Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Quốc hội Tây Ban Nha

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quốc hội Tây Ban Nha

Cortes Generales
Dạng
Mô hình
Các việnThượng viện
Hạ viện
Lãnh đạo
Pio García Escudero (PP)
Từ 2011
Jesus Posada (PP)
Từ 2011
Cơ cấu
Số ghế614
264 Thượng nghị sĩ
350 Hạ nghị sĩ
Senado España 2011.png
Chính đảng Thượng viện Tây Ban Nha7 đảng
Spanish Congress of Deputies after 2011 election.png
Chính đảng Đại hội Đại biểu Tây Ban Nha6 đảng
Bầu cử
Bầu cử Đại hội Đại biểu Tây Ban Nha vừa quangày 20 tháng 11 năm 2011
Trụ sở
- Thượng nghị viện -
Palacio del Senado
Centro, Madrid
Tây Ban Nha

- Hạ nghị viện -
Palacio del Congreso de los Diputados
Carrera de San Jerónimo
Centro, Madrid
Tây Ban Nha
Trang web
Senate
Congres of Deputies
Cortes Generales

Quốc hội Tây Ban Nha (Cortes Generales, phát âm tiếng Tây Ban Nha[ˈkortes xeneˈɾales]) là cơ quan lập pháp lưỡng viện của Tây Ban Nha. Quốc hội gồm Đại hội Đại biểuThượng viện. Quốc hội có quyền làm luật và sửa đổi hiến pháp, Đại hội Đại biểu có quyền phê chuẩn và bãi nhiệm thủ tướng.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc: Thời phong kiến (thế kỷ 8-12)

[sửa | sửa mã nguồn]
Saint Isidoro Basilic, nơi Quốc hội León ra đời.

Hệ thống Cortes xuất hiện từ thời Trung cổ, là một phần của chủ nghĩa phong kiến. Một "Corte" là một hội đồng cố vấn bao gồm các lãnh chúa nhiều quyền lực nhất và thân cận nhất với nhà vua. Quốc hội của Vương quốc León được lập năm 1188. Quốc hội León được coi là thể chế nghị viện đầu tiên ở tây Âu [2] Từ năm 1230, Quốc hội León và Castile được hợp lại làm một, dù vai trò của quốc hội giảm bớt. Các giáo sĩ cấp cao, quý tộc và thường dân vẫn bị chia ra thành ba đẳng cấp trong quốc hội. Nhà vua có quyền triệu tập hoặc giải tán quốc hội, nhưng vì những lãnh chúa trong quốc hội cũng là những người đứng đầu quân đội và nắm quyền kiểm soát ngân quỹ quốc gia, nhà vua thường ký các thỏa thuận với họ để thông qua những hóa đơn trả cho chi phí các cuộc chiến của ông, với sự nhượng bộ từ các lãnh chúa và từ quốc hội.

Sự vươn lên của tầng lớp tư sản trung lưu (thế kỷ 12-15)

[sửa | sửa mã nguồn]
Nữ hoàng Maria de Molina đưa con trai, vua Fernando IV, ra trình diện nghị viện Valladolid năm 1295.

Với sự xuất hiện của những thành phố vào khoảng thế kỷ 12, một tầng lớp xã hội mới bắt đầu nổi lên: những thị dân không phải là tá điền của các lãnh chúa, nhưng cũng không phải là quý tộc. Các lãnh chúa trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn về kinh tế vì sự kiện Reconquista; nên giờ tầng lớp tư sản trung lưu (tiếng Tây Ban Nha là burguesía, xuất phát từ burgo, thành phố) có tiền và nhờ vậy, có quyền lực. Vì vậy nhà vua bắt đầu chấp nhận các đại biểu từ những thành phố vào quốc hội để thu tiền cho Reconquista. Đổi lại, các thành phố nhận được quyền tự trị ngày càng rộng rãi hơn. Lúc này, quốc hội đã có quyền lực phản đối các quyết định của nhà vua, trên thực tế có thể phủ quyết chúng. Hơn nữa, một số đại biểu được chính các thành viên quốc hội bầu lên đã trở thành cố vấn thường trực cho nhà vua, ngay cả khi quốc hội không họp.

