Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Phật giáo và Kitô giáo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bức tranh Đức Kitô và Đức Phật của họa sĩ Paul-Élie Ranson (1880)

Từng có sự liên hệ giữa Phật giáo và thế giới Địa Trung Hải vào thời kỳ tiền Kitô giáo.[1] Có ghi chép cho rằng vua A-dục của Ấn Độ đã sai phái các nhà truyền giáo đi rao giảng Phật giáo tại các nước Syria, Ai CậpHy Lạp từ năm 250 TCN.[2] Giữa hai tôn giáo này có một số khác biệt đáng kể, chẳng hạn như Kitô giáo là một tôn giáo độc thần còn Phật giáo thì nghiêng về thuyết phi hữu thần (thiếu niềm tin về sự tồn tại của Chúa, của một đấng tạo hóa hoặc các vị thần) và do đó trở nên đối nghịch với giáo huấn về Thiên Chúa trong Kitô giáo, cũng như ân điển trong Kitô giáo là đối nghịch với quan điểm bác bỏ sự giao thoa giữa ân điển và nghiệp trong Phật giáo Theravada.[3][4][5]

Một số Kitô hữu Do Thái đã biết đến Phật giáo, vốn được thực hành ở cả Hy LạpĐế quốc La Mã trong thời kỳ tiền Kitô giáo. Phần lớn các nhà nghiên cứu Kitô giáo hiện đại bác bỏ tất cả các cơ sở lịch sử về việc Chúa Giê-su đi rao giảng ở Ấn Độ hoặc Tây Tạng và coi một số ý kiến gán ghép tương đồng là hành vi nhằm khuếch đại sự giống nhau.[6][7][8][9] Tuy nhiên, tại Phương Đông, tính nguyên hợp giữa Phật giáo và Cảnh giáo (Giáo hội Ba Tư) được lan truyền khắp Con đường Tơ lụa vào thời đại Cổ điểnTrung Cổ, thể đặc biệt rõ nét ở nơi Giáo hội Ba Tư Trung Cổ ở Trung Quốc với bằng chứng là Kinh điển Cảnh giáo (còn gọi là Khế kinh Giê-su).[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ H. Bentley, Jerry (1993). Old World Encounters. Cross-cultural contacts and exchanges in pre-modern times [Những cuộc gặp gỡ ở Thế giới cũ. Tiếp xúc và trao đổi đa văn hóa trong thời kỳ tiền hiện đại] (bằng tiếng Anh). Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 978-0195076400.
  2. ^ Will Durant (7 tháng 6 năm 2011). Our Oriental Heritage: The Story of Civilization [Di sản phương Đông của chúng ta: Câu chuyện về nền văn minh] (bằng tiếng Anh). Simon and Schuster. tr. 711–. ISBN 978-1-4516-4668-9. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ D. Numrich, Paul (2008). The Boundaries of Knowledge in Buddhism, Christianity, and Science [Ranh giới của tri thức trong Phật giáo, Kitô giáo và khoa học] (bằng tiếng Anh). Vandenhoeck & Ruprecht. tr. 10. ISBN 978-3525569870.
  4. ^ W. Bromiley, Geoffrey (1982). International Standard Bible Encyclopedia: E-J [Bách khoa toàn thư quốc tế về Kinh thánh tiêu chuẩn: E-J] (bằng tiếng Anh). NXB William B. Eerdmans. tr. 515–516. ISBN 978-0802837820.
  5. ^ De Neui, Paul; Lim, David (2006). Communicating Christ in the Buddhist World. NXB William Carey. tr. 34. ISBN 978-0878085101.
  6. ^ Van Voorst, Robert E (2000). Jesus Outside the New Testament: An Introduction to the Ancient Evidence. Eerdmans Publishing. ISBN 0-8028-4368-9 page 17
  7. ^ Jesus: The Complete Guide 2006 by Leslie Houlden ISBN 082648011X page 140
  8. ^ The Historical Jesus in Recent Research edited by James D. G. Dunn and Scot McKnight 2006 ISBN 1-57506-100-7 page 303
  9. ^ Gerald O'Collins, "The Hidden Story of Jesus" New Blackfriars Volume 89, Issue 1024, pages 710–714, November 2008
  10. ^ Vào thế kỷ 13, những người lữ hành quốc tế như Giovanni da Pian del Carpine và Willem van Rubroeck đã gửi những báo cáo về Phật giáo sang phương Tây và ghi nhận những điểm tương đồng của tôn giáo này với các cộng đồng Kitô giáo Nestôriô. Bách khoa toàn thư Macmillan về Phật giáo, 2004, trang 160