Phú Đình
Phú Đình
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Phú Đình | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh | Thái Nguyên | |
Huyện | Định Hóa | |
Trụ sở UBND | xóm Trung Tâm | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°48′4″B 105°31′30″Đ / 21,80111°B 105,525°Đ | ||
| ||
Diện tích | 30,45 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 6.752 người | |
Mật độ | 177 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 05602[1] | |
Website | phudinh | |
Phú Đình là một xã thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phú Đình là một xã trung du và miền núi nằm ở phía tây nam huyện Định Hóa, cách trung tâm tỉnh Thái Nguyên khoảng 70 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Bình Thành và xã Sơn Phú
- Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang
- Phía nam giáp huyện Đại Từ
- Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và xã Điềm Mặc.
Xã Phú Đình có diện tích 30,45 km², dân số năm 2019 là 6.752 người, mật độ dân số đạt 177 người/km².
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Sau năm 1975, Phú Đình là một xã thuộc huyện Định Hóa.
Đến năm 2019, xã Phú Đình được chia thành 22 xóm: Khuôn Tát, Đèo De, Tỉn Keo, Quan Lang, Phú Hà, Đồng Hoàng, Đồng Kệu, Đồng Giắng, Nà Mùi, Làng Trùng, Trung Tâm, Đồng Ban, Phú Ninh 1, Phú Ninh 2, Phú Ninh 3, Khẩu Đưa, Đồng Chẩn, Duyên Phú 1, Duyên Phú 2, Đồng Tấm, Nạ Tẩm, Nạ Tiển.
Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Quan Lang vào xóm Tỉn Keo, sáp nhập ba xóm Phú Ninh 1, Phú Ninh 2, Phú Ninh 3 thành xóm Phú Ninh, sáp nhập xóm Đồng Tấm vào xóm Khẩu Đưa, sáp nhập ba xóm Đồng Chẩn, Duyên Phú 1, Duyên Phú 2 thành xóm Đồng Duyên, sáp nhập xóm Nạ Tiển vào xóm Nạ Tẩm, sáp nhập hai xóm Phú Hà và Đồng Hoàng thành xóm Hoàng Hà, sáp nhập hai xóm Làng Trùng và Đồng Giắng thành xóm Đồng Chùng.[2]
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Phú Đình được chia thành 13 xóm: Đèo De, Đồng Ban, Đồng Chùng, Đồng Duyên, Đồng Kệu, Hoàng Hà, Khẩu Đưa, Khuôn Tát, Nà Mùi, Nạ Tẩm, Phú Ninh, Tỉn Keo, Trung Tâm.[2]
Du lịch
[sửa | sửa mã nguồn]Địa điểm Hồ Chí Minh ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954)
Di tích gồm các hạng mục: lán ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lán của anh em bảo vệ, giúp việc, lán họp Bộ Chính trị, trạm gác, hầm trú, hào thoát xuống chân đồi… Tại đây, Bác đã soạn thảo, ký nhiều văn kiện quan trọng và cùng Bộ Chính trị đưa ra những quyết định quan trọng, đem lại thắng lợi thắng lợi cho chiến cuộc Đông Xuân (1953 - 1954).
Hiện tại, lán ở của Hồ Chí Minh, lán họp Bộ Chính trị và một số hạng mục khác... đã được phục dựng lại bằng gỗ, vầu, mái lợp lá cọ.
Thắng cảnh thác Khuôn Tát
Thác gồm 7 tầng, nằm trên đồi Khẩu Goại, thuộc dãy núi Khau Nhị, tiếp nối với dãy núi Hồng. Khi làm việc tại đồi Tỉn Keo,Hồ Chí Minh từng ngồi câu cá và cùng anh em bảo vệ, giúp việc tắm, giặt tại thác này. Hiện nay, thác vẫn giữ được cảnh đẹp tự nhiên, môi trường trong sạch.
Đồi Pụ Đồn
Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho tướng Võ Nguyên Giáp (1948)
Di tích là nơi lưu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tướng cho tướng Võ Nguyên Giáp (ngày 20/01/1948) và chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng ngày 28/5/1948. Năm 2008, đã xây dựng nhà bia ghi dấu sự kiện tại di tích.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ
Nhà tưởng niệm Bác Hồ được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 115 ngày Sinh nhật Bác (19/05/1890- 19/05/2005).
Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá
Nhà trưng bày Bảo tàng ATK Định Hoá được xây dựng và khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại ATK- Định Hoá (20/05/1947- 20/05/1997) và được thủ tướng Võ Văn Kiệt cắt băng khánh thành. Kiến trúc nhà trưng bày được phỏng theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào Tày - Nùng vùng chiến khu Việt Bắc.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2020.