai trò trợ lý huấn luyện viên.[17] Tuy nhiên ông đã bị KFA sa thải sau giải đấu khi chỉ giúp đội đạt huy chương đồng.[18]

Các câu lạc bộ Hàn Quốc

Vào tháng 8 năm 2005, ông trở thành huấn luyện viên đầu tiên của đội bóng mới thành lập là Gyeongnam FC và giúp đội đứng thứ 4 trong mùa giải K-League 2007, sau đó ông rời đội vì những mâu thuẫn trong nội bộ.[19]

Vào tháng 12 năm 2007, ông kế nhiệm Huh Jung-moo làm huấn luyện viên cho Jeonnam Dragons, giúp đội kết thúc với vị trí á quân League Cup 2008 và đứng thứ 6 tại K-League 2009, tuy nhiên ông đã từ chức do màn trình diễn kém cỏi của đội; ông còn bị liên lụy vì những cáo buộc bao che cho học trò trong một vụ bán độ và dàn xếp tỷ số, nhưng sau đó ông đã được tuyên bố vô tội.[20][21][22]

Từ năm 2012 đến năm 2015, ông đã dẫn dắt đội bóng quân đội Sangju Sangmu FC.[23] Dưới sự chỉ đạo của ông, đội đã 2 lần vô địch giải hạng nhì K-League Challenge vào năm 2013 và 2015. Năm 2017, Park Hang-seo được bổ nhiệm làm huấn luyện viên đội hạng 3 Changwon City FC tại Korea National League Championship (nay là K3 League) và đã giành chức vô địch giải năm 2017, ông được vinh danh là huấn luyện viên hay nhất giải đấu.[7]

Việt Nam

Park Hang-seo giao lưu với người hâm mộ tại Seoul (tháng 2 năm 2018)

Sau khi huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng từ chức do thất bại của U-22 Việt Nam ở SEA Games 2017, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã họp và báo cáo lên Tổng cục Thể dục thể thao về chủ trương mời huấn luyện viên ngoại dẫn dắt cho đội tuyển Việt Nam. Hai người nổi bật nhất lúc đó chính là Takashi Sekizuka và Park Hang-seo, nhưng vì chế độ đãi ngộ dành cho ông Takeshi là quá cao và quá khắt khe nên VFF đã chuyển sang phương án thứ hai là Park Hang-seo.[24] Sau khi thương thảo thành công, ông đã ký hợp đồng để trở thành huấn luyện viên trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam từ ngày 11 tháng 10 năm 2017.[25][26] Toàn bộ quá trình từ thương thảo đến khi ký hợp đồng giữa 2 bên đã diễn ra trong một thời gian ngắn kỷ lục, chỉ trong vòng 1 ngày.[24][27] Vào ngày 14 tháng 11 năm 2017, ông có trận ra mắt trên cương vị huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia khi Việt Nam hòa 0-0 trước Afghanistan trên sân nhà Mỹ Đình tại vòng loại thứ 3 Asian Cup 2019, một kết quả đủ để tuyển Việt Nam giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2019.[28]

Những chiến công đầu tiên của Park với bóng đá Việt Nam đến từ cấp độ U-23. Sau khi cùng U-23 Việt Nam thắng chủ nhà Thái Lan để giành huy chương đồng tại giải giao hữu M-150 Cup 2017,[29][30] ông tiếp tục dẫn dắt đội tuyển U-23 đoạt ngôi Á quân tại giải U-23 châu Á 2018[31][32] và đứng hạng tư môn bóng đá nam tại ASIAD 18.[33]

Park Hang-seo bắt tay Hajime Moriyasu tại Asian Cup 2019

Vào cuối năm 2018, với nòng cốt là những cầu thủ U-23 vừa gây tiếng vang ở châu lục, Park giúp Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup sau 10 năm chờ đợi,[34][35] đồng thời lọt vào đến tứ kết Cúp bóng đá châu Á 2019 và giành vị trí Á quân Cúp Nhà vua Thái Lan 2019 (trong đó có trận thắng Thái Lan 1-0).[36][37]