Các vị quân chủ theo Công giáo Rôma (thế kỷ 15)

[sửa | sửa mã nguồn]

Isabel I của CastillaFerdinand II của Aragon, những vị quân chủ theo đạo Công giáo Rôma, bắt đầu chính sách tước bớt quyền lực của tầng lớp tư sản trung lưu và quý tộc. Họ giảm rất nhiều quyền lực của quốc hội đến mức quốc hội chỉ còn là một cơ quan có chức năng thủ tục thông qua những quyết định của hoàng gia. Những nhà quân chủ nói trên cũng tìm cách lôi kéo tầng lớp quý tộc về phía họ. Một trong những chủ đề chính gây tranh cãi giữa quốc hội và triều đình là quyền tăng và giảm các mức thuế. Đó là vấn đề duy nhất mà quốc hội còn duy trì được một số quyền kiểm soát trực tiếp; khi nữ hoàng Isabella muốn tài trợ cho chuyến đi của Christopher Columbus, bà đã phải mất rất nhiều thời gian đấu tranh với những người thị dân trung lưu để nhận được sự đồng ý từ quốc hội.

Quốc hội của đế quốc Tây Ban Nha (thế kỷ 16-17)

[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò của quốc hội trong thời kỳ Đế quốc Tây Ban Nha chủ yếu chỉ là cơ quan thủ tục thông qua các quyết định của hoàng gia. Tuy nhiên, họ có một số quyền lực về những vấn đề kinh tế và châu Mỹ, nhất là thuế khóa. Thời kỳ hoàng kim của Tây Ban Nha về văn học, nghệ thuật, lại là một thời kỳ đen tối về chính trị: Hà Lan tuyên bố độc lập, gây ra một cuộc chiến tranh, một số vị quân chủ cuối cùng của dòng họ Habsburg không ngó ngàng gì tới Tây Ban Nha mà phó thác hết cho các vị phó vương cai trị trên danh nghĩa của họ, nổi tiếng nhất có Gaspar de Guzmán, Công tước của Olivares, Philip IV. Điều này giúp quốc hội có nhiều quyền hạn hơn, dù họ vẫn không thể đối đầu trực tiếp với các quyết định của nhà vua, hay của các phó vương nhân danh nhà vua.

Quốc hội của các vương quốc Aragon và Navarre

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cuộc họp của quốc hội Catalan vào thế kỷ 15. Tây Ban Nha được thống nhất trên thực tế dưới thời vua Charles I (V của Đế chế La Mã thần thánh), người kết hợp hai ngai vàng của Castilla and Aragón vào năm 1516; các vùng lãnh thổ khác của vương gia Tây Ban Nha vẫn duy trì quyền tự trị hạn chế và không được thống nhất hoàn toàn cho tới khi hiến pháp hiện đại đầu tiên của Tây Ban Nha được thông qua năm 1812.

Một số vùng thuộc Vương quốc Aragon (Aragon, Catalonia và Valencia) và Vương quốc Navarra là những thực thể tự trị cho tới khi Sắc lệnh Nueva Planta năm 1707 hủy bỏ quyền tự trị của các vùng này và thống nhất Aragon với Castile thành một nhà nước Tây Ban Nha tập quyền. Việc hủy bỏ quyền tự trị của Aragon hoàn tất năm 1716, trong khi Navarre duy trì sự tự trị tới năm 1833. Cho tới tận bây giờ Navarre vẫn là vùng tự trị duy nhất ở Tây Ban Nha có quyền về pháp luật liên hệ với quyền tự trị trong thời phong kiến, dù họ vẫn thừa nhận hiến pháp Tây Ban Nha là tối cao.

Ở mỗi vùng Aragon, Catalonia, Valencia và Navarre đều có một quốc hội. Các cơ quan này có nhiều quyền hành thực tế với địa phương hơn quốc hội "trung ương" ở Castile. Các hội đồng hành pháp cũng tồn tại ở những vùng này, ban đầu do quốc hội giám sát. Tuy nhiên, cùng với sự cai trị của các dòng họ HabsburgBourbon ở Tây Ban Nha, triều đình muốn tập trung quyền lực hơn, buộc các vùng lãnh thổ phải có quan điểm thống nhất về các vấn đề đối ngoại và đã bổ nhiệm các hội đồng từ trên xuống để kiểm soát các quốc hội ở một số vùng. Vì vậy, quốc hội Tây Ban Nha không phát triển thành một hệ thống ủy nhiệm như ở Anh, mà trở thành một cơ quan nghị gật chỉ có nhiệm vụ thông qua các sắc lệnh của hoàng gia. Dẫu vậy, quốc hội vẫn luôn cố gắng kiểm soát các vấn đề liên quan tới ngân sách, với mức độ ảnh hưởng khác nhau tùy thời kỳ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Theo hiến pháp, thủ tướng được vua Tây Ban Nha đề cử, sau đó cần được Hạ viện thông qua.
  2. ^ John Keane, The Life and Death of Democracy. Simon & Schuster, London, 2009

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]