Vào cuối năm 2019, Park giúp đội tuyển U-22 Việt Nam giành được huy chương vàng SEA Games đầu tiên sau hơn 60 năm chờ đợi tại kỳ đại hội khu vực lần thứ 30.[38] Đến tháng 6 năm 2021, ông giúp đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên lọt vào đến vòng loại thứ 3 của World Cup 2022.[39]

Với những thành tích của ông tại Việt Nam từ khi dẫn dắt đến nay, VFF đã quyết định gia hạn hợp đồng vào sáng ngày 7 tháng 11 năm 2019 thêm hai năm cho đến tháng 10 năm 2021.[40][41] Sau đó vào ngày 10 tháng 11 năm 2021, ông và VFF đạt thỏa thuận gia hạn hợp đồng đến hết 31 tháng 1 năm 2023. Đáng chú ý, huấn luyện viên người Hàn Quốc tuyên bố sẽ thôi đảm nhiệm vị trí huấn luyện viên trưởng U-23 Việt Nam sau SEA Games 31 tổ chức vào giữa năm 2022 tại Việt Nam.[42]

Tuy nhiên, thành tích của bóng đá Việt Nam có chiều hướng đi xuống trong hợp đồng thứ ba của ông. Cuối năm 2021, Việt Nam đã trở thành cựu vương tại AFF Cup 2020 khi thua Thái Lan với tổng tỷ số 0-2 tại bán kết.[43] Đó cũng là lần đầu tiên tuyển Việt Nam để thua một đội bóng Đông Nam Á dưới thời Park Hang-seo.

Tại vòng loại thứ 3 của World Cup 2022, dù đội đứng cuối bảng B nhưng ông giúp đội giành 4 điểm sau chiến thắng 3-1 trước Trung Quốc[44] cùng trận hòa 1-1 trước Nhật Bản.[45] Với kết quả trên, đội tuyển Việt Nam đã tạo cột mốc lịch sử khi cân bằng thành tích của đội tuyển Thái Lan đã từng giành được tại vòng loại cuối cùng của World Cup 2002. Thời điểm đó, đội tuyển Thái Lan giành được 4 điểm sau 4 trận hòa.[46]

Sau đó, tại SEA Games 31 tổ chức trên sân nhà, ông giúp đội U-23 Việt Nam bảo vệ thành công tấm huy chương vàng khi đánh bại U-23 Thái Lan 1-0 trong trận chung kết.[47]

Ngày 17 tháng 10 năm 2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) thông báo sẽ không gia hạn hợp đồng với ông, hợp đồng giữa hai bên sẽ chính thức kết thúc vào ngày 31 tháng 1 năm 2023.[48][49] Qua đó, AFF Cup 2022 là giải đấu cuối cùng của Park Hang-seo trên cương vị huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam.[50] Tại giải đấu này, Việt Nam tiến đến trận chung kết nhưng thất bại chung cuộc trước Thái Lan với tổng tỷ số 2-3, qua đó chỉ giành ngôi Á quân.[51]

Đời tư

Park Hang-seo kết hôn với bà Choi Sang-a (sinh năm 1961) vào năm 1985.[52] Hai người có một người con trai là Park Chan-Sung sinh năm 1986, làm cho công ty sản xuất phụ tùng xe hơi và cũng giúp đỡ cha mình về chuyên môn.[53][54]

Ông từng thừa nhận với phóng viên đài SBS rằng đã làm lại giấy tờ, khai man ngày sinh để hoàn tất chương trình học phổ thông trước khi đi nghĩa vụ quân sự cũng như có thể đăng ký vào đội bóng đá của trường trung học ông đang học lúc bấy giờ.[11][55] Vì vậy mà trong khi ngày sinh gia đình ông nói là 1 tháng 10 năm 1957 nhưng thực tế trên giấy tờ ngày sinh của ông lại là 4 tháng 1 năm 1959.[55]

Thống kê huấn luyện

Tính đến match played 16 January 2023
Đội Từ Đến Thành tích
P W D L Win %
Gyeongnam 22 tháng 8 năm 2005 16 tháng 11 năm 2007 &000000000000007800000078 &000000000000002900000029 &000000000000001500000015 &000000000000003400000034 0&000000000000003717999937,18
Jeonnam Dragons 27 tháng 12 năm 2007 8 tháng 11 năm 2010 &0000000000000110000000110 &000000000000003900000039 &000000000000002700000027 &000000000000004400000044 0&000000000000003545000035,45
Sangju Sangmu 30 tháng 12 năm 2011 11 tháng 12 năm 2015 &0000000000000168000000168 &000000000000006300000063 &000000000000003400000034 &000000000000007100000071 0&000000000000003750000037,50
Changwon City 11 tháng 11 năm 2016 14 tháng 10 năm 2017 &000000000000003400000034 &00000000000000080000008 &000000000000001100000011 &000000000000001500000015 0&000000000000002353000023,53
Việt Nam 29 tháng 9 năm 2017 31 tháng 1 năm 2023 &000000000000005500000055 &000000000000002600000026 &000000000000001500000015 &000000000000001400000014 0&000000000000004727000047,27
U-23 Việt Nam 11 tháng 10 năm 2017 24 tháng 5 năm 2022 &000000000000004900000049 &000000000000003200000032 &000000000000001100000011 &00000000000000060000006 0&000000000000006531000065,31
Tổng cộng &0000000000000494000000494 &0000000000000197000000197 &0000000000000113000000113 &0000000000000184000000184 0&000000000000003988000039,88

Danh hiệu

Cầu thủ

Đại học Hanyang

  • Korean President's Cup: 1977[56]
  • Á quân Korean National Football Championship: 1980[57]

Lucky-Goldstar Hwangso

U-20 Hàn Quốc

Cá nhân

Trợ lý huấn luyện viên

Hàn Quốc

Huấn luyện viên

U-23 Hàn Quốc

Chunnam Dragons

  • Á quân Korean League Cup: 2008

Sangju Sangmu FC

Changwon City

  • Korea National League Championship: 2017[58]

U-23 Việt Nam

U-22 Việt Nam

Việt Nam

Cá nhân

Tham khảo

  1. ^ 박항서 (bằng tiếng Hàn). K League. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  2. ^ Đông Hùng (1 tháng 10 năm 2020). “Chúc mừng sinh nhật ông Park Hang-Seo”. Kinh tế & Đô thị. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Nguyễn Đăng (20 tháng 12 năm 2019). “Quê nhà HLV Park Hang-seo thành "điểm đến" của du khách Việt Nam”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ a b c d “Chuyện bất ngờ về 'phù thủy' Park Hang Seo”. Pháp luật. 26 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ a b Tú Oanh (15 tháng 12 năm 2018). “Báo Hàn 'khai quật' loạt ảnh thời trẻ của HLV Park Hang Seo 'gây sốt'. Tiền phong.
  6. ^ Minh Anh (14 tháng 9 năm 2018). “HLV Park Hang Seo về thăm trường cũ, được ghi danh bảng vàng”. VOV.vn.
  7. ^ a b Quyết Thắng (25 tháng 1 năm 2018). “5 sự thật bất ngờ về HLV Park Hang Seo”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2021.
  8. ^ “지아울 라만 방글라데시 대통령 박항서선수에 우승컵 수여”. Naver. Báo Kyunghyang. 30 tháng 10 năm 1978. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2023.
  9. ^ Erik Garin (26 tháng 5 năm 2002). “Asian U-19 Championship 1978”. Rec.Sport.Soccer Statistics Foundation. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ T.K (24 tháng 1 năm 2019). “38 năm trước, cầu thủ Park Hang-seo từng hạ đo ván ĐT Nhật Bản”. VTV.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2021.
  11. ^ a b Đơn Ca (1 tháng 9 năm 2018). “HLV Park Hang-seo tìm lại giá trị ở "miền đất lạ". Cảnh sát Toàn cầu Online. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ Nhật Duy (1 tháng 5 năm 2019). “Cựu HLV đội Seoul FC trở thành tân trợ lý của thầy Park Hang-seo”. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ News, V. T. C. (11 tháng 10 năm 2018). “19 năm trước, HLV Park Hang Seo từng đến Việt Nam đánh bại Thể Công”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  14. ^ a b Việt Hùng (29 tháng 9 năm 2017). “Mục sở thị "người ngủ gật" Park Hang-seo thay thế HLV Hữu Thắng”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ Trí Công (29 tháng 9 năm 2017). “Park Hang-seo: Đi ngược chiều bằng lối chơi bóng ngắn”. Bóng đá. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2017. Truy cập 29 tháng 9 năm 2017.
  16. ^ KN (29 tháng 9 năm 2017). “Tân HLV trưởng Việt Nam: Học trò Hiddink và... ngủ gật”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2017.
  17. ^ “Park Hang-seo: Từ người gánh tội quê nhà đến chức vô địch AFF Cup”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
  18. ^ Phương Lâm (14 tháng 5 năm 2020). “Lý do gì khiến HLV Park Hang Seo bị sa thải sau World Cup 2002?”. Webthethao. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  19. ^ Nguyễn Đăng (17 tháng 3 năm 2020). “Thương vụ mua cầu thủ "vô tiền khoáng hậu" của HLV Park Hang-seo”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  20. ^ Nhật Minh (20 tháng 5 năm 2019). “HLV Park Hang-seo kể về cú sốc học trò dàn xếp tỷ số ở K.League”. ZIng News. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024.
  21. ^ Đình Thảo (20 tháng 5 năm 2019). “HLV Park Hang-seo từng sốc nặng vì bị nghi liên lụy tới học trò bán độ”. Lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021.
  22. ^ “Học trò bán độ từng khiến HLV Park Hang Seo thất vọng tột cùng”. VTC News. 19 tháng 5 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021.
  23. ^ Á Phi (3 tháng 6 năm 2021). “HLV Park Hang-seo thua 80% số trận gặp đàn em Shin Tae-yong”. Tiền phong. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ a b Tân HLV trưởng tuyển Việt Nam: 'Tôi đã sẵn sàng vì một ngày mai tươi sáng', Báo Thanh Niên
  25. ^ “HLV Park Hang Seo chính thức nắm quyền dẫn dắt ĐTQG, U23 và Olympic QG”. VFF. 11 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2017.
  26. ^ Nhật Duy (30 tháng 9 năm 2017). “Tân HLV trưởng tuyển Việt Nam: 'Tôi đã sẵn sàng vì một ngày mai tươi sáng'. Thanh niên. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  27. ^ “VFF - LĐBĐVN cơ bản đạt được thỏa thuận với HLV Park Hang Seo (Hàn Quốc) dẫn dắt ĐTVN”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập 30 tháng 9 năm 2017.
  28. ^ “Việt Nam hòa Afghanistan, giành vé dự Asian Cup 2019”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2022.
  29. ^ Bạch Dương (ngày 16 tháng 12 năm 2017). “Công Phượng giành Vua phá lưới M-150 Cup, tiền vệ Thái Lan nghẹn ngào vì thất bại”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2019.
  30. ^ Thùy Linh (15 tháng 12 năm 2017). “Thắng Thái Lan, U23 Việt Nam giành HCĐ giải M-150 Cup”. VGP News. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  31. ^ “Chung kết U23 châu Á 2018: U23 Việt Nam giành chức Á quân”. VFF. 27 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2021.
  32. ^ Thế Kha (26 tháng 1 năm 2018). “Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho U23 Việt Nam”. Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  33. ^ “Thua 3-4 trong loạt sút luân lưu, Olympic VN bỏ lỡ cơ hội giành HCĐ”. 1 tháng 9 năm 2018.
  34. ^ “Việt Nam vô địch AFF Cup 2018”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  35. ^ Phan Ngọc (30 tháng 12 năm 2018). “Nhìn lại năm 2018 lịch sử của bóng đá Việt Nam”. BBC Tiếng Việt.
  36. ^ “Việt Nam thua Nhật Bản 0-1: Lời tạm biệt tuyệt vời!”. Báo Thanh Niên. 24 tháng 1 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  37. ^ baochinhphu.vn (8 tháng 6 năm 2019). “Đội tuyển Việt Nam giành chức Á quân King's Cup 2019”. Báo điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  38. ^ Quang Dũng, Xuân Bình (10 tháng 12 năm 2019). “Việt Nam vô địch SEA Games 30”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2020.
  39. ^ “Việt Nam - UAE: 2-3: Ngày lịch sử của bóng đá Việt Nam”. Tuổi Trẻ Online. 16 tháng 6 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
  40. ^ “VFF chính thức công bố gia hạn hợp đồng với HLV trưởng Park Hang-seo”. VFF. 8 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 3 năm 2021.
  41. ^ Shin Jin-ho (7 tháng 11 năm 2019). “박항서, 베트남 축구 대표팀 감독 2+1년 재계약 서명”. 서울신문.
  42. ^ News, V. T. C. (10 tháng 11 năm 2021). “HLV Park Hang Seo thôi dẫn dắt U23 Việt Nam sau SEA Games 31”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.
  43. ^ VietnamPlus (27 tháng 12 năm 2021). “Thống kê đáng buồn của tuyển Việt Nam sau khi bị loại ở AFF Cup 2020 | Bóng đá | Vietnam+ (VietnamPlus)”. VietnamPlus. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  44. ^ “Đánh bại Trung Quốc 3-1, Việt Nam có chiến thắng lịch sử ở vòng loại World Cup”. Tuổi Trẻ Online. 1 tháng 2 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  45. ^ “Việt Nam hòa Nhật Bản 1-1 ở trận cuối vòng loại World Cup 2022”. Tuổi Trẻ Online. 29 tháng 3 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  46. ^ Trí, Dân. “Đội tuyển Việt Nam làm nên lịch sử sau trận hòa Nhật Bản”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  47. ^ “Hạ Thái Lan, Việt Nam giữ ngai vàng SEA Games - VnExpress”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
  48. ^ “Thông cáo báo chí về việc LĐBĐVN và HLV Park Hang Seo xác nhận kết thúc hành trình 5 năm hợp tác”. VFF. 17 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  49. ^ Dân Trí (17 tháng 10 năm 2022). “HLV Park Hang Seo chia tay đội tuyển Việt Nam”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  50. ^ VnExpress (17 tháng 10 năm 2022). “HLV Park chia tay tuyển Việt Nam sau AFF Cup 2022”. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2022.
  51. ^ Thiên Bình. “Thua Thái Lan, tuyển Việt Nam hụt ngôi vô địch AFF Cup 2022”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2023.
  52. ^ Nhật Linh, Minh Anh. “Bóng hồng thầm lặng phía sau ngài Park Hang-seo”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2021.
  53. ^ Ngọc Bảo (ngày 6 tháng 9 năm 2019). “HLV Park Hang-seo nói về con trai đầy xúc động”. Thể thao 24/7. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 4 năm 2019.
  54. ^ “HLV Park Hang-seo tiết lộ về cậu con trai độc nhất của ông”. Báo Thanh Niên. 25 tháng 5 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2022.
  55. ^ a b Anh Dũng (ngày 5 tháng 1 năm 2019). “HLV Park Hang-seo tiết lộ tuổi thật với truyền hình Hàn Quốc”. Người lao động. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2019.
  56. ^ 漢陽大,企銀꺾고 첫優勝 全國 蹴球. Naver.com (bằng tiếng Hàn). Dong-A Ilbo. ngày 23 tháng 5 năm 1977. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  57. ^ 서울市廳,승부차기로覇權 全國축구선수권. Naver.com (bằng tiếng Hàn). Dong-A Ilbo. ngày 26 tháng 11 năm 1980. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  58. ^ a b 창원시청, 2017 내셔널축구선수권대회 우승(종합). Naver.com (bằng tiếng Hàn). Yonhap. ngày 16 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
  59. ^ '승격 성공' 상주, K-리그 챌린지 최초 기록도 독식. Naver.com (bằng tiếng Hàn). Sports Chosun. ngày 7 tháng 12 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.

Liên kết ngoài